Cháo ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé, đặc biệt là trong giai đoạn từ 4 đến 12 tháng tuổi, giúp bé bổ sung dưỡng chất và làm quen với thực phẩm rắn. Tuy nhiên, nếu mẹ nấu cháo không đúng cách, bé có thể bị biếng ăn và thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn ăn dặm. Bài viết này, Huggies sẽ hướng dẫn cách nấu cháo cho bé ăn dặm đơn giản, giúp bé ăn ngon, đủ chất
>> Tham khảo thêm:
- 30 thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi tăng cân, đủ dưỡng chất
- Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW cho bé 6 tháng
- Thực Đơn Ăn Dặm 8 Tháng Cho Bé Tăng Cân, Phát Triển Khỏe Mạnh
Khi nào mẹ nên bắt đầu cho bé ăn cháo?
Khi bé được 8 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho con ăn cháo. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu có dấu hiệu mọc răng sữa và có thể tập nhai các loại thức ăn nhỏ. Tuy nhiên, vì kỹ năng nhai của bé chưa hoàn thiện, mẹ nên cho bé ăn cháo xay nhuyễn để bé dần làm quen với tinh bột và tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ.
Ngoài ra, dạ dày của bé vẫn còn yếu, thành ruột non mỏng nên bé chưa thể tiêu hóa được thức ăn thô. Việc cho bé ăn cháo nhuyễn từ 8 - 9 tháng tuổi giúp bé dễ ăn, dễ nuốt và dễ tiêu hóa, đồng thời giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Vì vậy, đây là thời điểm hợp lý để bắt đầu cho bé ăn cháo.
>> Tham khảo thêm:
- Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống
- Trẻ mấy tháng mọc răng? Thứ tự, Dấu hiệu và Cách chăm sóc
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh (Nguồn: Huggies)
Nguyên tắc mẹ cần nhớ khi nấu cháo cho bé ăn dặm
Lựa chọn nguyên liệu nấu cháo cho bé
Khẩu phần ăn dặm của bé cần phải đa dạng để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển của bé, mẹ lựa chọn thực phẩm và nguyên liệu phù hợp để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, thực phẩm cho bé ăn dặm cần dễ tiêu hóa. Mẹ nên lựa chọn các nguyên liệu lành tính như: thịt heo, cà rốt, rau ngót, bí đỏ, táo, lê… Hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, lúa mì, đậu nành,...
Khi bé đạt 7 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hơn, bé có thể ăn những thực phẩm chứa nhiều đạm như cá, thịt gà, thịt bò... Tuy nhiên, với hải sản, mẹ nên cho bé làm quen dần dần và cho ăn từng ít một, tránh cho bé ăn quá nhiều hải sản như xò, hau, trai,... trong giai đoạn này vì hàm lượng đạm cao có thể gây khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa nếu bé chưa kịp thích ứng.
>> Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh từ 0 - 12 tháng tuổi
Nấu cháo ăn dặm cho bé theo tỉ lệ chuẩn
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm có thể được điều chỉnh tùy theo độ tuổi để phù hợp với khả năng tiêu hóa của bé.
- Tỷ lệ nấu cháo bé 6 tháng tuổi: Mẹ nấu cháo theo tỉ lệ 1:12 (20g gạo với 250ml nước)
- Tỷ lệ nấu cháo bé 7 tháng tuổi: Mẹ nấu cháo theo tỉ lệ 1:10 (20g gạo với 200ml nước)
- Tỷ lệ nấu cháo bé 8 -9 tháng tuổi: Mẹ nấu cháo theo tỉ lệ 1:8 (30g gạo với 250ml nước)
- Tỷ lệ nấu cháo bé 10 -11 tháng tuổi: Mẹ nấu cháo theo tỉ lệ 1:6 (40g gạo với 250ml nước)
Tùy vào khẩu vị và sự thích nghi của bé, mẹ có thể điều chỉnh độ đặc loãng của cháo sao cho phù hợp với bé. Mẹ lưu ý nên nấu hằng ngày cho bé, hạn chế việc trữ đông thức ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng tốt nhất.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú hoặc bú ít có đáng lo không?
Lượng ăn dặm cho bé theo từng tháng tuổi
- Bé từ 6 - 7 tháng tuổi: Ăn bột loãng hoặc thức ăn xay/nghiền, khoảng 100-200 ml/bữa, vẫn bú mẹ suốt ngày.
- Bé từ 8 - 9 tháng tuổi: Ăn bột đặc, thức ăn nghiền/thái nhỏ, khoảng 200 ml/bữa, ăn 2 bữa/ngày cùng bú mẹ.
- Bé từ 10 - 12 tháng tuổi: Ăn bột đặc, thức ăn thái nhỏ, cắt khúc, khoảng 200-250 ml/bữa, ăn 3 bữa/ngày cùng bú mẹ.
- Bé từ 12 - 24 tháng tuổi: Ăn cháo hoặc thức ăn thái nhỏ, khoảng 250-300 ml/bữa, ăn 3 bữa/ngày, bú mẹ suốt ngày.
- Trẻ trên 24 tháng tuổi: Bé có thể bắt đầu ăn cơm cùng gia đình.
>> Tham khảo: 15 loại sữa cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi tốt được khuyên dùng
Mẹ lựa chọn thực phẩm và nguyên liệu phù hợp theo từng độ tuổi của bé (Nguồn: Sưu tầm)
Gợi ý cách nấu cháo cho bé ăn dặm
Cách nấu cháo ăn dặm: Cháo cua biển rau ngót
Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Độ khó của món Hàm lượng dinh dưỡng 15 phút 40 phút Dễ Protein, chất xơ, khoáng chất
Cua biển chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sự phát triển trí não. Hơn nữa, cháo cua biển có thể kết hợp với nhiều loại rau xanh mà không ảnh hưởng đến mùi vị.
Nguyên liệu:
- Cua biển: 1 con
- Rau ngót: 50 gr
- Đậu đỏ: 100 gr
- Bột ăn dặm: 3 muỗng canh nhỏ
Cách làm:
- Sơ chế cua biển, luộc chín và lấy phần thịt cua, gạch cua để riêng.
- Sơ chế rau ngót: Rửa sạch và xay nhuyễn cùng ít nước. Sau đó dùng rây lọc để ép lấy nước, không lấy xác.
- Ngâm đậu đỏ từ 3-4 tiếng, hấp đến chín sau đó xay nhuyễn.
- Nấu cháo, cho nước luộc cua và thịt cua vào nồi đun sôi. Sau đó bỏ rau ngót trong quá trình nước sôi. Tiếp theo cho đậu đỏ xay nhuyễn và nồi, pha bột gạo với nước, vừa đổ vừa khuấy đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp.
>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm, bé tăng cân nhanh
Công thức cháo cua biển rau ngót cho bé ăn dặm(Nguồn: Sưu tầm)
Cách nấu cháo cho trẻ ăn dặm: Cháo óc heo
Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Độ khó của món Hàm lượng dinh dưỡng 20 phút 50 phút Trung bình Protein, chất xơ, axit béo omega-3
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: Khoảng 2-3 thìa canh.
- Cà rốt: Một củ nhỏ, khoảng 50g.
- Óc heo: Khoảng 50g.
- Gừng: Một lát mỏng, khoảng 3g.
- Muối: Một nhúm nhỏ, chỉ cần một chút để tăng hương vị.
- Dầu mè: Khoảng 1/2 thìa canh để thêm độ béo và hương vị cho cháo óc heo.
Cách làm:
- Vo gạo ngâm trong 2 giờ cho mềm gạo.
- Nạo sạch cà rốt, mài nhuyễn và nấu nhừ với 1 ít nước. Hoặc mẹ có thể cắt hạt lựu sau đó đem đi hấp chín, tán nhuyễn.
- Óc heo bỏ sạch tơ máu, ngâm nước muối. Sau khi làm sạch bỏ vát bát hấp cách thủy với vài lát gừng. Óc heo chín rồi thì mang ra tán nhuyễn.
- Nấu cháo, khuấy cháo đều tay trong 30 phút. Khi cháo đã nhừ tới thì thêm óc heo và cà rốt, nêm dầu mè và đun cháo thêm khoảng 5 phút.
>> Tham khảo thêm: 13 Cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm bổ dưỡng, ăn là thèm
Món cháo óc heo cho bé ăn dặm dinh dưỡng, ăn ngon (Nguồn: Sưu tầm)
Cách nấu cháo cho bé ăn dặm: Cháo lươn cải bó xôi
Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Độ khó của món Hàm lượng dinh dưỡng 25 phút 45 phút Dễ Protein, vitamin, chất xơ
Món cháo lươn thơm ngon có thêm màu xanh bắt mắt của cải bó xôi giúp kích thích sự thèm ăn của bé. Đặc biệt, cháo lươn và cải bó xôi cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp cơ thể bé phát triển tốt hơn.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 25gr
- Thịt lươn: 30gr
- Cải bó xôi: 30gr
Cách làm:
- Lươn sau khi mua về, bạn rửa với nước muối và chanh cho lươn ra sạch chất nhớt.
- Sau khi đã sơ chế lươn, bạn cho vào nồi hấp chín.
- Gỡ thịt lươn và xay hoặc băm nhuyễn. Cho vào chảo xào với hành khô và dầu ăn, nêm thêm 1 ít gia vị cho đậm đà.
- Cháo khi đã nấu chín, bạn cho lươn đã xào, cải bó xôi xay nhuyễn vào nấu cùng, đảo đều tay tới khi rau chín.
>> Tham khảo: Cháo cho bé: Cháo lươn cà rốt
Cách nấu cháo cho bé: Cháo tôm cải xanh
Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Độ khó của món Hàm lượng dinh dưỡng 15 phút 30 phút Dễ Protein, chất xơ, axit béo omega-3
Mẹ có thể biến tấu nấu cháo dinh dưỡng cùng với tôm và cải xanh. Món cháo tôm cải xanh này vô cùng bổ dưỡng, thích hợp với những bé đang bị rôm sảy hoặc nóng trong người.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 25gr
- Tôm: 20gr
- Cải xanh: 10gr
Cách làm:
- Gạo vo sạch rồi nấu thành cháo trắng đặc.
- Tôm luộc chín, bóc vỏ rồi giã nhuyễn. Sau đó, cho tôm xào sơ qua cùng hành tím đã phi thơm.
- Cải xanh rửa sạch, băm nhỏ, cho vào xào cùng tôm.
- Khi cháo trắng chín, bạn cho hỗn hợp tôm và rau cải xanh vào đảo đều trong 2 phút, nêm một ít gia vị rồi tắt bếp.
>> Tham khảo thêm: Top 19 loại bánh ăn dặm cho bé 6 tháng ngon, dinh dưỡng
Cách nấu cháo cho trẻ 6 tháng với cháo tôm cải xanh (Nguồn: Sưu tầm)
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé: Cháo trứng gà bí đỏ phô mai
Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Độ khó của món Hàm lượng dinh dưỡng 10 phút 25 phút Dễ Protein, vitamin, chất xơ
Nguyên liệu:
- Bí đỏ: 50g
- Trứng gà: 1 quả
- Phô mai: 1 miếng phô mai dành cho bé
- Gạo: 25gr
Cách làm:
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, làm sạch và hấp khoảng 15 phút cho chín. Sau khi chín, lấy bí đỏ ra tán nhuyễn.
- Tách lòng đỏ trứng gà, không lấy lòng trắng.
- Nấu cháo, trộn đều bí đỏ với cháo khi lửa đang nhỏ. Khi cháo bí đỏ sôi, cho lòng đỏ trứng gà vào và trộn đều cho tan trứng.
- Cháo đun được 10 phút nữa thì khuấy phô mai vào chung với cháo, để bếp thêm khoảng 3-5 phút nữa thì ngưng lửa. Nấu quá lâu sẽ làm mất dinh dưỡng của phô mai. Lúc nấu phải luôn khuấy đều tay để không bị cháy.
>> Tham khảo thêm: Mách mẹ 15 công thức nấu cháo trứng gà cho bé cực thơm ngon, bổ dưỡng
Cách nấu cháo cho bé 1 tuổi với cháo trứng gà bí đỏ phô mai (Nguồn : Sưu tầm)
Cách nấu ăn dặm cho bé: Cháo gà nấm rơm
Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Độ khó của món Hàm lượng dinh dưỡng 20 phút 40 phút Dễ Protein, vitamin, khoáng chất
Nấm rơm chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin D giúp hệ xương và tim mạch của trẻ được khỏe mạnh. Đồng thời, cháo gà nấm rơm cũng góp phần ngăn ngừa chứng tiểu đường, hen suyễn hoặc ung thư cho bé.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 25gr
- Thịt gà nạc: 50gr
- Nấm rơm: 20gr
Cách làm:
- Trước tiên, bạn nấu cháo cho nhuyễn và đặc.
- Hấp chín thịt gà rồi băm nhỏ với đầu hành trắng cho thơm.
- Nấm rơm sau khi rửa sạch cho ít nước để luộc chín rồi băm nhỏ.
- Sau khi nồi cháo đã chín nhừ, bạn cho cho thịt gà và nấm rơm vào nấu cùng.
- Cuối cùng, bạn nêm thêm một ít muối và đường cho nồi cháo đậm đà hơn.
>> Tham khảo thêm: Cách nấu súp gà thơm, ngon miệng cho bé và cả gia đình
Cách nấu cháo ăn dặm: Cháo thịt bò bí đỏ
Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Độ khó của món Hàm lượng dinh dưỡng 10 phút 30 phút Dễ Protein, vitamin A, chất béo, chất xơ
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 20gr
- Thịt bò bằm: 50g
- Bí đỏ thái mỏng: 50g
Cách làm:
- Đầu tiên, làm nóng dầu ăn trên chảo, cho thịt bò vào xào sơ.
- Bí đỏ luộc hoặc hấp chín, dùng thìa nghiền nhuyễn.
- Gạo khi nấu chín, bạn cho thịt bò và bí đỏ vào đảo đều, nấu thêm khoảng 5-10 phút rồi tắt bếp.
>> Tham khảo thêm: 16 loại bánh ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi thơm ngon và tốt nhất hiện nay
Cách nấu cháo cho bé 6 tháng ăn dặm với cháo thịt bò bí đỏ (Nguồn: Sưu tầm)
Cách nấu cháo ăn dặm: Cháo thịt heo bí đao
Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Độ khó của món Hàm lượng dinh dưỡng 10 phút 20 phút Dễ Protein, vitamin A, vitamin C, chất béo, chất xơ
Nguyên liệu:
- Gạo: 20gr
- Bí đao băm nhuyễn: 50g
- Thịt nạc heo xay nhuyễn: 50g
- Dầu ăn dặm: 5g
Cách làm:
- Cho 1 chén nước lọc vào nồi, đun sôi.
- Thêm thịt xay vào nồi, tiếp tục cho bí đao vào, đun đến khi thịt và bí chín mềm.
- Nhấc nồi xuống, trộn hỗn hợp thịt và bí với cháo trắng.
- Thêm dầu ăn vào, trộn đều và hoàn tất.
>> Tham khảo: Top 10 món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm tăng cân, dễ làm
Cách nấu cháo cho trẻ 6 tháng với cháo thịt heo bí đao (Nguồn: Sưu tầm)
Cách nấu cháo ăn dặm: Cháo cá lóc súp lơ xanh
Thời gian chuẩn bị Thời gian chế biến Độ khó của món Hàm lượng dinh dưỡng 15 phút 30 phút Dễ Protein, vitamin A, vitamin C, chất béo, chất xơ, canxi
Nguyên liệu:
- Cháo trắng: nửa chén (khoảng 75g - 90g cháo nấu chín)
- Cá lóc: 20g
- Súp lơ xanh: 30g
Cách làm:
- Cá lóc làm sạch, hấp cách thủy đến khi chín mềm, lọc bỏ xương và nghiền tơi.
- Súp lơ rửa sạch, thái nhỏ, hấp chín và xay nhuyễn.
- Đun nóng lại cháo trắng, thêm cá lóc và súp lơ vào, đảo đều và nấu thêm khoảng 3 - 5 phút thì tắt bếp.
>> Tham khảo: 13 loại trái cây tốt cho bé ăn dặm và cách làm hoa quả ăn dặm cho bé
Cách nấu cháo cho bé 1 tuổi với cháo cá lóc súp lơ xanh (Nguồn: Sưu tầm)
Một số lưu ý trong cách nấu cháo cho bé
- Nấu cháo chỉ bằng nước hầm xương: Nước hầm xương chỉ giúp tạo vị ngọt và thơm, nhưng chất đạm vẫn nằm trong thịt. Mẹ nên cho bé ăn cả thịt và nước hầm để đảm bảo đủ dưỡng chất.
- Đổ nước lạnh vào nồi đang hầm: Thêm nước lạnh khi đang ninh xương ở nhiệt độ cao sẽ làm mất protein, chất béo và làm xương không nhừ, mất mùi ngọt
- Sử dụng quá nhiều gia vị: Mẹ nên cho bé ăn món thanh đạm, tự nhiên từ rau củ, thịt, tôm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
- Đảo thức ăn liên tục: Khuấy cháo quá mạnh làm thức ăn nát và giảm độ hấp dẫn, khiến bé biếng ăn.
- Dùng sữa trong cháo dặm: Sữa giúp món ăn thêm béo và ngọt, cung cấp dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, nếu nấu sữa quá lâu hoặc quá nóng, sẽ làm mất đi protein và vitamin trong sữa. Vì vậy, mẹ nên thêm sữa vào cuối cùng, sau khi đã nấu xong các nguyên liệu khác như bột, gạo, rau củ, thịt, tôm.
- Không cho dầu ăn vào cháo ăn dặm: Thêm dầu ăn giúp bé bổ sung chất béo cần thiết. Đặc biệt là dầu ăn thực vật, dầu mè, dầu ô liu, dầu cá hồi…
- Hâm cháo nhiều lần: Việc đun sôi nhiều lần sẽ làm cháo mất đi chất lượng dinh dưỡng so với lần đầu.
>> Tham khảo thêm: Có nên cho trẻ ăn hạt nêm? Cách làm hạt nêm cho bé an toàn
Cách bảo quản cháo cho bé ăn cả ngày
- Múc thức ăn đã xay nhuyễn vào khay đá hoặc hộp nhỏ, mỗi phần tương ứng với khẩu phần ăn của bé trong một bữa. Đối với cháo trắng, bạn có thể cho vào hộp lớn để nguội.
- Sau khi thức ăn đã nguội, hãy bọc kín khay hoặc đậy hộp lại và đặt vào ngăn đá để bảo quản lâu hơn.
- Nếu cần, bạn có thể ghi chú tên món ăn và ngày đóng hộp để dễ dàng quản lý và sử dụng sau.
>> Tham khảo: Sữa mẹ vắt ra để ngoài bảo quản được bao lâu ở nhiệt độ thường?
Cách hâm cháo cho bé sau khi cấp đông
- Hâm nóng bằng lò vi sóng: Trước khi hâm nóng, mẹ nên khuấy cháo và thức ăn để cháo rã đông hoàn toàn và không bị vón cục.
- Hâm nóng bằng phương pháp hấp cách thủy: Nếu đã chia đồ ăn thành từng viên nhỏ, bạn có thể cho cháo và món ăn vào chén, rồi đặt chén vào nồi nước. Đun trong khoảng 10-20 phút, sau đó khuấy đều cháo cho bé.
Câu hỏi thường gặp khi nấu cháo cho bé
Nấu cháo cho bé ăn dặm bằng gạo gì?
Khi nấu cháo cho bé ăn dặm, mẹ nên chọn gạo tẻ trắng, vì loại gạo này có hàm lượng tinh bột cao, dễ tiêu hóa và thích hợp cho bé. Gạo nếp có đặc tính kết dính, giúp tạo độ sánh mịn cho cháo, nhưng không nên dùng quá sớm. Gạo lứt tuy giàu vitamin B1 và dưỡng chất, nhưng vì tính chất khô cứng, nên thường được xay thành bột để nấu cho bé.
Cháo ăn dặm để ngăn mát được bao lâu?
Cháo trắng ăn dặm có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, đối với các món cháo đã nêm gia vị như cháo ếch hay súp bí đỏ,... mẹ không nên để quá 1 ngày. Lý do là chất protein và nitrat trong các món cháo này có thể bị oxy hóa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nếu lưu trữ quá lâu.
>> Chủ đề liên quan bố mẹ có thể quan tâm:
- 10 Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh, phòng ngừa ốm vặt
- Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, đơn giản ngay tại nhà
- Nuôi con theo phương pháp EASY: Bé khoẻ, mẹ nhàn tênh
Với những hướng dẫn chi tiết về cách nấu cháo cho bé ăn dặm cho bé từ 4 - 12 tháng tuổi, hy vọng mẹ đã có thêm kiến thức và sự tự tin để chuẩn bị những bữa ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng cho con yêu. Hãy luôn lắng nghe và quan sát bé để điều chỉnh thực đơn phù hợp, giúp bé phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, bạn đừng quên tham khảo thực đơn của bé tại Huggies cũng như gửi câu hỏi về Góc chuyên gia để được giải đáp thắc mắc trong quá trình Chăm sóc bé.
Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều:
tã dán Huggies tràm trà size M, tã dán Huggies tràm trà size L, tã dán Huggies tràm trà size XL, tã dán Huggies tràm trà size XXL, tã quần Huggies size M, tã quần Huggies size L, tã quần Huggies size XL, tã quần Huggies tràm trà size XXL
>> Nguồn tham khảo: https://www.mjandhungryman.com/beef-vegetable-rice-porridge/