Soạn bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

Soạn bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi

I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

– Nguyễn Đình Thi là người đa tài, ông hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật (thơ, văn, nhạc, kịch, lý luận, phê bình), lĩnh vực nào cũng có thành công nhất định.

– Thơ Nguyễn Đình Thi có bản sắc và giọng điệu riêng, có nhiều tìm tòi về hình ảnh. Cảm xúc đậm nét nhất là về đất nước – một đất nước tươi đẹp, hiền hòa, chịu nhiều đau thương trong chiến tranh nhưng bất khuất, anh hùng. Thơ Nguyễn Đình Thi cũng chứa đựng nhiều xúc cảm và suy tư về cuộc đời, con người và tình yêu.

2. Tác phẩm

– Bài thơ có quá trình hình thành lâu dài (1948 – 1955) nên nội dung vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu.

– Bài thơ được hình thành từ ba mảng:

+ Phần đầu chủ yếu lấy từ các đoạn trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (1945) và Đêm mít tinh (1949).

+ Phần sau được viết vào năm 1955 nhưng nhiều câu thơ, ý thơ đã được hình thành trong tâm trí tác giả từ trước đó.

Bài thơ có sự ghép nối song vẫn liền mạch và tạo ra sự độc đáo thú vị cho tác phẩm.

II. Đọc – hiểu văn bản

BT 1. Xác định bố cục của bài thơ và nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ?

Gợi ý

a. Bố cục: hai phần

– Phần đầu: Từ đầu đến câu những buổi ngày xưa vọng nói về.

– Nội dung: Diễn tả quá trình nhận thức về kháng chiến và sự hình thành những tình cảm yêu nước, căm thù giặc.

– Phần hai: Còn lại.

– Nội dung: Diễn tả khái quát những chặn đường kháng chiến.

BT 2. Hãy xác định mạch cảm xúc (mạch suy tưởng, mạch liên kết) trong bài thơ.

Gợi ý

Mạch cảm xúc (mạch liên kết) của bài thơ.

– Khởi đầu là cảm xúc về một sáng mùa thu, mùa thu của thiên nhiên, đất trời gợi nhớ về mùa thu đã xa của Hà Nội. Từ mùa thu của thiên nhiên dẫn vào cảm xúc về mùa thu của đất nước, mùa thu của các mang với niềm xúc động đầy tự hào được làm chủ đất nước. Từ đó, nghĩ về quê hương đất nước trong chiến đấu – những anh hùng quần chúng. Kết thúc bài thơ là một hình ảnh – biểu tượng về sự vươn mình vĩ đại của Đất Nước và con người Việt Nam trong đời đại mới.

– Bài thơ thể hiện sự phát triển trong quan niệm về đất nước của tác giả qua cuộc kháng chiến. Mạch vận động đi từ những cảm xúc cụ thể, bài thơ phát triển theo hướng cảm nhận và suy ngẫm khái quát về đất nước và con người Việt Nam.

BT 3. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ hiện ra với những đặc điểm nào?

Gợi ý

– Khởi đầu là những cảm xúc trực tiếp trong một áng mùa thu, gợi nỗi nhớ về Hà Nội với không gian, màu sắc, hương vị…

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

– Không gian (phố dài), thời tiết (chớm lạnh, xao xác hơi may) và thiên nhiên (thềm nắng, lá rơi đầy) gợi nỗi buồn và sự vắng lặng.

– Hình ảnh người ra đi có cái dứt khoát, quyết tâm song cũng đầy lưu luyến bâng khuâng. Lí trí và tình cảm chưa có sự hòa quyện.

BT 4. Phát hiện những thay đổi ở khổ thơ 3 so với khổ thơ 2. Phân tích sự thay đổi cảm xúc đó.

Gợi ý

– Đoạn thơ tiếp theo từ: Mùa thu nay khác rồi đến Những buổi ngày xưa vọng nói về hiện những thay đổi biến chuyển.

+ Nhân vật “tôi” thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến sướng vui.

+ Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.

Những thay đổi trên thể hiện sự biến chuyển trong nhận thức và lòng yêu nước của người tri thức. Cái chung rộng lớn đã thay thế cho cái riêng bé nhỏ trong tâm tư nhân vật (đại từ “tôi” ở đầu khổ thơ đã chuyển thành “chúng ta” ở cuối khổ thơ).

BT 5. Nhận thức về đất nước từ truyền thống, tác giả đã có những phát hiện gì? Liên hệ với đoạn thơ Đất Nước (trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm).

Gợi ý

Nhận thức về đất nước, tác giả đã có những khám phá sâu sắc từ truyền thống:

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta: anh hùng bất khuất và giản dị chất phác.

BT 6. Hãy phát hiện những nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn thơ?

Gợi ý

– Những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Cách gieo vần (ới, a, át) tạo âm hưởng ngân vang cho câu thơ.

+ Nhịp điệu sôi nổi, hồi hởi diễn tả niềm vui phơi phới trong lòng người (khác với ngập ngừng, lưu luyến của 4 câu thơ trước đó).

+ Cụm từ “của chúng ta” được lặp lại nhiều lần có giá trị nhấn mạnh, khẳng định dứt khoát chủ quyền của dân tộc đối với đất nước mình.

BT 7. Hãy xác định những hình ảnh thơ nói về tội ác của kẻ thù và nhận xét về những hình ảnh đó?

Gợi ý

Nhà thơ thơ nêu lên tội ác của giặc bằng những hình ảnh giàu sức khái quát:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

….

Bát cơm chan đầy nước mắt

Bay còn giăng khỏi miệng ta

Thằng giặc Tây, thằng chúa đất

Đứa đè cổ, dứa lột da.

Kẻ thù đã hủy hoạt tất cả đời sống vật chất và tinh thần (cánh đồng quê, trời chiều, bát cơm) làm đảo lộn cuộc sống bình yên của người dân.

BT 8. Tội ác của kẻ thù đã làm thay đổi tâm lí của con người Việt Nam nwh thế nào?

Gợi ý

– Tội ác của kẻ thù đã dẫn đến một sự chuyển biến tất yếu: Những con người rất mực yêu thương trở thành những con người cháy bỏng căm thù:

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn.

– Lòng căm thù trở thành động lực của sự quật khởi. Điều đó được thể hiện qua sự đối chọi của ý thơ:

Xiềng xích chúng bay không khỏa được

Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được

Lòng dân ta yêu nước thương nhà.

Sự đối chọi đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng nên có sức gợi cảm mạnh mẽ: một bên là sự tàn bạo và tội ác của quân xâm lược, một bên là quyền sống chính đáng và những tình cảnh nhân hậu của nhân dân ta.

BT 9. Nội dung chính của đoạn thơ cuối và sự thể hiện nội dung đó qua các ý thơ cụ thể?

Gợi ý

– Đoạn thơ cuối thể hiện những chẳng đường kháng chiến của dân tộc và quá trình đất nước từ trong đau thương vùng đứng lên:

+ Sự thay đổi về cảnh vật:

Khói nhà mấy cuộn trong sương núi

Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng.

Nhớ rừng trước kia chỉ có “sương núi” nay có “khói nhà máy” cánh đồng giờ có thêm tiếng “kèn gọi quân”. Đó là hình ảnh đất nước vừa chiến đấu vừa xây dựng.

+ Sự thay đổi về con người:

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng.

Đây chỉ là biểu hiện sinh động chủ nghĩa anh hùng Việt Nam (giản dị mà bất khuất). Đó là chủ nghĩa anh hùng của nhân dân.

+ Hình ảnh nước Việt Nam hiện lên tuyệt đẹp ở khố thơ cuối:

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

Hình ảnh thơ xuất phát từ sự thực trong trận Điện Biên Phủ (các chiến sĩ của ta từ dưới giao thông hào mình đầy bùn xông lên đẹp rực rỡ trong nắng). Song tác giả đã khái quát được ưu thế vươn lên rực rỡ của đất nước.