Cấu trúc đề thi IELTS Listening sẽ áp dụng với cả 2 loại kỳ thi IELTS: Kỳ thi IELTS Học thuật và kỳ thi IELTS Tổng quát.
Bài kiểm tra Listening IELTS bao gồm 4 phần thi được sắp xếp theo độ khó tăng dần. Có tổng cộng 40 câu hỏi trong bài thi, với mỗi câu tương đương một điểm, mỗi phần nghe bao gồm 10 câu.
Chú ý: Bạn nên thận trọng khi đọc yêu cầu làm bài. Cần chú ý đến số lượng từ, dạng từ,... cần có trong câu trả lời. Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị khả năng phân tích câu hỏi, phân biệt những từ đồng nghĩa,... để điền đáp án chính xác vào bài thi.
Dưới đây là bảng mô tả chi tiết 04 phần có trong đề thi IELTS Listening.
Phần 1
Một cuộc trò chuyện về các vấn đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày của hai người. (Ví dụ: Một cuộc gọi điện đăng ký làm thẻ thành viên cho câu lạc bộ bóng rổ)
Phần 2
Một bài thuyết trình về một chủ đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày (Ví dụ: Một bài thuyết trình về việc làm cách nào để ăn uống khỏe mạnh hơn)
Phần 3
Một cuộc thảo luận về một vấn đề hàn lâm giữa 3-4 người (Ví dụ, các học sinh bàn về đề tài cần phải thuyết trình)
Phần 4
Một bài độc thoại về một vấn đề hàn lâm (Ví dụ: Một bài giảng ở trường đại học)
Cùng DOL tham khảo bảng quy đổi điểm Listening IELTS.
Để đạt thành tích xuất sắc trong phần thi IELTS Listening, không chỉ là việc học kiến thức mà còn quan trọng là áp dụng những mẹo làm bài một cách thông minh. Dưới đây là 20 tip làm IELTS Listening giúp bạn nắm bắt bài thi hiệu quả.
Hãy ngay lập tức báo lại với giám thị giơ tay nếu bạn thấy tai nghe có vấn đề. Hãy đảm bảo các dụng cụ như tẩy, bút chì,... không có vấn đề gì cả.
Đây là điều chắc chắn mà bất kể thí sinh thi Listening IELTS nào cũng phải nắm được. Bạn hãy quay về mục 1 để xem lại cấu trúc bài thi rõ hơn nhé!
Các dạng bài IELTS thường thấy trong các section của kỳ thi Listening.
Form completion: Điền đơn
Form Completion được đánh giá là dạng bài Listening IELTS dễ nhất và thường xuất hiện trong section 1. Bạn sẽ nghe đoạn hội thoại giữa 2 người qua điện thoại và điền những thông tin còn trống vào form.
Note completion: Điền ghi chú
Note completion thường xuất hiện ở section 2. Ở nội dung này, bạn sẽ nghe và điền thông tin ngắn gọn vào tờ ghi chú trong giới hạn số từ cho phép.
Summary completion: Điền tóm tắt
Bạn thường sẽ gặp Summary completion trong section 4 của bài thi. Theo yêu cầu đề bài, bạn sẽ phải điền những từ cần thiết vào nội dung tóm tắt của Audio. Lưu ý về số từ được phép điền tối đa trong 1 ô trống nhé.
Multiple choice: Trắc nghiệm
Đề bài sẽ là những câu hỏi với các đáp án A,B,C hoặc có thể thêm D. Bạn hãy lắng nghe thật kỹ để chọn ra 1 đáp án đúng duy nhất. Multiple Choice được xem là dạng bài khó với nhiều bẫy đáp án và thường sẽ xuất hiện trong section 3 của bài thi Listening IELTS.
Diagram labelling: Điền nhãn cho biểu đồ
Bạn thường sẽ gặp dạng bài này trong section 2 hoặc section 3. Đề bài sẽ cho bạn một biểu đồ với các nội dung còn trống. Bạn hãy dựa vào Audio để điền vào các ô trống đó thật hoàn chỉnh.
Map labelling: Điền bản đồ
Tương tự như Diagram labelling, khi làm Map labelling, bạn cũng dựa vào Audio để điền tên vào các vị trí còn trống trên bản đồ, thường là tên khu vực. Cũng có thể tên địa điểm sẽ được đưa ra sẵn trong đáp án và bạn cần xác định xem chúng ứng với các chữ cái nào trên bản đồ.
Table completion listening: Hoàn thành bảng biểu
Bạn sẽ nghe Audio và hoàn thành các ô còn trống trong bảng biểu cho sẵn. Hãy chú ý đến số lượng từ, bối cảnh, ngữ pháp để không bị mất điểm nhé.
Flow chart: Sơ đồ
Flow chart là dạng sơ đồ mà bạn thường sẽ gặp trong section 3. Nội dung của bài nghe sẽ được rút gọn và trình bày dưới dạng sơ đồ như bên dưới đây. Nhiệm vụ của thí sinh là điền vào chỗ trống từ thích hợp theo trình tự sơ đồ.
Phân chia thời gian hợp lý là một trong những yếu tố chủ chốt để bạn làm bài Nghe IELTS hiệu quả.
Trong phần nghe, băng ghi âm sẽ cho bạn thêm 1 phút để xem lại câu trả lời của bạn và đọc tiếp đoạn tiếp theo. Vì bạn không thể nghe lại nên việc sửa câu trả lời là không thể, tuy nhiên bạn nên ghi thêm một đáp án nháp khác ngay bên cạnh nếu bạn còn chưa chắc chắn với câu trả lời đầu tiên. Để tận dụng hiệu quả 1 phút, tốt hơn hết là bạn nên đọc luôn phần tiếp theo.
Gạch chân hoặc khoanh tròn cụm từ quan trọng (key words) là một mẹo hay trong quá trình làm bài thi, đặc biệt với phần thi multiple choice. Với những phần khác trong bài Listening IELTS, các bạn phải tự điều chỉnh.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến việc: Đề yêu cầu điền 2 hay 3 từ vào chỗ trống, điền chữ cái hay số,...
Để có thể mau chóng làm quen với các hình ảnh, âm thanh liên quan đến chủ đề, bạn nên đoán trước chủ đề của bài nghe sẽ về vấn đề gì. Việc này giúp nâng cao khả năng phản xạ của bạn khi làm bài thi Nghe hơn.
Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là ở dạng bài Listening như: Table hay map, biểu đồ v.v…. Đôi khi, bài thi Listening IELTS muốn làm khó thí sinh bằng cách đảo trật tự câu trả lời. Bạn phải chú ý kỹ để không bị nhầm thứ tự lúc nghe. Nếu không, các bạn sẽ dễ điền sai thứ tự một phần, dẫn đến toàn bộ bài thi bị điền sai đáp án.
Các đáp án gần nhiều dễ có sự liên quan mật thiết với nhau. Do vậy, bạn không thể chỉ nghe xong một câu và để đó mà phải chú ý thêm liệu có thông tin nào được đính kèm theo không. Đôi khi sẽ có hai thông tin cần được điền trong cùng một câu. Để trả lời một cách chính xác nhất, bạn phải nghe toàn bộ lời thoại và chú ý đến cả hai phần.
Nếu bạn không kịp nghe một câu nào đó, hãy nhanh chóng bỏ qua, tránh làm ảnh hưởng đến các câu tiếp theo. Mặc dù sẽ rất lãng phí nếu bỏ đi một điểm, nhưng vẫn tốt hơn là để toàn bộ bài làm của bạn bị ảnh hưởng nhé.
Đừng hiểu nhầm! DOL không khuyến khích gian lận trong thi cử nhé. Nếu trong lúc làm bài, bạn hoang mang không biết đang làm đến phần nào, hãy nhìn những người xung quanh để cố gắng nắm bắt keyword và lật đến ngay đến trang mà rất nhiều người khác cũng đang tập trung làm.
Vì chủ đề và các câu hỏi trong cuộc đối thoại không phải lúc nào cũng giống nhau nên nhiều khi bạn không thể suy đoán nội dung cuộc hội thoại dựa trên các từ khóa mà phải hết sức lắng nghe để hiểu được người ta đang trao đổi những gì. Đôi khi các thí sinh sẽ dễ mất điểm trong kỳ thi Listening do tập trung quá nhiều vào keyword.
Đừng quá hoảng sợ khi bạn nghe phải một từ mới “lạ hoắc”. Bạn không cần phải hiểu nghĩa từng từ mà chỉ cần tập trung vào nghĩa của cả câu. Ngay cả đối với người bản xứ, việc nghe và hiểu từng từ đôi khi vẫn có thể là một thách thức lớn.
Sau khi hoàn thành bài thi Nghe, bạn cần kiểm tra kỹ hai yếu tố này trước khi nộp bài. Đã bao nhiêu lần bạn bị trừ điểm vì thiếu một chữ "s"? Bạn có cảm thấy sự tức giận không? Ngoài ra, bạn cũng phải lưu ý đến các lỗi chính tả khác, ví như các chữ cái kép sau khi thêm đuôi "ing" hoặc "ed" vào sau một từ.
Đôi khi trong lúc thi, nhiều thí sinh quên mất một sự thật rằng: Đề chỉ để nghe và không có tác dụng chấm điểm, còn answer sheet mới là điều quan trọng. Sau phần nghe, bạn cần chú ý khi chuyển đáp án sang phiếu trả lời. Hãy chú ý đến số lượng từ, chính tả, v.v. Các từ nối vẫn được tính là một từ. Để bài viết được chấm điểm đúng, bạn cũng nên chú ý đến sự tương khớp giữa các số thứ tự.
Trong bài Nghe IELTS có thể sẽ xuất hiện nhiều chất giọng khác nhau như: Giọng Úc, Anh, Mỹ, Canada, New Zealand và các giọng khác, đôi khi là giọng Ấn Độ hoặc Châu Âu, nhưng giọng Anh vẫn là phổ biến nhất.
Việc đọc số và phát âm tên nhất định sẽ có trong Phần 1 Listening. Nếu bạn chưa quen với sự khác biệt trong phát âm trọng âm và phản ứng nhanh với tiếng Anh, hãy luyện tập nhiều hơn để không bị mất điểm ở phần dễ nhất của kỹ năng Nghe này.
Để làm quen với các accent và nhấn nhá khác nhau trong IELTS, việc sử dụng các trang web luyện nghe là một cách hiệu quả.
Để phân loại trình độ thí sinh, bài Nghe IELTS rất thường hay cài bẫy. Ví dụ, trong phần 1, người nói sẽ thay đổi những gì họ đã nói và nhiều thí sinh sẽ dễ bỏ qua điều này. Trong các phần khác, người nói cũng có khả năng lặp lại điều này.
Những cái bẫy này thường có các dấu hiệu cảnh báo như "xin lỗi" (Sorry), "thực ra là" (Actually), "ồ, chờ đã" (No, wait), "không" (No), v.v. Bạn không nên vội vàng gạch bỏ tất cả các câu trả lời trước đó mà thay vào đó, bạn nên luyện tập nhiều hơn. Để tránh bị gián đoạn, hãy ghi chú một ý nhỏ ngay bên cạnh.
Nếu đã không nghe được thì tại sao lại phải bỏ trống đáp án? Khi điền một đáp án bạn không quá chắc chắn, ít nhất thì bạn vẫn có cơ hội gỡ điểm. Bạn có thể sử dụng các phương pháp suy đoán để tìm ra câu trả lời đúng hoặc thay thế một đại từ hợp lý.
Đối với dạng bài multiple choice, bạn có thể chọn câu trả lời bạn thấy hợp lý nhất, hoặc khoanh ngay đáp án của mọi nhà: Đáp án "C".
Đừng mất tập trung khi nghe! Nếu không, công sức của bạn sẽ đổ sông đổ bể hết đấy. Nếu có nhỡ xao nhãng thì bạn cũng phải mau chóng xốc lại tinh thần trước khi bị mất điểm vì một lý do không đâu nhé.
Để nghe được đoạn băng nói gì thì vốn từ vựng cũng chính là nền tảng thể hiện khả năng của bạn trong bài thi Listening.
>> Xem thêm các bài viết về từ vựng trên DOL English
Nhiều bạn thường mất điểm kỹ năng Listening do chỉ được nghe có 1 lần thôi. Không chỉ vậy, các bạn phải vừa nghe, vừa đọc, vừa ghi lại đáp án.
Những từ quan trọng và ý chính của một cuộc trò chuyện là những gì sẽ xuất hiện và lặp lại trong đoạn hội thoại. Hãy lắng nghe thật kỹ những từ được lặp lại với tần suất cao trong đoạn hội thoại.
Hướng dẫn cải thiện Band điểm IELTS Listening:
Dưới đây là một số dạng bài IELTS Listening mà bạn nên tham khảo nếu muốn giành được band điểm cao.
➤ Câu hỏi trắc nghiệm:
Trong bài thi IELTS Listening sẽ có một phần cho câu hỏi trắc nghiệm. Chúng ta có thể chia những câu hỏi này thành 2 dạng sau đây:
Câu hỏi trắc nghiệm có một câu trả lời
Câu hỏi trắc nghiệm có hai câu trả lời trở lên
Đối với những câu hỏi có một hoặc nhiều câu trả lời, bạn sẽ phải lắng nghe thật kỹ để xác định tất cả các câu trả lời từ các tùy chọn được đưa ra.
*Khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, bạn nên ghi nhớ các điều sau.
➤ Câu hỏi xác định vị trí trên bản đồ
Dạng câu hỏi này sẽ cung cấp một bản đồ trong đề bài và yêu cầu bạn phải tìm và ghi lại tên của các địa điểm cho sẵn.
Có 2 dạng câu hỏi như sau:
Một danh sách các từ cần điền được cung cấp sẵn và bạn chỉ cần nghe để chọn đúng từ phù hợp.
Không có danh sách tổng hợp vị trí. Bạn sẽ phải nghe và tự xác định địa điểm đề điền vào bản đồ.
*Những lưu ý giúp bạn làm tốt bài thi xác định vị trí trên bản đồ.
➤ Câu hỏi: Hoàn thành câu / Hoàn thành ghi chú / Hoàn thành bảng / Câu hỏi hoàn thành sơ đồ
Trong một số trường hợp, sẽ một chỗ trống mà bạn có thể dự đoán và nhập được câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần có một nền tảng kiến thức vững chắc để làm việc này.
➤ Câu hỏi nối thông tin
Ngay cả khi không xuất hiện thường xuyên như các loại câu hỏi khác trong phần Listening, các câu hỏi này thỉnh thoảng vẫn xuất hiện. Bạn sẽ được cung cấp một danh sách các câu trả lời với dạng bài này. Tất cả những gì bạn cần làm là lắng nghe và nối các câu trả lời. đúng.
Nếu câu trả lời là ngày tháng, hãy chú ý theo dõi tất cả các số liệu được nhắc đến trong bài. Bạn nên tận dụng cơ hội để xem tất cả các câu trả lời trước khi nghe để có cái nhìn tổng quan. Để xác định giải pháp nhanh chóng và chính xác hơn, bạn cũng cần viết ra tất cả các dữ kiện thích hợp.
Ngôn ngữ then chốt được sử dụng như một lời giới thiệu để dẫn dắt người nghe đi đến một nội dung chi tiết. Dưới đây là danh sách những cụm từ giúp người nghe có thể dự đoán những gì sẽ diễn ra tiếp theo.
Giới thiệu bài học / bài giảng
The purpose of today’s lecture is…
The subject/topic of my talk is
The lecture will outline …
The talk will focus on …
Today I’ll be talking about / discussing…
Today we are going to talk about…
The topic of today’s lecture is…
Mô tả cấu trúc của bài giảng
I’m going to divide this talk into a few parts.
First, we’ll look at….. Then we’ll go on to … And finally I’ll…
Giới thiệu chủ đề / điểm đầu tiên / phần đầu tiên
I’m going to divide this talk into a few parts.
First, we’ll look at….. Then we’ll go on to … And finally I’ll…
Bắt đầu một ý tưởng hoặc liên kết đến một ý tưởng khác
Let’s move on to…
Now, let’s turn to…
And I’d now like to talk about…
Building on from the idea that…,
Another line of thought on … demonstrates that
Having established …,
Để kết thúc cuộc nói chuyện / Tổng kết
In conclusion, …
From the above, it is clear that …
Several conclusions emerge from this analysis …
To summarize, …I’d like now to recap…
Đối với cách luyện nghe IELTS hiệu quả, hãy xác định mục tiêu lắng nghe hàng ngày và đặt kỳ vọng cá nhân, cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc này. Bạn cũng có thể tận dụng các tài liệu học IELTS trực tuyến chất lượng để hỗ trợ quá trình luyện nghe của mình. Bằng cách này, bạn sẽ có cơ hội tối ưu hóa khả năng hiểu và thích ứng với đa dạng giọng và tình huống luyện nghe trong kỳ thi IELTS.
Hy vọng với các thông tin cực kỳ chi tiết trên, các bạn đã nắm được sơ lược về cấu trúc và mẹo làm bài thi Listening IELTS hiệu quả. DOL chúc các bạn đạt được số điểm như mong đợi trong kỳ thi sắp tới.
Ngoài ra, nếu đang có ý định rèn luyện IELTS, thì bạn đừng nên bỏ qua chương trình ôn luyện IELTS tại DOL English. Khác với nhiều trung tâm khác khó có thể quản lý chất lượng học sinh do lớp quá đông, chương trình luyện thi IELTS ở đây sẽ đưa ra đánh giá cụ thể những điểm cần cải thiện. Từ đó, học viên không chỉ nắm vững kiến thức tiếng Anh cơ bản mà còn cải thiện được cả bốn kỹ năng tiếng Anh: Nghe - Nói - Đọc - Viết.
Link nội dung: https://uws.edu.vn/tips-lam-listening-ielts-a77753.html