Cần thay nước làm mát trên xe máy tay ga khi nào?

Các xe tay ga trang bị động cơ làm mát bằng dung dịch như Honda Lead, Honda Airblade, Honda SH Mode... có các bình nước phụ dự trữ để làm mát.

Trên bình nước này có 2 vạch chỉ mức cao nhất và thấp nhất. Thông thường, nước làm mát sẽ được đổ đến giữa 2 vạch này. Nếu dưới vạch thấp nhất thì cần bổ sung thêm và cũng không nên đổ quá đầy sẽ khiến nước làm mát bị trào ra ngoài.

Dung dịch nước làm mát đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của động cơ, giúp duy trì độ ổn định nhiệt độ của động cơ.

Việc hết nước làm mát bên cạnh nguyên nhân do bay hơi tự nhiên còn liên quan đến hệ thống phớt chắn nước làm mát trên xe. Nếu phớt hở làm rò rỉ nước làm mát dẫn đến động cơ bị quá nhiệt và không làm việc ổn định. Các dòng xe sử dụng hệ thống phun xăng điện tử, khi động cơ bị quá nhiệt sẽ báo lỗi và không hoạt động.

Động cơ xe máy tay ga nóng lên rất nhanh khi di chuyển có phải do nước làm mát của xe đã bị cạn? Chính vì vậy, bạn thường xuyên phải thay nước làm mát cho xe. Ảnh: Tuấn Phùng

Động cơ xe máy tay ga nóng lên rất nhanh khi di chuyển có phải do nước làm mát của xe đã bị cạn? Chính vì vậy, bạn thường xuyên phải thay nước làm mát cho xe. Ảnh: Tuấn Phùng

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, dung dịch nước làm mát cần bổ sung sau mỗi lần bảo dưỡng xe định kỳ, nước làm mát không cần thay thường xuyên như dầu nhớt nhưng phải kiểm tra để bổ sung kịp thời, bạn cần thay mới nước làm mát khoảng 20.000 km/lần nhằm đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động ở điều kiện tốt. Mỗi lần thay có chi phí khoảng 100.000 đến 200.000 đồng tùy theo mức nước trong bình chứa còn ít hay đã cạn.

Trường hợp chủ xe thường xuyên sử dụng xe với cường độ cao thì thời gian thay sẽ sớm hơn.

Chủ xe còn có thể theo dõi hệ thống nước làm mát thông qua đèn báo hiển thị trên bảng màn hình điều khiển của xe. Nếu đèn báo đỏ chứng tỏ động cơ đang bị quá nhiệt, hệ thống làm mát đang gặp vấn đề.

Trường hợp chủ xe đang di chuyển cần dừng xe lại, tắt máy để động cơ nghỉ ngơi đến khi đèn không báo đỏ thì nhanh chóng đưa xe đến đại lý để kiểm tra, thay thế kịp thời.

Trường hợp cố tình di chuyển khi đèn báo đỏ có thể gây ra tình trạng chết máy, không khởi động được xe.

Ngoài ra, dung dịch làm mát nếu để lâu cũng có thể bị biến chất gây rỉ sét hệ thống làm mát, giảm hiệu quả làm mát, giảm tuổi thọ quạt làm mát, giảm công suất của động cơ.

Theo Lao động

Link nội dung: https://uws.edu.vn/bao-lau-thay-nuoc-mat-xe-tay-ga-a67047.html