Sau thay van tim nên ăn gì và kiêng gì? Bác sĩ thường khuyến khích người bệnh quay trở lại với chế độ ăn thường ngày càng sớm càng tốt. Việc xây dựng thực đơn lành mạnh và đa dạng sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng về sau của phẫu thuật.
Sau phẫu thuật thay van tim, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh hoặc người nhà về cách chăm sóc vết mổ, hướng dẫn uống thuốc đúng theo toa, chế độ sinh hoạt - vận động hợp lý… Tuy nhiên, một điều quan trọng nữa là xây dựng thực đơn những món ăn tốt cho người thay van tim một cách khoa học vì điều này không chỉ giúp hồi phục nhanh mà còn giảm nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật thay van tim.
Có rất nhiều thực phẩm tốt cho người bệnh sau thay van tim lựa chọn, việc biết và hiểu được những loại thực phẩm tốt giúp cho thực đơn hằng ngày được phong phú và hỗ trợ sức khỏe nhanh chóng hồi phục.
Biện pháp hiệu quả để duy trì trái tim khỏe mạnh và điều hòa huyết áp là tăng cường ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần ăn. Đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ tuyệt vời. Các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt được khuyên dùng là gạo lứt, lúa mạch, yến mạch, bánh mì đen,…
Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích… rất giàu axit béo omega-3, đồng thời làm giảm chất béo trung tính (Triglyceride) trong máu. Ngoài các loại cá này, nguồn omega-3 tốt còn có trong các thực phẩm khác như hạt lanh, quả óc chó, đậu nành và dầu hạt cải.
Bạn có thể ăn thịt heo, thịt bò sau mổ thay van tim nhưng lưu ý chọn loại thịt có ít hơn 10% chất béo. Bên cạnh đó, cá và thịt gia cầm bỏ da (gà, vịt, ngan…) cũng cung cấp nguồn protein tốt.
Đây là nguồn cung ứng chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết mà cơ thể bạn cần để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Hãy ăn đa dạng các loại rau củ quả theo nhóm màu: đỏ (cà chua, dưa hấu, táo…), vàng (cam, quýt, xoài, lê…), xanh (rau cải, tần ô, khổ qua…), trắng (củ cải, bắp cải, măng cụt…), tím (củ dền, nho, việt quất, cà tím…).
So với sữa nguyên chất, các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa tươi, váng sữa, sữa chua và phô mai chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất hơn nhưng lại ít cholesterol xấu hơn, rất cần thiết cho bệnh nhân mới trải qua ca phẫu thuật thay van tim. (2)
Những loại thực phẩm người sau thay van tim nên kiêng ăn cũng tương đối giống với các thực phẩm gây hại cho bệnh tim mạch, người bệnh sau phẫu thuật cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để tuân thủ đúng chế độ ăn phù hợp, hỗ trợ quá trình hồi phục.
Giăm bông, xúc xích, thịt nguội, thịt hộp, khô bò… vừa chứa nhiều muối và các chất phụ gia, vừa giàu cholesterol xấu nên cần hạn chế trong thực đơn của bệnh nhân sau phẫu thuật.
Các loại bánh ngọt, kem, chè, bánh mì trắng… chứa nhiều đường không tốt cho quá trình hồi phục sau mổ. Bạn nên bổ sung đường từ nguồn trái cây tự nhiên như thanh long, dưa hấu, đu đủ… (3)
Cách tốt nhất để kiểm soát lượng muối trong thức ăn là tự chế biến tại nhà. Ngoài ra, hãy tránh xa các loại đồ hộp, dưa muối, thức ăn nhanh, nước sốt, khoai tây chiên… vì chúng chứa khá nhiều muối.
Thức ăn nhanh (hamburger, sandwich, hotdog…), mỡ động vật, nội tạng động vật, dầu thực vật (dầu cọ, dầu dừa)… được xếp vào danh sách thực phẩm cần hạn chế cho bệnh nhân sau mổ vì chúng có lượng lớn cholesterol xấu.
Đây đều là những loại đồ uống chứa chất kích thích, người bệnh cần kiêng tuyệt đối trong giai đoạn đầu sau thay van tim.
Cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, cần tây, dưa chuột, xà lách… rất giàu vitamin K nên bạn cần hạn chế để tránh nguy cơ cục máu đông hình thành gây nguy hiểm.
Khi lên thực đơn cho bệnh nhân sau mổ thay van tim, cần lưu ý một số điểm sau:
Quá trình phục hồi sau phẫu thuật thay van tim khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật, chế độ hậu phẫu cũng như khả năng tự hồi phục của bệnh nhân. Trung bình, một bệnh nhân mất từ 8-12 tuần để hồi phục hoàn toàn (đối với phẫu thuật mở) và 4-6 tuần (đối với phẫu thuật nội soi).
Sau phẫu thuật thay van tim, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau trong vài ngày đến hơn một tuần nếu đau nhiều (nếu cơn đau kéo dài hơn thời gian này, hãy đến gặp bác sĩ). Người bệnh cũng sẽ được kê toa thuốc để giảm nguy cơ nhiễm trùng hoặc biến chứng tim mạch khác. Thuốc phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn duy trì chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục đều đặn và không hút thuốc lá.
Sau khi mổ thay van tim, bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng van (viêm nội tâm mạc) cũng như các biến chứng nghiêm trọng khác như kẹt van tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. May mắn là những biến chứng này không phổ biến. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào dưới đây, bạn cần đến gặp bác sĩ gấp:
Để đặt lịch khám và tư vấn về chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật thay van tim với các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách có thể liên hệ theo thông tin sau:
Thay van tim là ca phẫu thuật lớn, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc đặc biệt sau mổ để nhanh hồi phục và tránh biến chứng. Thực đơn lý tưởng cho bệnh nhân biết sau thay van tim nên ăn gì để giúp cung cấp đủ protein, vitamin và chất béo lành mạnh, đồng thời tránh chất béo bão hòa, đường, muối và chất kích thích. Bên cạnh đó, người bệnh nên kiểm soát cân nặng, duy trì hoạt động thể chất và tránh thuốc lá để tăng cường sức khỏe tim mạch lâu dài.
Link nội dung: https://uws.edu.vn/moi-mo-xong-nen-an-gi-a30616.html