Đối với phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt và cơ chế rụng trứng đóng vai trò quan trọng trong sức khoẻ sinh sản, cũng như việc thụ thai hay tránh thai tự nhiên. Tuy nhiên, chị em vẫn còn nhiều thắc mắc về sức khoẻ sinh sản của mình như "Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?" hay "Sau kinh nguyệt bao lâu thì dễ có thai?". Hãy cùng Huggies đắm chìm vào thế giới phức tạp của cơ thể phụ nữ để hiểu rõ hơn cơ thể của mình qua bài viết dưới đây, bạn nhé!
Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?
"Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?" là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm rụng trứng sẽ tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người. Thông thường, phụ nữ sẽ có kinh nguyệt khoảng 14 ngày sau khi rụng trứng. Vì vậy, số ngày gần đúng trước kỳ kinh khi rụng trứng phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt nên công thức tính đơn giản chính là [chu kỳ kinh nguyệt của bạn - 14 ngày]
- Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày thì ngày rụng trứng sẽ là ngày 14 ngày sau khi bắt đầu kỳ kinh, khoảng thời gian rụng trứng sẽ rơi vào ngày 12 - 15 của chu kỳ.
- Nếu vòng kinh của bạn kéo dài khoảng 33 ngày thì thời điểm rụng trứng sẽ ở khoảng ngày thứ 19 sau khi bắt đầu có kinh, còn giai đoạn trứng rụng sẽ ở khoảng ngày từ 17- 20.
Ngoài ra, độ dài chu kỳ kinh nguyệt phụ thuộc vào số ngày từ ngày đầu tiên có kinh đến ngày rụng trứng dài hay ngắn. Những người có chu kỳ kinh nguyệt đều sẽ dễ dàng tính ngày rụng trứng chính xác hơn.
Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng là vấn đề được nữ giới quan tâm (Nguồn: Sưu tầm)
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp xác định thời điểm trứng rụng bằng que thử rụng trứng. Để biết hết kinh bao nhiêu ngày thì thử que rụng trứng? Đối với chu kỳ chuẩn 28 ngày, bạn nên sử dụng que thử vào ngày thứ 11 sau khi hết kinh, thử liên tục trong 6 ngày liền. Điều này sẽ giúp bạn xác định kịp thời ngày rụng trứng cũng như thời điểm quan hệ có tỷ lệ thụ thai cao.
Quá trình rụng trứng là gì? Mối liên hệ với kinh nguyệt
Đầu tiên, sự rụng trứng đề cập đến trạng thái trứng trưởng thành rụng khỏi buồng trứng, đi vào ống dẫn trứng và chờ tinh trùng đến đề thụ tinh. Sự rụng trứng xảy ra một lần trong khoảng thời gian từ kỳ kinh trước đến kỳ kinh tiếp theo và thời điểm này được gọi là "ngày rụng trứng".
Tử cung dày lên vào ngày rụng trứng, chuẩn bị chỗ cho trứng đã thụ tinh hình thành khi trứng gặp tinh trùng. Nếu trứng không được thụ tinh sau khi rụng trứng, lớp nội mạc tử cung dày lên không còn cần thiết nữa, bong ra và thải ra ngoài trong kỳ kinh nguyệt. Khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, trứng trưởng thành sẽ được phóng ra khỏi buồng trứng và xảy ra lần rụng trứng tiếp theo.
Không giống như tinh trùng, trứng không phải là tế bào được sản xuất liên tục. Một người phụ nữ sinh ra có khoảng 2 triệu quả trứng, nhưng qua quá trình rụng trứng, số lượng này giảm dần và biến mất ở độ tuổi khoảng 50. Lúc này hiện tượng mãn kinh xảy ra.
>> Tham khảo thêm: Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh không đều
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Khi phụ nữ đến tuổi dậy thì, kinh nguyệt là dấu mốc quan trọng cho thấy họ bắt đầu có khả năng sinh sản. Trong 2-3 năm đầu của tuổi dậy thì, chức năng của buồng trứng đã phát triển nhưng chưa hoàn thiện, do đó, kinh nguyệt của chưa thực sự đều đặn. Dần theo thời gian, kinh nguyệt sẽ xảy ra theo quy luật thời gian nhất định, hình thành nên chu kỳ kinh nguyệt.
Chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày đầu tiên có kinh đến ngày đầu hành kinh của chu kỳ tiếp theo. Thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đồng nhất ở tất cả nữ giới, có người kéo dài 20 ngày, có người lên đến 38 - 40 ngày. Một chu kỳ kinh được đánh giá là bình thường khi lặp lại với nhịp độ tương đối ổn định.
>> Tham khảo thêm: Làm sao để có song thai?
Chu kỳ kinh nguyệt là gì (Nguồn: Sưu tầm)
Nếu rụng trứng bị trì hoãn, liệu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng sẽ bị trễ?
Nếu bạn không mang thai, kinh nguyệt xảy ra khoảng 14 ngày sau khi rụng trứng, vì vậy nếu quá trình rụng trứng bị trì hoãn thì kinh nguyệt của bạn cũng có thể bị trì hoãn. Tình trạng rụng trứng xảy ra sau ngày thứ 21 sau khi bắt đầu có kinh được gọi là "rụng trứng chậm". Rụng trứng chậm không cần điều trị khẩn cấp nếu không có bệnh lý tiềm ẩn. Tuy nhiên, việc rụng trứng chậm bất thường có thể là dấu hiệu của cơ thể đang có vấn đề, một số nguyên nhân thường gặp như:
- Mắc các bệnh về buồng trứng hoặc tử cung như buồng trứng đa nang, suy buồng trứng, suy giáp,... sẽ có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, khó xác định ngày rụng trứng.
- Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, hóa trị ung thư,... cũng có khả năng tác động đến sự đều đặn của chu kỳ kinh.
- Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi kéo dài khiến chu kỳ kinh bị ảnh hưởng.
- Tập thể dục, vận động quá sức
- Ăn kiêng, giảm cân quá độ
Khi nhận thấy mình có dấu hiệu chậm trễ ngày rụng trứng, chậm trễ kinh, chị em cần hiểu rằng cơ thể đang báo hiệu với bạn rằng, cơ thể bạn chưa sẵn sàng mang thai vào lúc này. Vì vậy, việc cần làm chính ra kiểm tra sức khoẻ để xác định các nguyên nhân bệnh lý và điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, ăn uống, tránh căng thẳng để cơ thể trở về trạng thái bình thường nhé!
Các dấu hiệu nhận biết ngày rụng trứng đơn giản
Trong thời kỳ rụng trứng, cơ thể xảy ra nhiều thay đổi như:
- Cổ tử cung tiết dịch nhiều hơn, không màu, không mùi, có độ kết dính như lòng trắng trứng. Việc tiết dịch nhầy cổ tử cung sẽ diễn ra trong 3 - 5 ngày báo hiệu thời điểm rụng trứng sắp đến.
- Nhiệt độ cơ thể ngày rụng trứng tăng cao hơn bình thường khoảng 0,5 độ.
- Nhu cầu quan hệ tình dục tăng cao hơn.
- Âm đạo ẩm ướt hơn, có dấu hiệu sưng sưng.
- Sử dụng que thử rụng trứng thấy kết quả 2 vạch.
Các triệu chứng dễ nhận biết vào những ngày rụng trứng thường xuất hiện trước và sau đó mà bạn cần biết như:
- Đau bụng, đau lưng, bụng dưới bị co thắt nhẹ, có cảm giác hơi căng tức, đau nhẹ.
- Tăng tiết dịch âm đạo.
- Cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ do nhiệt độ cơ thể thay đổi.
- Khó chịu, chóng mặt và đau đầu.
- Các vấn đề về thể chất khác như: tức ngực, táo bón, da thô ráp,...
>> Tham khảo thêm:
- Tính ngày rụng trứng theo biểu đồ nhiệt độ cơ thể
- Que thử rụng trứng vạch trên đậm, vạch dưới mờ nghĩa là gì?
Quan hệ sau khi hết kinh: Có cơ hội mang thai hay không?
Rất nhiều bạn gái thắc mắc rằng vừa hết kinh 1 ngày quan hệ có thai không hay vừa hết kinh 2 ngày quan hệ có bầu không? Quan hệ thời điểm nào dễ thụ thai nhất? Thực tế, chu kỳ kinh nguyệt được chia làm 3 giai đoạn và khả năng mang thai của các giai đoạn này là khác nhau:
- Giai đoạn tương đối an toàn: Tính từ ngày đầu hành kinh đến thời điểm rụng trứng. Vì giai đoạn này trứng sắp rụng nên tinh trùng có vào đến tử cung vẫn có cơ hội gặp trứng (tinh trùng có thể sống 3 - 5 ngày trong tử cung). Theo chu kỳ 28 ngày thì giai đoạn tương đối an toàn là ngày 1 - 10.
- Giai đoạn nguy hiểm: Khoảng từ ngày 11 - 18 theo chu kỳ chuẩn 28 ngày, là giai đoạn trứng dễ dàng gặp tinh trùng nhất để phát triển thành phôi thai. Ngoài ra, vì tinh trùng có thể sống trong tử cung 3 - 5 ngày nên nếu bạn quan hệ trước ngày rụng trứng 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày,... vẫn có nguy cơ mang thai.
- Giai đoạn an toàn tuyệt đối: Tính từ ngày cuối cùng của giai đoạn nguy hiểm cho đến ngày đầu của chu kỳ kinh tiếp theo (ngày 19 - 28 theo chu kỳ chuẩn 28 ngày). Vì giai đoạn này trứng đã rụng xong, noãn đã bắt đầu thoái triển, nên chị em sẽ không thể thụ thai.
Tóm lại, giai đoạn vừa hết kinh 1 ngày được xem là giai đoạn tương đối an toàn. Tức là bạn gái khi quan hệ vẫn có khả năng có thai, tuy nhiên, nguy cơ này khá thấp. So với chu kỳ chuẩn 28 ngày, thời gian hành kinh khoảng 5 - 6 ngày thì sau khi hết kinh khoảng 7 ngày sẽ là giai đoạn nguy hiểm, khoảng ngày 12 - 14 thì có khả năng thụ thai rất cao. Do đó, nếu bạn hỏi vừa hết kinh 7 ngày quan hệ có bầu không, thì đáp án là nguy cơ cao.
Khi bạn gái phát hiện bản thân bị chậm kinh hoặc có các dấu hiệu nhận biết có thai thì nên mua que thử thai về thử để biết rằng mình bị chậm kinh có phải do mang thai hay không.
>> Tham khảo thêm:
- Cách sử dụng que thử rụng trứng sinh con trai
- Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai do đâu?
Vừa hết kinh 2 ngày quan hệ có bầu không? Đáp án là có nguy cơ mang thai (Nguồn: Sưu tầm)
Quan hệ sau khi hết kinh: Chu kỳ kinh nguyệt đều
Việc hết kinh 1 tuần quan hệ có thai không hay hết kinh 8 ngày quan hệ có thai không phụ thuộc vào số ngày hành kinh trong chu kỳ. Để quan hệ không mang thai, nữ giới nên canh lúc vừa hết kinh hoặc gần bắt đầu một chu kỳ kinh mới.
Lưu ý, bạn nên tránh quan hệ vào thời điểm trước hoặc sau 3 - 4 ngày rụng trứng vì tinh trùng vẫn có thể tồn tại và bơi được đến tử cung.
>> Tham khảo thêm: Các biện pháp tránh thai sau sinh mẹ cần biết
Quan hệ sau khi hết kinh: Chu kỳ kinh nguyệt không đều, bất thường
Với những ai có chu kỳ kinh không đều thì rất khó để trả lời chính xác câu hỏi hết kinh mấy ngày thì quan hệ không có thai. Bởi lẽ, khi kinh nguyệt không ổn định thì hoạt động rụng trứng cũng tương tự. Lúc này, bạn nên áp dụng biện pháp tránh thai tự nhiên như bao cao su, vòng tránh thai,... để đảm bảo an toàn, không mang thai ngoài ý muốn.
Những lưu ý khi sử dụng phương pháp tính ngày hết kinh để tránh thai
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng tính ngày hết kinh hoặc tính ngày rụng trứng để tránh thai không có sự an toàn tuyệt đối, dù là người có chu kỳ đều đặn. Ngoài ra, bạn nên lưu ý trứng rụng chỉ tồn tại trong 24 - 48 giờ, nhưng tinh trùng có thể tồn tại trong tử cung từ 24 giờ - 72 giờ, thậm chí là 5 ngày. Do đó, bạn khi dựa vào chu kỳ kinh, ngày rụng trứng để xác định thời điểm quan hệ tránh thai, thụ thai, bạn cần canh thêm thời gian mà tinh trùng có thể tồn tại trong tử cung nhé!
Bên cạnh đó, quan hệ quá hưng phấn cũng có thể gây nên rụng trứng, dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn dù quan hệ trong thời điểm an toàn. Chính vì thế, bạn nên áp dụng kỹ càng các biện pháp tránh thai khi không có nhu cầu sinh con.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp tính ngày hết kinh để tránh thai (Nguồn: Sưu tầm)
Các câu hỏi thường gặp về khả năng thụ thai trong thời kỳ rụng trứng
1. Vừa hết kinh 7 ngày quan hệ có bầu không?
Thời điểm dễ có thai nhất là khoảng 7 đến 14 ngày (1 tuần đến 2 tuần) sau kỳ kinh, cụ thể là từ 4-5 ngày đến 1 ngày sau khi rụng trứng. Đặc biệt, hai ngày trước khi rụng trứng được cho là những ngày dễ thụ thai nhất. Bạn có thể xem thêm cách tính ngày rụng trứng chi tiết
2. Chất nhầy ra bao lâu thì trứng rụng?
Càng đến gần ngày rụng trứng, lượng hormone nang trứng càng tiết ra nhiều và lượng dịch tiết âm đạo cũng tăng lên. Dịch tiết âm đạo kéo dài đạt cực đại ngay trước khi rụng trứng (2 đến 3 ngày trước).
3. Hết kinh bao nhiêu ngày thì dễ thụ thai?
Chu kỳ kinh nguyệt khác nhau ở mỗi người và có thể dao động ngay cả khi có những thay đổi nhỏ về tình trạng thể chất, nhưng trong trường hợp chu kỳ 28 ngày, sự rụng trứng xảy ra khoảng hai tuần sau khi bắt đầu có kinh, thường là từ ngày 11 đến 21. Nếu kỳ kinh của bạn kéo dài 5 ngày trong chu kỳ 28 ngày thì khoảng 9 ngày sau khi hết kinh là thời điểm dễ thụ thai nhất.
4. Quan hệ sau 15 ngày hết kinh có thai không?
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn có độ dài trung bình khoảng 28 ngày, thì việc quan hệ sau 15 ngày hết kinh được coi là thời điểm khó thụ thai. Tuy nhiên nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 28 ngày thì không loại trừ khả năng mang thai. Vì vậy, hãy sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả để phòng tránh thai không mong muốn. Chi tiết thêm về cách tình ngày rụng trứng, bạn xem thêm trong bài viết nhé!
Hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt và cơ chế rụng trứng không chỉ giúp phụ nữ tự tin trong việc quản lý quá trình thụ thai mà còn giúp họ hiểu hơn về sức khoẻ của bản thân. Hy vọng những thông tin trê đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng. Hãy cùng Huggies theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích khác để nuôi dưỡng sự hiểu biết về sức khoẻ sinh sản và đón nhận cuộc sống mẹ bầu trọn vẹn nhất nhé!
Xem thêm các sản phẩm Huggies và bài viết cùng chủ đề Thụ thai:
- 7 dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều
- Làm thế nào để thu thai?
>> Tham khảo thêm:
- Cách tính sinh con trai
- Cách tính sinh con gái
Tags: Rụng trứng, Dấu hiệu rụng trứng, Tính ngày rụng trứng để tránh thai, Que thử rụng trứng, Hết kinh 2 ngày quan hệ có bầu không?