Thai 24 tuần cử động như thế nào?
Nhiều mẹ bầu lần đầu mang thai hay thắc mắc thai nhi 24 tuần đạp như thế nào? Theo các chuyên gia, 24 tuần là lúc sự thay đổi của thai nhi diễn ra rõ rệt, thai nhi đạp nhiều và mạnh hơn những tuần trước. Mỗi bà bầu sẽ cảm nhận thai máy khác nhau. Có người chia sẻ rằng bản thân cảm nhận thai máy như có con tôm đang bật nhảy trong bụng, trong khi một số khác chia sẻ những cử động của bé khá nhẹ nhàng, giống như cánh bướm rung rinh.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 24
Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai 24 tuần?
Xét nghiệm kiểm tra lượng đường glucose sẽ được thực hiện khi bạn mang thai trong khoảng từ tuần 24 đến tuần 28. Từ kết quả của xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ biết mẹ có bị đái tháo đường thai kỳ hay không. Việc mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ phải sinh mổ vì có thể khiến thai lớn gây sinh khó do kẹt vai.
Nếu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho thấy lượng đường trong máu quá cao, mẹ sẽ phải làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác. Tình trạng tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát bằng cách thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và đôi khi có thể phải dùng thuốc, chẳng hạn như insulin hàng ngày.
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Ngoài các triệu chứng thai kỳ thường gặp trong tam cá nguyệt thứ hai như đau lưng, đau bụng dưới, lông, tóc phát triển nhanh, tăng cân… trong giai đoạn thai nhi 24 tuần tuổi, mẹ còn có thể bị ngứa bụng dữ dội. Nguyên nhân là do bụng mẹ lớn lên khiến da bị giãn một cách nhanh chóng và mất độ ẩm, từ đó gây ngứa ngáy và khó chịu. Hãy cố gắng đừng gãi bởi điều này sẽ chỉ làm cho bạn cảm thấy ngứa hơn và có thể gây kích ứng.
Việc dùng kem dưỡng ẩm có thể tạm thời giảm bớt cơn ngứa, dó đó, bạn nên thoa kem thường xuyên. Lotion chống ngứa chẳng hạn như calamine hoặc tắm bằng bột yến mạch có thể giúp giảm ngứa. Tuy nhiên, nếu mẹ bị ngứa mà không liên quan đến việc da khô hoặc nhạy cảm hay bị vết rạn trên bụng, hãy đi khám để có thể kiểm tra kỹ hơn.
Rốn lồi ra
Hầu hết phụ nữ mang thai đến giai đoạn này của thai kỳ đều sẽ nhận thấy rốn có xu hướng lồi ra. Nguyên do là bởi tử cung không ngừng gia tăng kích thước gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh và có thể khiến rốn của bạn bị đẩy ra ngoài. Việc rốn lồi ra có thể khiến bạn cảm thấy hơi tự tin chứ không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Tin vui là điều này sẽ trở lại bình thường sau khi bạn sinh con.
Hội chứng ống cổ tay
Khi bạn mang thai 24 tuần, cổ tay và ngón tay có xu hướng bị tê một cách khó chịu. Đây rất có thể là các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay.
Theo các chuyên gia sức khỏe, cảm giác ngứa ran và tê khó chịu mà bạn nhận thấy ở cổ tay và ngón tay thường liên quan đến công việc đòi hỏi chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đánh máy, chơi piano hoặc gõ trống… Thế nhưng, với các mẹ bầu, việc bị hội chứng này làm phiền lại liên quan đến một lý do khác - mặc dù những chuyển động lặp đi lặp lại kể trên chắc chắn có thể góp phần.