Soạn bài tiếng hát con tàu

Soạn bài tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

I. Tiểu dẫn

1. Tác giả: Chế Lan Viên (1920 – 1989).

– Tên khai sinh Phan Ngọc Hoan, Quê quán: xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Làm thơ lúc 12, 13 tuổi.

– Sau khi tốt nghiệp trung học: dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn, tham gia Cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn…

– Sau 1945: về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam.

– Sau 1975: vào Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động văn học cho tới lúc qua đời.

2. Tác phẩm

– Các tập thơ: Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973), Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Di cảo thơ, tập I (1992), tập II (1993) tập III.

– Các tập tiểu luận – phê bình: Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971), Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981).

Sáng tác của Chế Lan Viên chia thành hai giai đoạn: trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Đây là quá trình “từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui”, là sự “lột xác”, đổi đời: “xưa phù du mà nay đã phù sa”.

Giải nghĩa:

– “Thung lũng đau thương” là những từ chỉ một thời Chế Lan Viên rơi vào đau khổ, bế tắc: “Với tôi tất cả như vô nghĩa – Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”.

– “Cánh đồng vui” là những từ chỉ một hiện thực mới của đời sống cách mạng và tâm hồn lạc quan yêu đời của tác giả.

– “Phù du”: Chỉ cuộc sống trôi nổi, vô nghĩa, gần giống như hình tượng “củi một cành khô lạc mấy dòng” trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.

– “Phù sa” là nội tâm tràn đầy sinh lực, sống có ý nghĩa, phấn khởi. Đó là quy trình “sang bờ tư tưởng” (Tế Hanh) từ cái “tôi” đến với cái “ta”, từ cuộc sông riêng tư nhỏ hẹp, tác giả hòa vào đời sống của nhân dân. So sánh tên gọi hai tập thơ: Điêu tàn và Ánh sáng và phù sa, ta thấy rõ điều đó.

3. Phong cách nghệ thuật

Phong cách trữ tình – triết luận: hình tượng thơ mang vẻ đẹp trí tuệ, thường khai thác triệt để tương quan đối lập, giàu hình ảnh, liên tưởng phong phú, bất ngờ đầy chất sáng tạo.

4. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

– Xuất xứ: bài thơ rút trong tập Ánh sáng và phù sa (1960)

– Hoàn cảnh sáng tác: gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế – xã hội, nhưng đó chỉ là nguyên cớ để nhà thơ viết sang vấn đề khác.

II. Đọc – hiểu văn bản

BT 1. Cảm nhận chung về tâm trạng của tác giả? (Phấn chấn và khát khao lên đường về với nhân dân và cuộc đời rộng lớn).

Gợi ý

– Tìm hiểu bốn hình ảnh trong phần đề từ: Tây Bắc, con tàu, lòng ta, Tổ quốc.

– Tiếng hát con tàu chính là tiếng hát của tâm hồn tác giả, tâm hồn của tác giả có một phần của miền đất Tây Bắc, là một phần đất của Tổ quốc.

– Hai động cơ chính thôi thúc: cuộc sống là chất liệu và khởi nguồn cảm hứng cho thi ca (cái đẹp là cuộc sống – Séc-nư-sép-xki).

– Nhân dân trong kháng chiến để lại quá nhiều ơn cho tác giả. Điều này khác hẳn với thơ Chế Lan Viên trước Cách mạng tháng Tám 1945.

– Câu Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi? Khát khao ra đi vừa là nhận thức vừa là tình cảm.

– Câu Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ, thơ chính là cuộc sống, cuộc sống là “hồn” của thơ.

– Vui sướng, hân hoan, hạnh phúc vì được trả về cội nguồn – nguồn nuôi  dưỡng thi ca.

– Nhân dân để lại tình nghĩa cho nhà thơ nhiều quá, hơn nữa còn là những tình yêu nồng nàn Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng.

– Nhận xét: Đoạn thơ đọc lên nghe thật cảm động. Đây là yếu tố lôi cuốn nhà thơ mãnh liệt. Trong hai yếu tố, một yếu tố thuộc về chủ quan (nhất là tình cảm). Cho nên khát khao ra đi là một sự tự nguyện, theo tiếng gọi của chính lòng mình.

– Hình ảnh giàu tính triết lí, trí tuệ.

– Sáng tạo trong cách thể hiện.

– Nhiều liên tưởng thú vị và độc đáo

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

… Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân

Từ ngữ sinh động, trau chuốt, lộng lẫy Như xuân đến chim rừng lông trở biếc.

– Từ ngữ giàu sức biểu cảm:

Con nhớ mế? Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau mế thức một mùa dài.

Hoặc:

Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách

Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.