Soạn bài luật thơ

Soạn bài luật thơ

I. Khái quát về luật thơ

1. Vai trò của luật thơ: là chỗ dựa cho người sáng tác và người thưởng thức bình phẩm thơ.

2. Khái niệm luật thơ

a. Các thể thơ dân tộc truyền thống: lục bát, song thất lục bát, hát nói.

Ví dụ: thơ lục bát.

Bài thơ mở đầu bằng câu lục bát, vần ở tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với vần ở tiếng thứ 6 của câu bát, vần thứ 8 của câu bát hiệp với vần ở tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.

Các thể thơ cách luật Đường thi: Ngũ ngôn (tứ tuyệt, bát cú) thất ngôn (tứ tuyệt, bát cú), cổ phong.

Ví dụ: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải đảm bảo sáu yêu cầu cơ bản: cố cục, niêm, luật,vần, đối, tiết tấu.

b. Các thể thơ mới: hai tiếng, bốn tiếng, năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, thơ tự do, thơ văn xuôi.

c. Các nhân tố tạo nên luật thơ

Trong luật thơ, tiết tấu và vần có vai trò vô cùng quan trọng. Tầm quan trọng của hai nhân tố này được thể hiện thông qua vai trò của đơn vị “tiếng”.

II. Tiếng là đơn vị cơ bản trong luật thơ

1. Các phương diện giá trị của “tiếng”.

– Xét về ngữ âm: mỗi tiếng là một âm tiết.

– Xét về ngữ nghĩa: tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.

– Xét về ngữ pháp: mỗi tiếng thường là một từ.

2. Các đặc điểm của “tiếng”.

a. Tiếng có một cấu trúc chặt và không biến hình trong câu theo các quy tắc ngữ pháp.

b. Tiếng gồm hai phần: phụ âm đầu và vần (vần mở, vần đóng) ví dụ: toàn.

c. Mỗi tiếng luôn mng một trong sáu dấu thanh (không, huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã)

3. Vai trò của “tiếng” trong thơ tiếng Việt.

a. Tiếng là căn cứ để xác lập thể thơ các thể thơ, đều lấy số lượng “tiếng” trong một câu (dòng) thơ để xác định.

Ví dụ: thơ ngũ ngôn (mỗi dòng thơ 5 tiếng).

b. Tiếng là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ.

– Thơ lục bát thường có nhịp đôi (mỗi nhịp 2 tiếng).

Ví dụ:

Yêu nhau / cởi áo / cho nhau

Về nhà / dối mẹ / qua cầu / gió bay.

– Thơ song thất lục bát có nhịp ¾ (hoặc 3/2/2).

Ví dụ: 

Trời thăm thẳm / xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng / đau đáu / nào xong.

– Thơ thất ngôn Đường luật có nhịp 4/3 (hoặc 2/2/3)

Ví dụ:

Trời thu xanh ngắt / mấy từng cao

Cần trúc / lơ phơ / gió hắt hiu.

c. Thanh của “tiếng” là căn cứ để xác định luật bằng trắc.

– Các tiếng có thanh không huyền là tiếng bằng.

– Các tiếng có thanh sắc, nặng, hỏi, ngã là tiếng trắc.

– Mỗi thể thơ của tiếng Việt đều có luật bằng trắc riêng.

Ví dụ: Trong thơ lục bát các tiếng thứ hai, thứ tư và thứ sáu của mỗi câu đều phải theo luật bằng trắc chặt chẽ.

d. Vần của “tiếng” là căn cứ để hiệp vần thơ.

– Hiệp vần là cách liên kết các câu thơ sau bằng sự trùng hợp hay gần trùng hợp phần vần của một “tiếng” nhất định.

– Các loại vần: vần của hai “tiếng” hoàn toàn trùng hợp là vần chính, không hoàn toàn trùng hợp là vần thông. Vần của “tiếng” ở cuối câu là vần chào, ở giữa câu thơ là vần lưng.

II. Luyện tập

BT 1. Gợi ý

a. Ngắt nhịp theo âm luật:

– Kiều càng sắc sảo / mặn mà

So bề tài sắc / lại là phần hơn

– Ngổn ngang / gò đống / kéo lên

Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay.

– Đau đớn thay / phận đàn bà

Lời rằng / bạc mệnh / cũng là lời chung.

b. Ngắt nhịp theo kết cấu ngữ nghĩa – cú pháp.

– Kiều / càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc / lại là phần hơn.

– Ngổn ngang / gò đống kéo lên

Thoi vàng vó rắc / tro tiền giấy bay.

– Đau đớn thay / phận đàn bà

Lời rằng / bạc mệnh cũng là lời chung.

BT 2. Chỉ ra các cách ngắt nhịp cho câu thơ và lí giải cho mỗi cách ngắt nhịp đó.

Gợi ý.

Câu thơ có thể có cách ngắt nhịp sau đây:

– Sau lưng / thềm / nắng lá rơi đầy

– Sau lưng thềm / nắng lá rơi đầy

– Sau lưng thềm nắng / lá rơi đầy

– Sau lưng / thềm nắng / lá rơi đầy

– Sau lưng / thềm / nắng / lá rơi đầy

BT 3. GV cho HS ngắt nhịp đoạn tơ dựa vào dấu câu trong đoạn thơ và nhận xét về nhịp thơ và dòng thơ.

Câu hỏi: Tác dụng của mỗi cách ngắt nhịp trong việc diễn tả ý thơ?

– GV có thể lưu ý với HS về hoàn cảnh ra đời của bài thơ Ta đi tới (khi mà cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc có những thắng lợi to lớn) để HS dễ xác định ý thơ và trả lời câu hỏi.

– Nhịp thơ: có sự phối hợp các nhịp dài, ngắn khác nhau.

+ Câu 1, 3: Không ngắt nhịp thể hiện tâm trạng thoải mái và cảm xúc liền mạch của nhà thơ trên con đường tự do của dân tộc.

+ Câu 2, 6: Nhịp ¾ có tác dụng khẳng định tư thế của con người đi giữa trời tự do và con đường đi lên của cách mạng của kháng chiến.

+ Câu 4: Nhịp 3/2/2 phù hợp với việc liệt kê các địa danh ở gần nhau về không gian địa lý (Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên) đồng thời diễn tả tốc độ giải phóng nhanh của các mạng.

+ Câu 5: Nhịp 4/4 tạo sự đối xứng và gợi ra sự lan rộng, vươn xa của con đường cách mạng.

Câu hỏi: Các dòng thơ tăng dần về số “tiếng” có tác dụng biểu đạt nội dung gì?

– Dòng thơ: số “tiếng” không đều nhau giữa các dòng thơ (5 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng) phù hợp với mạch cảm xúc tăng dần của nhà thơ (các dòng thơ tăng dần số tiếng”) trước khí thế đi lên của các mạng.