Giải quyết nỗi lo với bộ thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 đến 12 tháng tuổi
Vì thế, nhằm giúp các mẹ giải quyết vấn đề này, TASTY Kitchen sẽ giới thiệu trọn bộ thực đơn cho bé ăn dặm từ 6 đến 12 tháng tuổi trong bài viết sau đây. Mời các bạn tham khảo!
Thời điểm phù hợp để cho bé ăn dặm
Theo chia sẻ của các chuyên gia Viện dinh dưỡng Quốc gia, từ tháng thứ 6 chính là thời điểm phù hợp nhất để cho bé làm quen với việc ăn dặm và sau 1 tháng bé sẽ có thói quen ăn dặm mỗi ngày. Cũng theo các chuyên gia, ở tháng thứ 6, sữa mẹ sẽ ít protein hơn, vì vậy cần phải cho bé ăn dặm để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Theo đó, các dưỡng chất cần bổ sung cho trẻ ở giai đoạn này gồm protein, sắt, canxi, DHA, choline,… Ngoài ra, thời điểm 5 tháng rưỡi, bé sẽ hoạt động nhiều hơn, tiêu tốn nhiều năng lượng, vì vậy việc bổ sung thêm các dưỡng chất kết hợp với sữa mẹ là điều cần thiết.
Thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào là phù hợp?
Số lượng và các loạithực phẩm ăn dặm trong thực đơn của bé là những vấn đề rất quan trọng mà bố mẹ nên biết. Cụ thể:
Bé trước 6 tháng tuổi
Không nên ăn dặm, chỉ cần bú sữa mẹ.
Bé từ 5 tháng rưỡi đến 6 tháng:
Tập làm quen với việc ăn dặm, kết hợp với việc bú sữa mẹ.
Thời gian đầu chỉ cho bé tập ăn dặm với liều lượng nhỏ từ khoảng 5 - 10ml/lần và 30 - 45ml/ngày, sau đó tăng liều lượng lên để trẻ quen dần.
Các loại thực phẩm ăn dặm bố mẹ có thể tham khảo cho bé ăn vào giai đoạn này bao gồm: ngũ cốc, thịt, rau, trái cây, phô mai, sữa chua,…
Lưu ý, không nên ép trẻ ăn quá nhiều, hãy để bé tự quyết định lượng thức ăn mà bé có thể tiêu thụ.
Mỗi ngày chỉ nên cho bé ăn 2 lần và thời gian cho mỗi lần ăn là cách xa nhau.
Bé từ 7 - 12 tháng
Ở giai đoạn này, bé sẽ chính thức ăn dặm.
Tùy thuộc vào sự phát triển, cơ địa, khẩu vị mà mỗi bé sẽ có những lượng ăn khác nhau. Bố mẹ nên chia nhỏ từng bữa ăn của bé và không nên chia quá nhỏ.
Mỗi bữa ăn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất sau cho bé: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất xơ.
Cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi lên thực đơn cho bé ăn dặm
Thức ăn cần được nấu chín, nghiền hoặc xay nhuyễn
Giai đoạn ăn dặm cho bé từ 6 đến 8 tháng tuổi: thức ăn cần phải được nghiền nhỏ, nhuyễn để tránh tình trạng bé bị hóc khi đang ăn.
Giai đoạn ăn dặm cho bé từ 9 đến 12 tháng tuổi: thức ăn không cần nghiền nhỏ nhưng phải mềm, nấu nhuyễn thành cháo, bột, thêm chút cái để giúp mọc răng.
Các món ăn dặm cho bé cần kết hợp với các loại rau, củ, quả để trẻ dễ tiêu hóa.
Kết hợp các nhóm chất dinh dưỡng với nhau
Trong quá trình xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé, bố mẹ cần cân đối giữa 4 nhóm chất dinh dưỡng để bé phát triển đồng bộ về thể chất lẫn trí tuệ. Ngoài nhóm tinh bột là chính thì cần bổ sung thêm đạm trong cá , thịt, trứng, cua,…và các loại vitamin, chất khoáng trong rau củ quả như đu đủ, củ cải, cà rốt, chuối, cam,… Cuối cùng là kết hợp với chất béo của dầu, mỡ,…
Đảm bảo an toàn thực phẩm
Thức ăn của bé phải được nấu chín, nấu kỹ.
Các loại rau, củ, quả phải đảm bảo là nguyên liệu sạch, không chứa các chất tăng trưởng, thuốc kích thích,…
Rèn luyện thói quen ăn đúng giờ
Việc xây dựng thói quen ăn dặm cho bé đúng giờ sẽ giúp dạ dày của bé quen với việc hấp thụ thức ăn.
Thời gian tập ăn dặm sẽ ăn 2 bữa/ngày.
Sau đó, có thể ăn 6 bữa/ngày với liều lượng ít, tiếp theo giảm dần còn 5 bữa/ngày và cuối cùng là 3 bữa/ngày.
Thời gian ăn cho mỗi bữa là cách nhau 2 giờ đồng hồ.
Những điều nên tránh khi bé ăn dặm
Bố mẹ quá nóng vội: quá trình ăn dặm cần phải được rèn luyện từ từ để bé hình thành thói quen.
Thức ăn chưa chín: những thực phẩm khi cho bé ăn cần được nấu chín tuyệt đối, tránh trường hợp bé bị dị ứng.
Thức ăn quá nóng cũng sẽ khiến lưỡi của bé bị bỏng, mất cảm giác với thức ăn, ăn không ngon miệng.
Dừng cho bé bú sữa mẹ: trong thời gian ăn dặm không nên dừng cho bé bú mà vẫn kết hợp cho bé bú sữa mẹ với việc ăn dặm đều đặn.
Bộ thực đơn ăn dặm cho bé phù hợp với từng giai đoạn
Đối với bé 6 tháng tuổi
Loại thức ăn: thức ăn nghiền nhỏ, xay nhuyễn, bột loãng (1 bữa ăn) kết hợp với 1 bữa bú sữa mẹ.
Lượng thức ăn: từ 100 đến 200ml.
Đối với bé 7 tháng tuổi
Loại thức ăn: thức ăn nghiền nhỏ, thái nhỏ hoặc bột đặc (2 bữa ăn) và 1 bữa bú sữa mẹ.
Lượng thức ăn: 200ml.
Đối với bé 8 tháng tuổi
Loại thức ăn: thịt xay nhuyễn, rau xanh, trái cây, bột ngũ cốc (3 bữa ăn) kết hợp với bú sữa mẹ.
Lượng thức ăn: 230ml.
Đối với bé 9 - 10 tháng tuổi
Loại thức ăn: thức ăn thái nhỏ, bột đặc (3 bữa ăn) và 1 bữa bú sữa mẹ.
Lượng thức ăn: từ 200 đến 250ml.
Đối với bé 11 tháng tuổi
Loại thức ăn: thức ăn thái khúc mềm, cháo ( 3 bữa ăn) và 1 bữa bú sữa mẹ.
Lượng thức ăn: từ 250 đến 300ml.
Đối với bé 12 tháng tuổi
Loại thức ăn: cháo trắng kết hợp thịt, tôm, cá, trứng, rau xanh, dầu.
Lượng thức ăn: 200ml cháo kết hợp các thực phẩm kể trên.
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 đến 12 tháng
Món ăn dặm cho bé 7 - 8 tháng tuổi
Cháo cá thịt trắng và cà rốt
Nguyên liệu
Cà rốt: 50g.
Cá thịt trắng: 303g.
Rong biển tươi/khô: ½ thìa.
Bột gạo: ½ thìa.
Cách thực hiện
Làm sạch cá, loại bỏ lớp da, xương, mang đi hấp chín và nghiền nhuyễn.
Cà rốt: gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ với độ dài khoảng 1mm rồi cho vào nồi luộc chín, nghiền nhuyễn.
Rong biển: rửa sạch và luộc tầm 2 phút cho mềm.
Đổ tất cả các nguyên liệu vừa sơ chế vào nồi đun trong vòng 3 phút. Tiếp theo, cho bột gạo với ít nước vào khuấy đều. Chờ đến khi sôi là có thể tắt bếp.
Cháo thịt gà bí đỏ
Nguyên liệu
Thịt gà thái miếng.
Gạo tẻ.
Bí đỏ cắt miếng.
Phô mai.
Cách thực hiện
Bỏ gạo tẻ vào nồi nấu cháo.
Thịt gà có thể hấp chín hoặc luộc đều được. Sau đó, nghiền nhuyễn.
Bí đỏ: rửa sạch, luộc chín và nghiền nhuyễn.
Cho thịt gà, bí đỏ, 1 viên phô mai vào nồi cháo rồi đun đến khi sôi.
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 - 10 tháng tuổi
Cháo trứng gà và khoai lang
Nguyên liệu chuẩn bị
Lòng đỏ trứng gà.
Khoai lang.
Cách thức hiện
Khoai lang: rửa sạch, hấp chín và nấu với cháo.
Khi cháo và khoai lang chín thì đổ lòng đỏ trứng gà vào nồi và khuấy đều. Tiếp tục đun 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Cháo thịt bò cải thảo
Nguyên liệu
Thịt bò.
Cải thảo.
Cách thực hiện
Nẫu sẵn 1 nồi cháo.
Thịt bò băm nhuyễn, xào thơm với tỏi.
Tiếp theo, cho rau cải thảo đã băm nhuyễn vào xào cùng.
Cho thịt bò và cải thảo băm nhuyễn vào nồi cháo và đun trong vòng 5 phút nữa.
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 11 - 12 tháng tuổi
Bánh ăn dặm
Nguyên liệu chuẩn bị
Bột làm bánh: 150g.
Trứng gà: 2 quả.
Dầu bắp: 10g.
Đường trắng: 20g.
Cách thực hiện
Đánh đều trứng, đường và dầu bắp.
Bột mì nhào với nước và ủ tầm 15 phút, Sau đó, cán bột thành từng miếng nhỏ và cắt thành sợi.
Đặt từng sợi bánh lên vỉ nướng, phết hỗn hợp trứng, đường, dầu bắp lên mặt bánh và cho vào lò nướng.
Cháo tôm
Nguyên liệu
Tôm khô: 20g.
Gạo tẻ.
Trứng gà: 2 quả.
Cách thực hiện
Gạo cho vào nồi nấu cháo.
Tôm khô: cho vào nước ngâm đến khi tôm nở ra thì cho vào chảo đảo đều.
Đổ tôm vào nấu cùng với cháo đến khi chín nhừ thì cho trứng gà vào đảo đều. Nấu thêm 5-7 phút nữa thì tắt bếp.
Trên đây là chi tiết bộ thực đơn ăn dặm cho bé trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin mà TASTY Kitchen mang đến sẽ giúp các bố mẹ có thêm kiến thức, kỹ năng hữu ích trong việc chăm sóc con trẻ.