Lý thuyết Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
I. NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH
- Trong tế bào lưỡng bội, bên cạnh các NST thường (kí hiệu chung là A) tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau ở hai giới, còn có chứa một cặp NST giới tính XX (cặp NST giới tính tương đồng) hoặc một cặp NST giới tính XY (cặp NST giới tính không tương đồng).
+ Ví dụ: Trong tế bào lưỡng bội của người có 22 cặp NST thường (44 A) và một cặp NST giới tính XX ở nữ hoặc XY ở nam.
Bộ NST người
- NST giới tính mang gen quy định giới tính và cả những gen không liên quan đến giới tính.
- Giới tính của nhiều loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp NST giới tính:
+ Ở người, động vật có vú, ruồi giấm: XX ở giống cái, XY ở giống đực.
+ Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm: XX ở giống đực, XY ở giống cái.
* So sánh NST thường và NST giới tính:
II. CƠ CHẾ NHIỄM SẮC THỂ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
- Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh.
- Sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong giảm phân:
+ Khi giảm phân: cặp NST giới tính XY cho ra 2 loại giao tử (một mang NST X và một mang NST Y) với tỉ lệ ngang nhau, cặp NST XX chỉ cho một loại trứng (mang NST X).
+ Qua thụ tinh: sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đã tạo ra 2 loại hợp tử XX và XY với tỉ lệ thường xấp xỉ 1 : 1.
→ Trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên, tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1 : 1.
III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN HÓA GIỚI TÍNH
- Sự phân hóa giới tính ngoài phụ thuộc vào sự tồn tại của cặp NST giới tính còn chịu ảnh hưởng các yếu của môi trường trong và ngoài cơ thể:
+ Hoocmôn sinh dục: Nếu cho hoocmôn sinh dục tác động vào những giai đoạn sớm trong sự phát triển cá thể có thể làm biến đổi giới tính tuy cặp NST giới tính vẫn không thay đổi.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của một số loài.
+ Ánh sáng: Cường độ ánh sáng có thể ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của một số loài.
- Ứng dụng: Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính, người ta có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất. Ví dụ: Nuôi để lấy thịt thì tạo ra nhiều cá thể đực, muốn tăng nhanh số lượng cá thể của đàn thì tạo ra nhiều cá thể cái,…
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 8: Nhiễm sắc thể
Lý thuyết Bài 9: Nguyên phân
Lý thuyết Bài 10: Giảm phân
Lý thuyết Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
Lý thuyết Bài 13: Di truyền liên kết