Trong xã hội phát triển, quản trị mạng máy tính đóng vai trò quan trọng, nó chính là nhân tố giúp kết nối và trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu và đang dần khẳng định vị thế không thể thiếu của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam. Nhiều người nhận định quản trị mạng máy tính là một nghề “có quyền lực” trong hệ thống mạng. Sự hấp dẫn bởi tương lai tươi sáng đang mở lối cho nhiều bạn trẻ trước lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không rất cần tới một phòng quản trị mạng máy tính với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm người mà đôi khi còn kêu “thiếu nhân lực” bởi mạng máy tính là sự sống còn của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp vừa thì con số có vẻ khiêm tốn hơn với khoảng trên dưới 5 người. Còn các doanh nghiệp nhỏ, dù không quan trọng bằng nhưng cũng phải có ít nhất một nhân viên chuyên trách hệ thống mạng cho toàn doanh nghiệp.
Công việc chính của người làm quản trị mạng máy tính là điều khiển hệ thống mạng của một tổ chức, doanh nghiệp. Mục tiêu là giúp cho mọi thông tin hay dữ liệu của công ty được bảo mật tuyệt đối. Nhưng, những thông tin này lại phải được dễ dàng tiếp cận đối với các nhân viên trong công ty. Đồng thời, đảm bảo hệ thống mạng kết nối công việc của các nhân viên được vận hành thông suốt.
Như vậy, những nhà quản trị mạng là những người “biết tường tận” trong thế giới công nghệ. Họ phải có kiến thức chuyên sâu, khả năng áp dụng về Internet, hệ thống phần cứng và phần mềm. Đây là một vị trí hết sức quan trọng trong sự vận hành của một tổ chức.
Khó khăn là vậy nhưng người trẻ vẫn lao vào vì thu nhập hoàn toàn tương xứng với những gì mà họ bỏ ra. Với nhân viên “thử việc”, lương khởi điểm từ 4,5 - 6,0 triệu đồng/ tháng, khi đã trở thành nhân viên chính thức, con số này có thể gấp 2 đến gấp 3 lần.
Mặc dù khi xây dựng chương trình đào tạo mỗi trường sẽ có những điều chỉnh theo định hướng đào tạo và thế mạnh riêng của từng trường nhưng nhìn chung, sinh viên khi theo học ngành quản trị mạng máy tính sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu như:
Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, Kỹ thuật phần mềm,… Song song đó sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch để phát triển khả năng tự nghiên cứu, thử nghiệm, để ứng dụng công nghệ, đáp ứng vào các nhu cầu thực tế của đời sống & xã hội.
Tại Trung Cấp Bách Khoa Sài Gòn (SPC) một trường trung cấp có truyền thống hơn 10 năm đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Kỹ thuật - Công nghệ, sinh viên ngành Quản trị mạng máy tính bên cạnh việc được trang bị khối kiến thức đại cương về khoa học tự nhiên gắn liền với các kiến thức chuyên sâu về công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin, mạng máy tính, kỹ thuật máy tính.
Sinh viên còn được chú trọng đào tạo kỹ năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và nắm bắt các xu thế công nghệ mới thông qua các hội thảo Khoa học Công nghệ, câu lạc bộ IT, câu lạc bộ Mạng máy tính và truyền thông,…
Ngoài ra SPC còn kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên ngành quản trị mạng máy tính có thể tham gia thực tập ngay từ năm nhất, và cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn tại các công ty, các tập đoàn hàng đầu trong nước hiện nay.
Nhận hồ sơ và xét tuyển chia làm nhiều đợt và khai giảng hàng tháng.
Link nội dung: https://uws.edu.vn/quan-tri-mang-may-tinh-la-gi-a67795.html