Soạn bài thực hành một số phép tu từ cú pháp
Soạn bài thực hành một số phép tu từ cú pháp
I. Hướng dẫn học bài
1. Phép lặp cú pháp
BT 1. Dựa vào dữ liệu đưa ra trong SGK, hãy cho biết những câu nào có phép lặp cú pháp? Kết cấu cú pháp được lặp lại? Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) như thế nào?
Gợi ý
a. Những câu lặp cú pháp trong đoạn a là: câu 1 = 3, 4 = 5.
– Cấu trúc câu được lặp lại là:
+ Sự thật là … CN – VN – BT1 – chứ không phải – BT2.
+ Dân ta (đã/lại) đánh đổ – BT 1 – để – BT 2.
– Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh, tô đậm tính khẳng định; giúp cho lời văn hài hòa, nhịp nhàng, bổ sung cho nhau.
b. Những câu lặp cú pháp trong đoạn thơ b là
– Câu 1 và 2: CN – đây – là của chúng ta.
– Câu 3, 4, 5 : Những – DT – Định tố.
Tác dụng : nhấn mạnh và khẳng định.
c. Trong đoạn c, cấu trúc câu được lặp lại là : Nhớ sao – BT.
Tác dụng : nhấn mạnh nỗi nhớ và kỉ niệm.
BT 2. So sánh bài tập 1 và bài tập 2 để chỉ ra điểm giống và khác nhau về hiện tượng lặp cú pháp.
Gợi ý
– Giống nhau : Lặp lại cấu trúc một câu, một vế câu, tạo sự đăng đối, nhịp nhàng, cân xứng.
– Khác nhau : Các ví dụ trong bài tập 1 lặp cú pháp trong các câu (hoặc các dòng thơ) khác nhau ; trong bài tập 2 : lặp cú pháp ngay trong một câu, tạo sự đối lập, cân xứng giữa các vế trong câu.
BT 3. Tìm 3 câu văn hoặc thơ có dùng phép lặp cú pháp trong SGK Ngữ văn lớp 12.
Gợi ý
a. Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
(Chế Lan Viên)
b. Cỏ đến giêng hai, chim én gặp mùa
(Chế Lan Viên)
c. Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ.
(Xuân Quỳnh)
2. Phép liệt kê
BT 4. Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp đối với phép liệt kê trong hai đoạn văn.
Gợi ý
Phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong hai đoạn văn tạo ra hiệu quả
– Lời văn nhịp nhàng, cảm xúc.
– Nêu được những biểu hiện cụ thể, sự tiếp nối liên tục, tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn.
3. Phép chêm xen
BT 5. Qua 3 ngữ liệu (SGK), hãy nhận xét về :
– Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu.
– Dấu câu tách biệt bộ phận đó.
– Tác phẩm đối với việc bổ sung thông tin, tình cảm.
Gợi ý
– Vị trí nằm giữa hoặc cuối.
– Vai trò ngữ pháp : chú giải (phụ chú).
– Dấu ngoặc đơn hoặc ngoặc kép nếu lấy dữ liệu trong văn bản nào đó.
– Nói rõ thêm, bổ sung thông tin, bộc lộ một thái độ, cảm xúc.
BT 6. Viết đoạn văn từ 3 – 5 câu theo yêu cầu như trong SGK.
Yêu cầu viết đúng câu có thành phần chêm xen.
(HS tự làm bài này)