Soạn bài muốn làm thằng Cuội
Soạn bài muốn làm thằng Cuội của Tản Đà
I. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Hai câu đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà có tâm trạng “chán trần thế’’?
Hai câu đầu : tiếng than thở, lời tâm sự buồn.
Thu là mùa gợi nhiều cảm xúc nhất, các thi sĩ thường rất yêu mùa thu bởi khí trời se lạnh, bởi gió hiu hiu, bởi nắng nhàn nhạt, nhưng thu cũng thường mang đến cho con người ta nỗi buồn ướt cả trang thơ.
– Nỗi buồn của thi sĩ Tản Đà đã đi đến tận cùng của giới hạn “Buồn lắm’’. Tác giả đem nỗi buồn ấy tâm sự với một người bạn rất đặc biệt chị Hằng. Câu thơ thật lạ, lạ ở cách xưng hô chị – em với từ ơi thắm thiết, lạ ở cách tâm sự người ở trên trời cao xa tít – người ở trần gian mù mịt bụi trần nhưng không phải không có lí vì cả hai cùng cô đơn.
– Nguyên nhân của nỗi buồn : Sự chán chường trần thế vì cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sống của con người. Thân phận người dân nô lệ làm sao mà vui được mà không chán – chán vì còn bởi Tản Đà mang một niềm đau riêng là tài cao nhưng phận thấp.
Câu 2. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông’’ nghĩa là gì ? Hãy phân tích cái “ngông’’ của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội.
– “Ngôn’’ là thái độ bất cần đời, là dám làm điều trái lẽ thường, không sợ dư luận khen chê. Trong xã hội phong kiến “ngông” là thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính. (Trần Đình Sử) cái “ngông’’ của Tản Đà ở đây là ước muốn được làm thằng Cuội.
– Muốn làm thằng Cuội tại sao lại ngông ? Bởi vì, người ta chỉ ước muốn những gì ở cõi trần có ai dám “bạo gan’’ lên tới cõi trăng cao xa vời vợi và muốn làm ai chả muốn lại muốn làm thằng Cuội, thành ngữ “nói dối như Cuội’’ vốn đã ăn sâu trong tiềm thức của mọi người. Tản Đà mặc kệ, “ngông’’ là ở chỗ đó.
– Ban đầu là lời ướm hỏi “cung quế có ai ngồi đó chửa’’ nhưng chị Hằng chưa kịp trả lời thi nhân đã ngỏ lời câu xin luôn “cành đa xin chị nhắc lên chơi’’ ! Để cho chị Hằng chấp nhận lời thỉnh cầu Tản Đà còn vẻ ra viễn cảnh tươi sáng :
“Có bầu có bạn can chi tủi
Cùng gió, cùng mây thế mới vui’’.
Lại thêm một lần “ngông’’ nữa từ chỗ chị em thoắt cái đã thành người bầu bạn với chị Hằng xinh đẹp khi Tản Đà đã đặt chân tới cung trăng.
Hai tâm hồn cô đơn một dưới mặt đất, một trên bầu trời được gặp gỡ hội ngộ biến từ tủi phận thương thân thành niềm vui phơi phới cùng nhau bay lượn với gió, với mây một hồn thơ thật lãng mạn bay bổng.
Câu 3. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ, em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?
– Câu kết của bài thơ khép lại một hình ảnh thật đẹp. Vào ngày rằm Trung thu tăng tròn vành vạch rực rỡ tỏa sáng khắp nhân gian ngước mắt nhìn lên thấy nhà thơ đang tựa vai chị Hằng xinh đẹp mỉm cười nhìn xuống thế gian.
– Cái cười ở đây có rất nhiều ý nghĩa.
Cái cười ngôn của một thi sĩ đa tình khi định ở bên một người đẹp nhất cõi trời mà ai ai cũng ao ước.
– Cái cười mãn nguyện của con người đã thoát li được trần thế, đã có được bầu bạn, đã đạt được ước mơ khát vọng của mình trở thành thằng Cuội ở cung trăng.
– Cái cười chế giễu cuộc đời trần tục đầy những cái xấu xa, chật hẹp, nhỏ nhoi làm cho con người phát chán.
= > Cái cười là “đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn, phong thái phóng khoáng, ngông nghênh mà rất duyên dáng, đa tình của Tản Đà”.
Câu 4. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã được tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ.
– Làm nên sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạn bay bổng ở cái “ngông”, rất riêng của nhà thơ mà chỉ có ở Tản Đà và chỉ Tản Đà mới có.
– Bài thơ được làm theo thể thơ Đường luật nhưng ngôn ngữ lại rất tự nhiên, giản dị, đậm đà tính dân tộc, hầu hết là những từ thuần Việt gần gũi với đời sống: can chi tụi, thế mới vui, buồn lắm chị Hằng ơi…
– Giọng thơ phóng túng, tự nhiên như một lời tâm tình, như lời giãi bày tâm sự riêng tư.
II. Luyện tập
Câu 1. Nhận xét về phép đối trong câu 3-4 và 5-6 của bài thơ.
Theo nguyên tắc của thơ thất ngôn bát cú, đối phải bảo đảm về cả hai phương diện ý và lời, hai cặp đối của Tản Đà trong bài thơ.
Câu 2. So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan (đã học ở lớp 7)
– Cùng xem lại bài thơ Qua Đèo Ngang.
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mọi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước.
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
a. Giống nhau
– Cả hai bài thơ đều thể hiện nỗi buồn của thi nhân.
– Đều làm cùng một thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
b. Khác nhau
– Nỗi buồn trong bài thơ Qua Đèo Ngang thể hiện kín đáo ta với ta, nỗi buồn trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội thể hiện rõ ràng, cụ thể hơn : “Buồn lắm chị Hằng ơi’’, “Chán nữa rồi’’.
– Ngôn ngữ trong bài thơ Qua Đèo Ngang thể hiện sự trang trọng mực thước mang màu sắc cổ kính. Ngôn ngữ trong bài thơ Muốn làm thằng cuội thể hiện sự giản dị, tự nhiên.
– Hai câu 3 và 4, 5 và 6 trong bài thơ Qua Đèo Ngang bình đối rất chuẩn, còn trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội không bảo đảm sự bình đối.