Các khối ngành kinh tế hiện nay là ngành học “hot” với các bạn chuẩn bị thi đại học. Nhưng nhắc đến ngành kinh tế, nhiều học sinh cuối cấp 3 hay các bạn chuẩn bị chọn chuyên ngành chưa biết ngành kinh tế phải học gì, ra trường có công việc hay không. Trên thực tế, học đại học ngành kinh tế ra làm gì còn phụ thuộc vào chuyên ngành học cũng như mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai.
Học ngành kinh tế ra trường có rất nhiều vị trí công việc khác nhau mà mọi người có thể làm. Đặc biệt trong số này nhiều nghề nhu cầu lao động cao, mức lương cũng rất lý tưởng. Điển hình có thể kể đến như Kế toán, kiểm toán, nhân viên kinh doanh, nhân viên ngân hàng, chuyên viên tư vấn khách hàng, chuyên viên kinh doanh, trợ lý giám đốc…
Dưới đây là một vài công việc tốt mà những ai thắc mắc học ngành kinh tế ra làm gì có thể tham khảo.
Đa số các bạn sinh viên trường kinh tế sau khi tốt nghiệp đều làm ở vị trí nhân viên kinh doanh thuộc phòng ban/ bộ phận kinh doanh. Đây cũng được xem là vị trí quan trọng tại các công ty, doanh nghiệp.
Khi bạn trở thành nhân viên kinh doanh, vai trò của bạn là xây dựng các chiến lược kinh doanh, xây dựng các mối quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng để tăng doanh thu cũng như phát triển công ty.
Trở thành chuyên viên nghiên cứu thị trường là một trong những công việc phổ biến khi được hỏi học kinh tế ra làm gì. Trong thời đại 4.0, nhiều công ty chỉ làm việc dựa trên các dữ liệu. Lúc này, nhân viên nghiên cứu thị trường là người thu thập thông tin từ thị trường cũng như khách hàng tiềm năng, khách hàng thân thiết, đối thủ cạnh tranh…
Ngành học marketing trở nên huyên náo trong những năm gần đây vì sự phát triển của lĩnh vực này. Do đó, sinh viên có thể chọn vị trí việc làm tại bộ phận Marketing như nghiên cứu và phát triển, content marketing, digital marketing hay media, … sau khi sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, Quản trị Kinh doanh.
Nhiệm vụ chính của nhân viên trong phòng ban Marketing là xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp, triển khai các chiến lược đồng thời theo dõi và giám sát các chiến lược đó để quảng bá các dịch vụ, sản phẩm và thương hiệu của công ty, của doanh nghiệp. Ngoài ra, ngành nghề này cũng đòi hỏi bạn là người có tính sáng tạo cao, tư duy giỏi.
Không chỉ tốt nghiệp ngành kế toán mới đào tạo thành một nhân viên, chuyên viên kế toán mà học kinh tế cũng có thể giúp bạn trở thành kế toán viên nếu bạn có đủ kiến thức và yêu thích công việc này. Nhiệm vụ chính của kế toán là kiểm tra, giám sát khoản thu/ chi tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vị trí kiểm toán viên hay kiểm toán yêu cầu bạn phải hiểu biết về luật pháp về tài chính, kế toán.
Thêm vào đó, công việc kiểm toán đòi hỏi nhân viên phải am hiểu về nhiệm vụ của kế toán cũng như giỏi các kỹ năng phân tích, tính toán. Một chuyên viên kế toán giỏi là khi bạn phải biết thu thập và đánh giá, xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
Bạn có cơ hội làm nhân viên ngân hàng hoặc các vị trí liên quan đến ngân hàng sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng hay ngành kinh tế. Một số vị trí liên quan mà bạn có thể tham khảo bao gồm kiểm soát tài chính doanh nghiệp, hoạch định tài chính, nhân viên phân tích rủi ro, chuyên viên phân tích dữ liệu và cố vấn, vị trí giới thiệu và cung cấp, tư vấn các dịch vụ kinh tế, tài chính.
Đây là lựa chọn đa số của nhiều sinh viên vì mức thu nhập và chính sách đãi ngộ của các ngân hàng rất tốt.
Vị trí chuyên viên tư vấn tài chính kinh tế đòi hỏi sinh viên phải có những kỹ năng phân tích, tính toán nhanh nhạy kết hợp khả năng phán đoán tốt sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục cập nhập tình hình thị trường kinh tế trong và ngoài nước.
Khi trở thành cố vấn hay chuyên viên tư vấn tài chính kinh tế của một tổ chức hay cá nhân, bạn phải am hiểu nhiều về các mô hình kinh tế thế giới vì nhiệm vụ của một cố vấn viên lúc này là hoạch định tài chính, lập kế hoạch hành động, giám sát tài chính một cách sát sao và thường xuyên, dự báo những biến động và rủi ro trong tương lai…
Nếu bạn thắc mắc học kinh tế ra làm gì, trở thành một nhà nghiên cứu hoặc giảng viên tại các trường cao đẳng đại học chuyên về kinh tế là đáp án cho bạn. Ngày nay, muốn trở thành nhà nghiên cứu hoặc giảng viên thì bạn phải đủ yếu tố là tốt nghiệp đại học và học các cấp bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ…
Hơn nữa, giảng viên khi giảng dạy các chuyên ngành về kinh tế cần có đầy đủ chuyên môn, kỹ năng phân tích dữ liệu, xu hướng phát triển của nền kinh tế trong thời gian tới và sự mạnh dạn, tự tin, nhiệt huyết để truyền tải kiến thức đến các sinh viên một cách tốt nhất.
Làm việc tại các cơ quan nhà nước là cơ hội việc làm mơ ước của nhiều bạn sau khi trở thành cử nhân. Một số các ngành kinh tế sau khi ra trường sẽ được đảm nhận các vị trí cụ thể thuộc cơ quan nhà nước như chuyên viên phân tích rủi ro, chuyên viên phân tích giá cả hoặc cố vấn viên về tài chính, hoạch định kinh tế.
Khi làm việc tại nhà nước, thu nhập của bạn sẽ ở mức ổn định nhưng bạn sẽ nhận được chính sách và ưu đãi về lương sau khi nghỉ hưu.
Xem thêm: Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? dễ xin việc không?
Các khối ngành kinh tế khá rộng, vì vậy bạn có thể làm việc tại nhiều ngành liên quan bao gồm:
Đối với sinh viên mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm mức lương trung bình khoảng 8 triệu đồng/ 1 tháng. Mức lương sẽ được xét duyệt định kỳ từ 3-6 tháng tuỳ công ty.
Nhưng nếu bạn là người có năng lực, mang lại nhiều lợi nhuận và cống hiến hết mình cho công ty thì thu nhập của bạn sẽ tăng lên vài chục triệu hay vài trăm triệu đồng/ tháng.
Khi muốn hiểu rõ vấn đề học kinh tế ra làm gì, bạn có thể tham khảo thông tin bài viết trên của Seoul Academy. Thêm đó, bạn hãy cân nhắc về thực trạng của ngành kinh tế và các ưu điểm khi chọn học ngành này để đưa ra quyết định có nên học kinh tế không. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn cập nhập thêm những thông tin hữu ích về khối ngành kinh tế cũng như vấn đề liên quan.
Link nội dung: https://uws.edu.vn/nganh-kinh-te-ra-lam-nghe-gi-a77692.html