Scrum Master là gì? Sự khác biệt giữa Scrum Master và Project Manager?
Scrum Master là người lãnh đạo chịu trách nhiệm thiết lập và quảng bá Scrum Framework để hỗ trợ Scrum Team - một nhóm gồm có Scrum Master, Product Owner và Development Team.
Scrum Master đề cao các giá trị của Scrum trong khi hiểu được tầm quan trọng của việc thích ứng với sự thay đổi như được đề cao bởi các nguyên tắc Agile. Scrum Master hỗ trợ Scrum Team của họ bằng cách loại bỏ các trở ngại đối với tiến độ của team. Về cơ bản, công việc của Scrum Master là giúp công việc của người khác trở nên dễ dàng hơn bằng việc liên tục tìm cách để team làm việc tốt hơn và cải thiện workflows.
Trong bài đăng này, chúng ta sẽ đề cập đến Scrum là gì, sự khác biệt giữa Scrum và Agile, công việc của Scrum Master và cách những “servant leaders” (theo mình tìm hiểu thì thuật ngữ này có nghĩa là họ không chỉ đóng vai trò như một người quản lý, mà còn phục vụ team bằng cách loại bỏ các trở ngại, tạo điều kiện cho sự phát triển và hỗ trợ các thành viên trong team) này có thể trở thành một lực lượng thực sự có ảnh hưởng trong thời đại chuyển đổi kỹ thuật số và cloud transformation. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Scrum là gì?
“Scrum” là một thuật ngữ được sử dụng cho một loại phương pháp Agile.
Scrum có nguồn gốc là một framework giúp các tổ chức thực hiện các dự án phần mềm phức tạp, nhưng sau đó nó đã được các non-software Development Teams (Marketing, Kế toán, Bán hàng, Project Manager, v.v… ) áp dụng.
Bản chất của Scrum là một team tự tổ chức mang lại giá trị cho khách hàng trong một khoảng thời gian giới hạn, được gọi là sprint. Sprint được coi là trái tim của Scrum và cho phép điều chỉnh liên tục cho đến khi team thực hiện được một dự án tuyệt vời.
Các sprints này có thời lượng cố định là một tháng hoặc ít hơn. Trong sprints, toàn bộ Scrum Team cộng tác để xác định mục tiêu và các hạng mục hành động còn tồn đọng (backlog).
Định nghĩa của Scrum Master
Scrum.org định nghĩa Scrum Master là người “chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của Scrum Team. Họ làm điều này bằng cách cho phép Scrum Team cải thiện các hoạt động của mình trong Scrum Framework.”
Vì Scrum Master chịu trách nhiệm bảo vệ Scrum Team khỏi những trở ngại bên ngoài và bên trong nên họ thường là những servant leaders đầy cảm thông và thích giúp đỡ người khác.
Scrum vs Agile
Để hiểu Scrum, chúng ta phải hiểu những điều cơ bản về Agile. Các thuật ngữ Agile và Scrum thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng không giống nhau.
Trong khi Agile là một triết lý thì Scrum là framework để áp dụng triết lý đó vào thực tế.
- Agile đưa ra một triết lý rộng rãi về cách cung cấp phần mềm tốt hơn nhưng không có khuyến nghị nào về cách thực sự làm điều đó.
- Scrum là một framework cụ thể để quản lý các dự án phần mềm thể hiện nhiều niềm tin của tư duy Agile. Scrum là một trong nhiều framework được coi là một phần của triết lý Agile tổng thể. Các framework phổ biến khác bao gồm Kanban và XP hoặc Extreme Programming.
Tuyên ngôn Agile được viết vào năm 2001, nhưng một số teams đã thực hành và viết về Scrum trong nhiều năm trước đó vào những năm 90.
Tuyên ngôn Agile được viết vào thời điểm sau khi một số phương pháp Agile đã hình thành và có được sức hút, và tuyên ngôn này nhằm mục đích thống nhất các triết lý này. Đây là lý do vì sao bản tuyên ngôn phần lớn mang tính process-agnostic (một khái niệm hoặc phương pháp không phụ thuộc vào quy trình cụ thể nào).
Sự khác biệt giữa Scrum Master và Project Manager là gì?
Sự khác biệt giữa Scrum Master và Project Manager có vẻ khó nhìn thấy, nhưng đây là một lĩnh vực gây tranh cãi (ít nhất là trong các cuộc tranh luận đã bàn về những vấn đề như “Scrum Master có phải là Project Manager không?”)
Scrum Master và Project Manager có thể được coi là cùng một nhóm công việc.
- Scrum Master phù hợp hơn khi có nhiều điều chưa biết trong việc thực hiện một dự án.
- Project Manager rất hữu ích cho các dự án có ngày cố định và lặp đi lặp lại.
Ở mức độ hình thức, bạn có thể nói rằng Scrum Master trong Agile delivery tương đương với Project Manager trong Waterfall delivery. (“Waterfall delivery” ở đây đề cập đến phương pháp hoàn thành dự án theo trình tự tuyến tính, tuần tự, trong đó mỗi giai đoạn phụ thuộc vào giai đoạn tiếp theo, đây là phương pháp ngược lại của tất cả các yếu tố của Agile.)
Khi bạn tìm hiểu kỹ hơn, sự khác biệt giữa Scrum Master và Project Manager nằm ở các sắc thái về cách lập kế hoạch và thực hiện công việc.
Scrum Master không phải là một người quản lý mà là một cố vấn và loại bỏ những rào cản. Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng đó là những nhiệm vụ mà Project Manager có thể đảm nhận, nhưng sự khác biệt nằm ở tính năng động của team.
Trong việc quản lý dự án, mối quan hệ của Project Manager với các thành viên trong team có thể giống như mối quan hệ của một người quản lý cổ điển, top-down manager. Ví dụ: “Hãy hoàn thành việc này trước ngày này.”
Nhưng Scrum Master là người cộng tác và là thành viên của team ở cùng cấp độ. Vì Scrum Framework đánh giá cao việc self-management nên sẽ ít cần người cấp trên ra lệnh và cần người ở bên cạnh team của bạn làm mọi thứ có thể để giải quyết các trở ngại hơn.
Vai trò và trách nhiệm của Scrum
Có ba vai trò chính trong Scrum:
- Product Owner
- Scrum Master
- Developers
Theo Scrum Guide, hãy lưu ý rằng đây là những vai trò chứ không phải chức danh công việc. “Development team” của bạn có thể thực sự không có developer nào trong đó. Đây chỉ là một team bình thường cùng nhau làm việc. Team này thường có khoảng từ 3 đến 9 người.
Khi số lượng thành viên trong team trở nên quá lớn, team sẽ được đề nghị chia thành các Scrum Team nhỏ hơn, gắn kết hơn để có chung mục tiêu và cùng Product Owner.
Trách nhiệm hàng ngày của Scrum Master là gì?
Scrum Master chịu trách nhiệm đảm bảo Scrum Team hoạt động hiệu quả. Để làm được điều này, Scrum Master có một số trách nhiệm đối với Scrum Team, Product Owner, và các tổ chức lớn hơn.
Những trách nhiệm này bao gồm:
- Dẫn đầu các nỗ lực áp dụng Scrum trong tổ chức lớn hơn
- Tư vấn cho Scrum Team về self-management và làm việc đa chức năng (cross-functional)
- Loại bỏ các trở ngại làm chậm tiến độ của Scrum Team
- Đảm bảo các sự kiện liên quan đến Scrum diễn ra đúng thời hạn, hiệu quả và tích cực
- Tạo điều kiện cho sự cộng tác với các stakeholders và Product Owner khi cần thiết
- Tổ chức các cuộc họp cần thiết, chẳng hạn như daily team standups hoặc “Daily Scrum” (đôi khi được giới hạn thời gian trong vòng 15 phút), sprint planning meetings, sprint review meetings và sprint retrospectives.
Lưu ý:
- Hiện tại, nhiều công ty và tổ chức đã sử dụng sai thuật ngữ “standup” trong Scrum bằng cách gọi bất kỳ cuộc họp ngắn gọn nào hàng ngày là “standup”, ngay cả khi không tuân thủ đúng cấu trúc và mục tiêu của cuộc họp standup trong Scrum. Thay vì tập trung vào việc đồng bộ và cập nhật tiến độ công việc, những cuộc họp này có thể trở thành cuộc họp thông báo thông tin chung hoặc thảo luận chi tiết về công việc.
- Điều này làm mất đi tính hiệu quả và mục đích của cuộc họp standup trong Scrum. Các công ty và tổ chức có thể sử dụng sai thuật ngữ này với mục đích làm cho cuộc họp trông “hip” và “cool”, nhưng điều này không tuân thủ nguyên tắc và tinh thần của Scrum.
5 giá trị của Scrum Framework
Focus - Đa nhiệm là không hiệu quả. Scrum khuyến khích sự tập trung để tạo ra công việc có chất lượng cao hơn. Scrum cho phép thực hiện điều này bằng cách giới hạn số lượng công việc được thực hiện và chia nhỏ công việc thành các dự án nhỏ hơn.
Courage - Vì các team cần phải làm việc chặt chẽ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau nên họ sẽ có thể đương đầu với những thử thách lớn.
Openness - Tính minh bạch là gốc rễ của Scrum. Thông qua việc đánh giá thường xuyên công việc, lập kế hoạch và cập nhật cũng như thảo luận về cách team có thể cải thiện. Việc chia sẻ kế hoạch và số liệu với tổ chức rộng lớn hơn thường được thực hiện để thúc đẩy điều này hơn nữa.
Commitment - Một team cam kết thực hiện công việc có chất lượng cao nhất có thể (có lợi cho họ và các stakeholders) đồng thời cam kết cởi mở và trung thực về tiến độ và tình trạng thực sự của dự án. Một số team mở rộng cam kết về những gì họ cam kết thực hiện khi bắt đầu một sprint.
Respect - Các Scrum Teams được khuyến khích tôn trọng lẫn nhau trong công việc hàng ngày. Với sự minh bạch, cần có sự tôn trọng. Sự tôn trọng này cho phép team thành thật, chia sẻ những trở ngại và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. Tương tự như vậy, các stakeholders cũng phải tôn trọng phản hồi của developmen team về những khó khăn và khoản đầu tư cần thiết để hoàn thành dự án.
Làm thế nào để trở thành Scrum Master?
Có rất nhiều khóa học giúp các Scrum Master đầy tham vọng tiếp thu những kiến thức cơ bản về Scrum. Khi nói đến chứng chỉ, có một số tổ chức cung cấp chứng chỉ Scrum Master. Hai trong số phổ biến nhất là Scrum.org và Scrum Alliance.org.
Chứng chỉ Scrum Master: CSM vs PSM?
Scrum Alliance cung cấp Certified ScrumMaster (CSM), chứng chỉ đầu tiên trong loạt chứng chỉ liên quan đến Scrum. Chứng nhận này là một trong những bước đầu tiên khả thi dành cho những Scrum Master đầy tham vọng tiếp tục đến với Advanced Certified ScrumMaster (ACSM) và Certified Scrum Professional-ScrumMaster (CSP-SM). CSP-SM yêu cầu chứng chỉ A-CSM và ít nhất hai năm kinh nghiệm dành riêng cho vai trò Scrum Master.
Chứng nhận đầu tiên từ Scrum.org là Professional Scrum Master cấp I (PSM I). Tiếp theo là Professional Scrum Master cấp II (PSM II) và Professional Scrum Master cấp III (PSM III).
Để đạt được CSM, bạn bắt buộc phải tham gia khóa học CSM (ngoài việc vượt qua kỳ thi chứng chỉ trắc nghiệm). Chứng chỉ CSM phải được gia hạn hai năm một lần. Các khóa học khác nhau về chi phí và nội dung tùy thuộc vào người hướng dẫn, nhưng nhiều người cho rằng chứng chỉ intro CSM dễ đạt được hơn chứng chỉ intro PSM I.
Bạn có thể đạt được PSM thông qua việc tự học, nghĩa là bạn có thể bắt đầu ngay bài kiểm tra ngay bây giờ nếu bạn đã sẵn sàng. Có khóa học PSM nhưng không bắt buộc. Điều này có thể làm cho PSM trở thành một lựa chọn ít tốn chi phí hơn nếu bạn đã biết những điều cơ bản. Nhưng như một phần thưởng, việc tham gia khóa đào tạo PSM cho phép bạn làm bài kiểm tra miễn phí một lần. Chứng chỉ PSM là chứng nhận trọn đời mà không cần gia hạn.
Các chứng chỉ Scrum khác
Các chứng chỉ phổ biến khác liên quan đến Scrum Master bao gồm PMI Agile Certified Practitioner (PMI-ACP) — không chỉ bao gồm Scrum mà còn thể hiện kinh nghiệm về Agile và thường được các nhà tuyển dụng tìm kiếm để tuyển dụng Scrum Masters — và SAFe Scrum Master — thiên về làm việc trong các tổ chức doanh nghiệp sử dụng Scaled Agile.
(Lưu ý ngoài lề: Nếu bạn là người mới bước vào thế giới chứng chỉ và đang thắc mắc “Có phải tất cả chúng đều có những cái tên ngớ ngẩn không?” Câu trả lời là 100% - có. Tuy nhiên, đừng nản lòng bởi những từ viết tắt khó hiểu! Hầu hết các lộ trình chứng nhận, bao gồm cả chứng chỉ Scrum Master, cung cấp các khóa học giới thiệu và chứng chỉ để giúp bạn bắt kịp tốc độ trước khi đi sâu vào các thuật ngữ công nghệ.)
Vai trò của Scrum Master trong cloud transformation là gì?
Tương tự như việc đào tạo team của họ về các nguyên tắc Agile và đảm bảo họ tuân thủ các tiêu chuẩn team có hiệu suất cao, Scrum Master có thể giúp lãnh đạo việc quản lý thay đổi cần thiết trong cloud transformation. Khi các engineers được yêu cầu bắt đầu làm việc trong môi trường cloud, họ phải trải qua một chặng đường thay đổi rất thực tế. Quá trình thay đổi là không thể tránh khỏi, câu hỏi đặt ra là team sẽ tiến hóa trong bao lâu.
Việc được yêu cầu làm việc trong một mô hình hoàn toàn mới thật khó khăn, nhưng điều này không có gì mới đối với Scrum Masters. Scrum Master yêu cầu các team phải chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn Agile như một phần công việc của họ. Các kỹ năng mềm cần thiết để lãnh đạo quản lý thay đổi là những kỹ năng hoàn hảo để giúp các engineers học cách làm việc trong môi trường cloud mới của mình.
Scrum Master có thể làm gì để giúp team chuyển sang cloud?
Việc kết hợp đào tạo trong mỗi sprint sẽ biến một điều gì đó lớn lao và đáng sợ giống như việc “học cách sử dụng cloud” thành một mục tiêu THÔNG MINH.
Chuyên gia về cloud khuyên các bạn nên sử dụng các chứng chỉ trong ngành như AWS Certified Solutions Architect và Microsoft Azure Administrator để làm cho việc học này trở nên cụ thể hơn và có thời hạn rõ ràng hơn.
Tại các tổ chức thực sự đã chuyển đổi, mỗi sprint, Scrum Masters đều giao một chương trình đào tạo cho các engineers của họ. Đến giai đoạn kết thúc sprint, các Agile teams cùng nhau thảo luận về những gì họ đã học được qua khóa đào tạo và cách tiếp cận cụ thể của công ty đối với bài học đó.
Ví dụ: Trong một sprint, team tìm hiểu về các tùy chọn lưu trữ trên cloud (cloud storage). Khi kết thúc sprint, team sẽ cùng nhau thảo luận về những tùy chọn lưu trữ nào sẽ hoạt động tốt nhất cho ứng dụng của họ và tại sao. Các tiếp cận học tập liên tục, lặp đi lặp lại này là nền tảng của văn hóa cải tiến.
Nếu bạn là Scrum Master muốn tìm hiểu thêm về cloud computing, mình có lời khuyên là bạn nên học để lấy chứng chỉ AWS Certified Cloud Practitioner và/hoặc Azure Microsoft Fundamentals. Không cần có nền tảng khoa học máy tính (computer science) để vượt qua các kỳ thi này và chúng sẽ mang lại cho bạn sự tự tin cần thiết để học ngôn ngữ mà Scrum Team của mình đang áp dụng.
Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết này!