Nấm linh chi

Nấm linh chi Ganoderma growing under oak in California[1] Phân loại khoa học Vực: Eukaryota Giới: Fungi Ngành: Basidiomycota Lớp: Agaricomycetes Bộ: Polyporales Họ: Ganodermataceae Chi: Ganoderma Loài: Danh pháp hai phần Ganoderma lucidumKarst (1881) Các đồng nghĩa

Boletus lucidus (Curtis) Polyporus lucidus (Murrill)

Nấm linh chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum, là một loại nấm lỗ thuộc chi Ganoderma, họ Nấm lim (Ganodermataceae). Nấm linh chi còn có những tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung.

Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong Thần nông bản thảo nấm linh chi được xếp vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm, trong Bản thảo cương mục nấm linh chi được coi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày); gần đây các nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản phát hiện nấm linh chi còn có tác dụng phòng và chống ung thư, chống lão hóa làm tăng tuổi thọ.

Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: germani, axit ganoderic, axit ganodermic, axit oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosine, beta-D-glucan, (đặc biệt trong nấm linh chi, có hàm lượng germani cao hơn trong nhân sâm đến 5 - 8 lần). Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kali, magie, natri, calci

Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng, bổ can chí, an thần, tăng trí nhớ.

Ngày nay người ta biết trong nấm linh chi có germani giúp tế bào hấp thụ Oxy tốt hơn; polysaccharide làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mạnh gan, diệt tế bào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm.

Trong đó hồng chi là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến nhất ở Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Đây là loại nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên. Trong thiên nhiên, loại nấm này vô cùng hiếm, tỉ lệ mọc trên các cây cổ thụ là 1/1 triệu.[cần dẫn nguồn]

Hồng chi chứa hơn 400 thành phần hoạt chất với các dược tính khác nhau, với các thành phần chính như sau:[cần dẫn nguồn]

Một số tác dụng chữa bệnh như:[cần dẫn nguồn]

Hồng chi được lai tạo lần đầu tiên bởi T. Henmi và cộng sự vào năm 1937, và được Y. Naoi trồng rộng rãi tại Nhật vào năm 1971, tại Việt Nam từ năm 2004.[cần dẫn nguồn]

Ganoderma lucidum (Reishi) Inhibits Cancer Cell Growth and Expression of Key Molecules in Inflammatory Breast Cancer

Link nội dung: https://uws.edu.vn/nam-linh-chi-lam-gi-a80869.html