Viêm kết mạc ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thị lực và thẩm mỹ. Vậy điều trị viêm kết mạc ở trẻ em như thế nào là đúng cách, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh?
Viêm kết mạc là bệnh lý có khả năng lây lan cao, nếu tác nhân gây viêm là vi khuẩn, virus. Viêm kết mạc cũng có thể do dị ứng, kích ứng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm kết mạc, độ tuổi và mức độ tổn thương do bệnh gây ra, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Viêm kết mạc cấp tính do vi khuẩn chiếm hơn 50% các ca mắc ở trẻ, chủ yếu liên quan đến vi khuẩn Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Moraxella catarrhalis. Trong đó, phổ biến nhất là H. influenzae, chiếm 70% trường hợp. Trẻ mắc bệnh có triệu chứng đỏ mắt, đổ nhiều ghèn. Mắt tiết dịch nhầy có màu vàng hoặc xanh lục, tạo thành lớp vảy xung quanh mí mắt gây dính mí mắt vào buổi sáng, khi trẻ mới ngủ dậy. (1)
Phần lớn viêm kết mạc do vi khuẩn tự khỏi trong 7 - 10 ngày mà không cần điều trị. Một số trẻ sẽ được bác sĩ kê thuốc kháng sinh với liều dùng phù hợp để rút ngắn thời gian phục hồi, ngăn ngừa biến chứng. Thuốc có thể ở dạng thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc ở trẻ em. Sau khoảng 24 giờ bắt đầu điều trị kháng sinh, nguy cơ lây lan của vi khuẩn giảm đáng kể.
Lưu ý, thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ, vì vậy bố mẹ phải cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Viêm kết mạc do virus, thường gặp là Adenovirus, khởi phát đột ngột với triệu chứng nóng, rát vùng mắt, cộm mắt và mắt tiết dịch trong, bắt đầu từ một mắt sau đó lan qua mắt còn lại trong vòng 1-2 ngày. Một số trẻ có thể gặp phải triệu chứng toàn thân như sốt, sưng hạch và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bên cạnh Adenovirus, bệnh có thể gây ra bởi Enterovirus 70, Coxsackievirus A24, Coronavirus, Herpes simplex, Varicella zoster,…
Trẻ bị viêm kết mạc do virus thường tự khỏi trong 7 - 14 ngày khi được chăm sóc đúng cách. Thuốc giảm đau, hạ sốt (Acetaminophen, Ibuprofen) có thể được chỉ định với liều dùng phù hợp khi trẻ sốt cao.
Viêm kết mạc do dị ứng phấn hoa, gàu, bụi hay nấm mốc chiếm khoảng 20% trường hợp viêm kết mạc ở trẻ em. Bên cạnh các triệu chứng tương tự viêm kết mạc do virus, trẻ còn cảm thấy ngứa dữ dội ở mắt, có thể kèm theo các triệu chứng dị ứng khác như nghẹt mũi, ho hoặc hắt hơi.
Điều trị viêm kết mạc dị ứng tập trung vào việc hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng và hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng. Nước nhỏ mắt nhân tạo hoặc nước muối được sử dụng để loại bỏ các chất gây dị ứng ra khỏi mắt. Tùy mức độ nặng nhẹ của viêm kết mạc dị ứng, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị phù hợp, có thể bao gồm thuốc kháng histamin tại chỗ, thuốc kháng histamin toàn thân, thuốc steroid tại chỗ,…
Viêm kết mạc do dị vật trong mắt thường gây nên những tổn thương nông và lành tính, kèm theo cảm giác đau, cộm mắt và có thể nhạy cảm với ánh sáng. Dị vật trong mắt nên được loại bỏ càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong 24 giờ. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) tại chỗ hoặc thuốc giảm đau đường uống cho trẻ. Sau khi dị vật được loại bỏ khỏi mắt, trẻ có thể được điều trị dự phòng bằng kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng.
>>>Có thể bạn chưa biết: Trẻ bị viêm kết mạc có nguy hiểm không?
Bố mẹ có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng, góp phần tăng hiệu quả điều trị viêm kết mạc cho trẻ em thông qua chăm sóc hàng ngày đúng cách, bao gồm:
Một số biện pháp phòng ngừa viêm kết mạc ở trẻ hiệu quả bố mẹ nên biết:
>>>Tham khảo thêm: Viêm kết mạc ở trẻ em bao lâu thì khỏi?
Nếu trẻ có dấu hiệu, nghi ngờ viêm kết mạc, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phù hợp. Đối với các trường hợp trẻ viêm kết mạc được bác sĩ kê thuốc và hướng dẫn chăm sóc tại nhà, bố mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ. Trẻ cần được đưa trở lại bệnh viện để bác sĩ hỗ trợ ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây: (2)
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:
Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });Hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ đã hiểu rõ hơn về cách điều trị viêm kết mạc ở trẻ em. Trẻ bị viêm kết mạc cần được chăm sóc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự chữa trị cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian, toa thuốc cũ.
Link nội dung: https://uws.edu.vn/viem-ket-mac-o-tre-so-sinh-bao-lau-thi-khoi-a81340.html