Điểm qua 4 chiến lược kinh doanh quốc tế điển hình doanh nghiệp cần biết

Một chiến lược kinh doanh quốc tế đúng đắn sẽ đưa doanh nghiệp thâm nhập và phát triển thành công ở thị trường thế giới. Không chỉ phát triển ở thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp Việt ngày nay cũng mong muốn đưa doanh nghiệp của mình vươn tầm thế giới để tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc xâm nhập vào một thị trường mới luôn đi kèm với khó khăn và nhiều thách thức mà doanh nghiệp không thể ứng dụng 100% những gì đã thực thi ở thị trường cũ để đòi hỏi sự thành công tương tự.

Chính vì vậy, khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế ra đời, với 4 hình thức điển hình đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp trên thế giới.

Điểm qua 4 chiến lược kinh doanh quốc tế điển hình doanh nghiệp cần biết

Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Chiến lược kinh doanh quốc tế là việc thực hiện các chiến lược kinh doanh ở thị trường nước ngoài bằng cách chuyển dịch các kỹ năng và sản phẩm có giá trị từ mô hình kinh doanh hiện tại và ứng dụng khéo léo sao cho phù hợp với tệp khách hàng quốc tế.

Phần lớn các hoạt động vận hành và sản xuất không có sự thay đổi nhiều so với thị trường trong nước. Tuy nhiên, về cách thức tiếp cận, quảng bá sản phẩm và các chiến lược thâm nhập thị trường sẽ có nhiều điểm khác biệt, bởi sự khác nhau về nhu cầu và mối quan tâm của nhóm đối tượng khách hàng đã thay đổi.

Chiến lược kinh doanh quốc tế là gì?

Cũng giống như mọi chiến lược kinh doanh, chiến lược kinh doanh quốc tế cho phép doanh nghiệp xác định rõ hướng đi và cách thức triển khai hoạt động với 4 vai trò then chốt:

>>>Đọc thêm: Chiến lược kinh doanh là gì?

4 mô hình chiến lược kinh doanh quốc tế điển hình

Để tiếp cận và triển khai các mô hình kinh doanh ngoài nước, phần lớn các doanh nghiệp sẽ sử dụng 4 chiến lược điển hình dưới đây mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn và áp dụng chiến lược phù hợp với tình hình doanh nghiệp mình:

4 mô hình chiến lược kinh doanh quốc tế điển hình

Chiến lược quốc tế (international strategy)

Nếu các kế hoạch kinh doanh của bạn chỉ ra được một sự thiếu sót về nguồn cung ứng ở một thị trường quốc tế, hay ít nhất là ở đó những kỹ năng sản xuất và tạo ra sản phẩm này còn nhiều yếu kém, thì đó có thể là cơ hội để bạn áp dụng chiến lược quốc tế tại thị trường đó.

Chiến lược quốc tế tạo ra giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp bằng cách chuyển chuyển các kĩ năng giá trị và các sản phẩm đến các thị trường quốc tế, nơi mà dường như khách hàng còn quá lạ lẫm với sản phẩm của bạn hoặc thị trường ở đó cho có nhiều giải pháp cung ứng tốt nhất có thể cho nhóm khách hàng có nhu cầu này.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc chiến lược kinh doanh quốc tế này chỉ thực sự có ý nghĩa khi những nhà kinh doanh bản địa chưa thực sự mạnh, hay các yếu tố về cắt giảm chi phí và các chính sách địa phương không là tác động lớn đối với doanh nghiệp của bạn.

Chiến lược đa quốc gia (Multinational strategy)

Cũng là các sản phẩm và dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp bạn, nhưng ở mỗi quốc gia, cách ứng dụng, loại sản phẩm và các chiến lược Marketing sao cho phù hợp với tệp khách hàng ở quốc gia đó.

Đó là cách mà các doanh nghiệp áp dụng chiến lược đa quốc gia sẽ cần phải làm. Hay nói nôm na, đó là một chiến lược riêng biệt cho mỗi quốc gia tùy thuộc theo nhu cầu và móng muốn của thị trường ở nơi đó.

Chiến lược này sẽ đạt được hiệu quả nếu nhu cầu ở thị trường đó thực sự cao và doanh nghiệp của bạn không gặp phải các vấn đề về cắt giảm chi phí.

Chiến lược đa quốc gia (Multinational strategy)

Chiến lược toàn cầu (Global strategy)

Một chiến lược kinh doanh quốc tế nữa cũng thường được sử dụng là chiến lược toàn cầu. Với chiến lược này, các công ty sẽ tập chung việc gia tăng lợi nhuận bằng việc tối ưu hóa chi phí sản xuất để đạt được những lợi nhuận cộng dồn khổng lồ hơn.

Phần lớn doanh nghiệp sẽ ứng dụng chiến lược toàn cầu bằng cách đưa các sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa nhất định và phân phối ở tất cả các thị trường. Như vậy, giá thành sản phẩm của họ sẽ được giảm thiểu đáng kể nhờ việc sản xuất số lượng hàng hóa lớn đều đặn.

Chiến lược toàn cầu thường được áp dụng ở các doanh nghiệp gặp áp lực cao về sự cắt giảm chi phí và ở những thị trường mà yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm không có nhiều khắt khe.

Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

Khác với các chiến lược kinh doanh quốc tế khác, chiến lược xuyên quốc gia đòi hỏi một sự khác biệt lớn vì thường được áp dụng trong những thị trường có mức độ cạnh tranh cao.

Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

Doanh nghiệp phải khai thác tất cả các yếu tố thế mạnh then chốt để tạo ra được lợi thế cạnh tranh của riêng mình mới tạo được sức ép với các doanh nghiệp địa phương hoạt động cùng lĩnh vực.

Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này khi công ty phải đối mặt với áp lực lớn về việc cắt giảm chi phí và các yêu cầu khắt khe từ thị trường, hay sự cạnh tranh quá gắt gao giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Kết luận

Chiến lược kinh doanh quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần phải xác định rõ khi quyết định đưa doanh nghiệp của mình tiến xa hơn ở thị trường ngoài nước. Mỗi chiến lược đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Điều quan trọng là bạn sẽ cần thấu hiểu doanh nghiệp của mình để sử dụng chiến lược phù hợp, đồng thời phải luôn có sự chuẩn bị kỹ càng, cùng những kế hoạch kinh doanh xuyên suốt để đảm bảo guồng máy công ty vẫn hoạt động ổn định ở bất kỳ thị trường nào.

Tài liệu tham khảo:

Link nội dung: https://uws.edu.vn/vi-du-ve-cac-chien-luoc-kinh-doanh-quoc-te-a77403.html