Khám tim mạch tổng quát đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phát hiện sớm các bệnh lý về tim. Để từ đó, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp, giúp cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế các biến chứng. Vậy khi khám tim mạch tổng quát cần khám những gì? Quy trình như thế nào?
Các bệnh lý về tim mạch nếu không được can thiệp điều trị sớm, bệnh sẽ nặng dần theo thời gian, nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến bệnh tim, bạn nên đến bệnh viện thăm khám, giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm, đem lại hiệu quả chữa trị tốt và tránh được các biến chứng. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch mà bạn nên biết là:
Theo thống kê, cứ 2 giây thì có một bệnh nhân tử vong vì các bệnh tim mạch, 5 giây đối với trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và 6 giây có một bệnh nhân tử vong do đột quỵ.
Hầu hết bệnh nhân gặp các vấn đề về tim mạch ở giai đoạn đầu đều thường bỏ qua các triệu chứng của bệnh, vì chúng xuất hiện không thường xuyên hoặc biểu hiện không rõ. Chỉ đến khi các dấu hiệu bệnh tim trở nên nặng hơn, ảnh hưởng đến hoạt động trong đời sống thì người bệnh mới đi thăm khám. Việc khám và điều trị chậm trễ là nguyên nhân khiến bệnh tim càng trở nên nghiêm trọng, chữa trị khó và hiệu quả thấp, có nguy cơ gây ra các biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Hiện nay, các bệnh lý tim mạch không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi, mà ngày càng có nhiều người trẻ mắc phải những bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu là do lối sống thiếu khoa học của một bộ phận người trẻ hiện nay, lạm dụng các chất kích thích, căng thẳng, thường xuyên thức khuya, ít vận động, chế độ ăn không cân đối,… Điều này khiến rất nhiều bệnh nhân ở độ tuổi 30 - 35, thậm chí dưới 30 tuổi mắc phải các bệnh lý tim mạch và tử vong do nhồi máu cơ tim.
Chính vì vậy, việc khám sức khỏe tim mạch không chỉ quan trọng đối với người cao tuổi, người có dấu hiệu cảnh báo bệnh tim, mà ngay cả những người trẻ tuổi khỏe mạnh cũng nên đi khám định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Bệnh nhân được chẩn đoán có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cần được khám chuyên khoa tim mạch. Các xét nghiệm y tế sẽ được chỉ định thực hiện tùy thuộc vào các triệu chứng của người bệnh, giúp đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây bệnh.
Người bệnh cần đi khám chuyên khoa tim mạch khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo bệnh tim như: Đau ở ngực, khó thở, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, đột ngột giảm thị lực, ngất xỉu,… Thông qua các xét nghiệm y học, bác sĩ sẽ chẩn đoán được các triệu chứng ở người bệnh có liên quan đến những bất thường nào ở tim để có phương pháp xử trí phù hợp.
Không phải đến khi nào có triệu chứng nghi ngờ bệnh tim thì mới cần đi khám chuyên khoa tim mạch. Tốt nhất bạn nên đi khám tim mạch định kỳ nếu có các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch như: Chế độ ăn thiếu khoa học, thường xuyên thức khuya, căng thẳng quá mức, bị thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim,…
Bệnh nhân khi đi khám tim mạch, trước tiên sẽ được bác sĩ thăm hỏi về tình trạng sức khỏe để có đánh giá ban đầu. Bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi về các triệu chứng người bệnh gặp trước đó có liên quan đến bệnh tim như: đau ngực, khó thở, chóng mặt, đánh trống ngực, ngất xỉu,…
Xem thêm: Các dấu hiệu bệnh tim ở nam giới và những dấu hiệu bệnh tim ở nữ giới có vài điểm khác nhau và giống nhau, việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo giúp người bệnh có thể sắp xếp thời gian thăm khám sớm đề phòng ngừa tiến triển bệnh phức tạp hơn.
Đồng thời, bác sĩ cũng xem xét về các yếu tố tiền sử gia đình, các loại thuốc đang sử dụng nếu có, thăm hỏi về lối sống, sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. (2)
Bác sĩ sẽ có cách khám tim mạch khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân và qua các bước thăm khám thực thể sẽ giúp bác sĩ có cơ sở đưa ra những nhận định sơ bộ ban đầu về tình trạng tim, từ đó có chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác để đưa ra kết luận chính xác hơn.
>> Tham khảo thêm: Gói khám tim mạch cho trẻ em và người lớn tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM tại đây.
Xét nghiệm máu là khâu cần thiết trong các bước khám tim mạch tổng quát. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ có thể đánh giá được số lượng và chất lượng của các tế bào máu. Đồng thời, xét nghiệm máu còn giúp đánh giá chức năng gan, thận, đường máu, các rối loạn chức năng chuyển hóa lipid…
Bệnh nhân có các biểu hiện như đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim cùng các biểu hiện khác có nghi ngờ liên quan đến tim đều được cho xét nghiệm bằng điện tâm đồ. Xét nghiệm giúp theo dõi hoạt động, tốc độ, nhịp điệu của tim. Kết quả được hiển thị bằng dạng sóng trên máy tính hoặc trên giấy, giúp chẩn đoán các bệnh lý ở tim như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim,…
Phương pháp này dùng để khảo sát các bất thường ở van tim, cơ tim, viêm nhiễm quanh van tim,… Siêu âm tim giúp bác sĩ tiếp cận được những thông tin quan trọng về cấu trúc, hoạt động của tim. Đây là kỹ thuật không xâm lấn, thông qua việc sử dụng sóng siêu âm tần số cao để có được những hình ảnh động về tim, giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Chụp X-quang ngực thẳng được chỉ định thực hiện khi bác sĩ có nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh về tim hoặc phổi.
Đây là kỹ thuật giúp xác định vị trí xuất phát, đường đi của mạch máu nuôi tim (hay còn gọi là mạch vành) và đánh giá sự tắc nghẽn (nếu có), nhờ hình ảnh được ghi lại rõ nét, đa chiều hơn. Chụp CT mạch vành là kỹ thuật hiệu quả để chẩn đoán các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là bệnh động mạch vành.
Chụp cộng hưởng từ không sử dụng bức xạ ion hóa gây hại của tia X, mà nó hoạt động bằng cách tạo ra một từ trường mạnh bên trong cơ thể. Kỹ thuật này có độ chính xác cao, có khả năng khảo sát chức năng tim, giúp chẩn đoán xác định một số bệnh lý như bệnh cơ tim, viêm cơ tim, đánh giá mức độ xơ hóa cơ tim, từ đó giúp hướng dẫn điều trị và tiên lượng bệnh.
Sau khi hoàn tất các bước thăm khám, thực hiện xét nghiệm, người bệnh nhận kết quả và quay trở lại phòng khám ban đầu. Khi đó, bác sĩ sẽ giải thích về kết quả thông qua các xét nghiệm/chẩn đoán hình ảnh đã thực hiện và tư vấn về tình trạng sức khỏe tim mạch, các bất thường hoặc vấn đề mà người bệnh gặp phải bao gồm:
Cùng với đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh nhân. Hướng dẫn người bệnh cần điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc chỉ cần điều chỉnh về lối sống, sinh hoạt để cải thiện bệnh, giúp ngăn ngừa các biến chứng.
Sau khi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, các bệnh ở tim có thể được phát hiện như:
Một số bệnh lý về tim có diễn tiến âm thầm, không có biểu hiện rõ trong giai đoạn đầu. Chỉ khi thăm khám, làm xét nghiệm thì mới phát hiện ra bệnh. Do đó, bệnh nhân nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe tim mạch theo định kỳ hoặc đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy có bất thường nghi ngờ bệnh tim.
Để cho việc khám tim mạch được thuận tiện, có kết quả chính xác, trước khi đi thăm khám, người bệnh cần chú ý:
Sau khi được thăm khám, nếu bác sĩ có kết luận mắc bệnh về tim mạch nặng, cần nhập viện để can thiệp điều trị ngay, thì người bệnh cần liên hệ với người thân nhanh chóng đến hỗ trợ. Trường hợp bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc cần điều chỉnh về lối sống, sinh hoạt, sau khi thăm khám về nhà, cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện bệnh. Đồng thời, cần đến bệnh viện thăm khám theo định kỳ để bác sĩ theo dõi được tình trạng sức khỏe và kịp thời phát hiện các bất thường khác nếu có.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có Trung tâm Tim mạch - là đơn vị hàng đầu trong việc thăm khám và chăm sóc điều trị các bệnh lý tim mạch, mạch máu và lồng ngực cho trẻ em và người lớn, với những ưu điểm vượt trội:
Để đặt lịch khám tim mạch tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách hàng có thể liên hệ theo thông tin:
Các bước khám tim mạch tổng quát cũng như tầm quan trọng của việc khám tim mạch đã được làm rõ. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ về quy trình khám cũng như lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám, tầm soát và điều trị các bệnh liên quan đến tim mạch sớm, tránh tình trạng bệnh diễn tiến nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Link nội dung: https://uws.edu.vn/giay-xet-nghiem-benh-tim-a30218.html