Trình bày hoàn cảnh ra đời và giá trị nội dung tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh

Đề bài: Trình bày hoàn cảnh ra đời và giá trị nội dung tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh

Gợi ý 

1. Hoàn cảnh ra đời: tập thơ Nhật kí trong tù, Bác viết từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943, khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt ở Quảng Tây (Trung Quốc). Tập thơ gồm 133 bài thơ viết bằng chữ Hán, chủ yếu theo thể thất ngôn tứ tuyệt.

2. Giá trị nội dung

a. Nhật kí trong tù là tập thơ có giá trị hiện thực sâu sắc. Nhiều bài thơ đã ghi lại một cách chân thực bộ mặt đen tối và nhem nhuốc của chế độ nhà tù cũng như của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch (bà Lai Tân, Tiền đèn, Đánh bạc, Gia quyến người bị bắt lính, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương…).

b. Sức hấp dẫn chủ yếu của tác phẩm chính là vẻ đẹp tâm hồn của người tù – thi sĩ – chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.

– Một tâm hồn yêu thươn thiết tha và trân trọng những kiếp người bị đọa đày đau khổ (Một người tù cờ bạc vừa chết, Vợ người bạn tù đến thăm chồng, Người bạn tù  thổi sáo, Phu làm đường…).

– Một tấm lòng yêu nước mãnh liệt hướng về đất nước và nhân dân với nỗi nhớ thiết tha và bồn chồn lo lắng (Không ngủ được, Ốm nặng, Nhớ bạn, Tức cảnh, Đêm thu…).

– Một tầm nhìn xa trông rộng (Trời hửng, Học đánh cờ, Nghe tiếng giã gạo…); một tinh thần gang thép (lời đề từ, Bốn tháng rồi, Giải đi sớm…).

– Một phong thái ung dung tự tại, một hồn thơ hết sức tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sự sống (Chiều tối, Hoàng hôn, Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh, Trên đường đi, Ngắm trăng, Mới ra tù tập leo núi…).

3. Giá trị nghệ thuật

Nhật kí trong tù là một tập thơ giàu giá trị nghệ thuật, có phong cách đa dạng, độc đáo với nhiều giọng điệu, nhiều bút pháp khác nhau. Nét phong cách đặc sắc nổi bật nhất của tập thơ là ở chỗ kết hợp hài hòa chất cổ điển với tinh thần hiện đại, hòa quyện giữa tâm hồn thi nhân và tư thế chiến sĩ.