Từ hình vẽ trên, các em có thể thấy được rằng, khi ứng dụng quy tắc bàn tay trái vào xác định chiều của lực điện từ, các em sẽ phải đặt tay trái sao cho chiều của đường sức từ hướng thẳng vào lòng bàn tay, chiều của dòng điện theo chiều từ cổ tay đến các ngón tay. Khi đó chiều của lực điện từ chính là chiều choãi ra của ngón tay cái.
Khi áp dụng quy tắc bàn tay trái vào xác định chiều của lực điện từ, các em cần nắm rõ về quy ước dấu chấm và dấu cộng như sau:
Các em đã nắm rõ kiến thức lý thuyết về quy tắc bàn tay trái, để hiểu rõ hơn về nó, cũng như rèn luyện kỹ năng, các em cùng Admin đi vào một số bài tập dưới đây. Admin sẽ có kèm thêm lời giải để các em tham khảo nhé!
Bài 1: Áp dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của dòng điện trong dây dẫn như hình vẽ dưới đây:
Hình ảnh minh họa cho bài tập 1
A, Chiều của dòng điện từ phải sang trái
B, Chiều của dòng điện từ trái sang phải
C, Chiều của dòng điện từ trước ra sau mặt phẳng của hình vẽ
D, Chiều của dòng điện từ sau đến trước mặt phẳng hình vẽ
Giải:
Áp dụng quy tắc bàn tay trái, các em đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa là chiều của dòng điện, còn chiều của lực điện từ là chiều mà ngón tay cái choãi ra. Đồng thời, bên ngoài nam châm, các đường sức từ đi theo hướng ra từ cực Bắc và đi vào từ cực Nam. Theo đó, chiều của dòng điện từ trước ra sau mặt phẳng của hình vẽ.
=> Đáp án đúng là C.
Bài 2: Phát biểu quy tắc bàn tay trái quy tắc này dùng để làm gì?
A, Dùng để xác định chiều của lực điện từ
B, Dùng để xác định chiều của dòng điện, đường sức từ trường và lực điện tử
C, Dùng để xác định chiều của dòng điện và từ trường
D, Dùng để xác định chiều của dòng điện trong dây dây.
Giải:
Theo phát biểu về quy tắc bàn tay trái, thì nó không chỉ được dùng để xác định chiều của lực điện từ mà thông qua quy tắc này, các em cũng có thể xác định được cả chiều của dòng điện, và chiều của các đường sức từ trường.
=> Đáp án đúng là D.
Bài 3: Hãy sử dụng quy tắc bàn tay trái để xác định chiều của 1 trong 3 đại lượng: Chiều lực điện từ, chiều của từ trường và chiều của dòng điện còn thiếu trong các hình vẽ dưới đây:
Hình ảnh minh họa cho bài tập 3
Giải:
Các em cần nắm rõ quy tắc bàn tay trái, sau đó đặt bàn tay trái chuẩn theo hình minh họa dưới đây là có thể xác định hướng của các đại lượng còn thiếu.
Hình ảnh minh họa về cách áp dụng quy tắc bàn tay trái giải bài 3
Bài 4: Cho một dây dẫn điện có chiều dài 10m được đặt trong một từ trường đều có $B=5.10^{-2} mathrm{~T}$. Biết rằng cường độ dòng điện bằng 10A chạy qua dây dẫn.
a, Xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn khi dây dẫn được đặt vuông góc với vectơ B
b, Nếu lực từ tác dụng có độ lớn bằng $2,5 sqrt{3} N$. Hãy xác định góc giữa chiều dòng điện và vectơ B
Giải:
a) Lực từ $vec{F}$ có đặc điểm:
- Điểm đặt tại trung điểm đoạn dây mang dòng điện
- Có phương vuông góc với $vec{I}$ và $vec{B}$, có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái
- Độ lớn:
$F=B . I cdot l cdot sin alpha=left(5 cdot 10^{-2}right) cdot 10 cdot 10 cdot sin 90^{circ}=5(N)$
b, Ta có: $F=$ B.I.l. $sin alpha$
$Rightarrow sin alpha=frac{F}{B . I . l}=frac{2,5 sqrt{3}}{5 cdot 10^{-2} cdot 10 cdot 10}$
$=frac{sqrt{3}}{2} Rightarrow alpha=60^{circ}$
Như vậy, toàn bộ những thông tin được Admin chia sẻ trong bài đã cung cấp đầy đủ các kiến thức lý thuyết quan trọng về quy tắc bàn tay trái. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này, các em có thể áp dụng quy tắc bàn tay trái vào giải các bài tập liên quan trong Vật lý. Chúc các em thành công và luôn đạt điểm cao với môn học này nhé!