Lười biếng thường được xem là kẻ thù của thành công. Sau một thời gian dài sống trong trạng thái lười làm mọi thứ, bạn bắt đầu căm ghét nó tới mức muốn cắt bỏ dây thần kinh lười trong não để sống tích cực mỗi ngày.
Nhưng thực chất lười biếng là một chức năng quan trọng trong việc duy trì sự sinh tồn và bảo vệ tính mạng của bạn.
Thay vì muốn hết lười mãi mãi, hãy cùng Học viện AYP nhận diện xem bạn đang mắc phải loại lười nào, từ đó biết cách điều chỉnh và vượt qua nhé.
Bạn biết rằng dậy sớm, tập thể dục rất quan trọng. Nhưng dậy xong rồi phải đi thay đồ, thay quần, thay áo rồi phải lôi giày, lôi vớ ra chuẩn bị.
Trong khi bạn chỉ cần lật người một cái đã có thể chụp được chiếc điện thoại, bật được Facebook lên và tập thể dục…bằng mắt.
Nguồn gốc của loại lười biếng này xuất phát từ 1 lý do rất đơn giản, đó là sự bất tiện. Sự bất tiện khi bắt đầu 1 thói quen tốt.
Khi đã nhận diện được loại lười này, bạn có thể xử lý nó bằng cách bất tiện hóa một thói quen lầy lội và tiện lợi hóa quá trình chuẩn bị cho thói quen tích cực mới.
Ví dụ đơn giản: bạn có thể sạc smartphone của bạn ở trong phòng khách thay vì ở ngay đầu giường, nhét cái app Facebook vào trong một cái folder bà xàm ba láp nào đó để khó kiếm hơn, thức dậy phải mò một hồi mới tìm ra được cái Facebook.
Ngược lại, các bạn có thể mặc sẵn đồ thể thao khi đi ngủ, đặt sẵn giày và vớ ở dưới giường từ đêm hôm trước, đảm bảo khi các bạn bật dậy, vừa đặt chân xuống giường bạn đã chạm được đôi giày của mình. Xỏ giày vô xong bạn sẽ khó bò ngược lại lên giường lắm. Lúc đó các bạn sẽ dễ dàng bắt đầu một cái thói quen tích cực.
Lười vì sợ không đến từ những quy trình bên ngoài mà đến từ bản lĩnh bên trong. Các bạn ý thức được rằng mình chưa chuẩn bị đủ công cụ, kiến thức, bản lĩnh cho việc mà bạn chuẩn bị làm. Cho nên các bạn có xu hướng tránh né và trì hoãn nó.
Giải pháp cho “lười vì sợ” rất đơn giản. Từ khóa là step by step.
Nếu việc bạn đang muốn làm quá khó với năng lực hiện tại, bạn hãy thử chia nhỏ từng bước và tăng dần độ khó. Trong thời gian đó bạn trang bị cho mình những kiến thức, những kỹ năng mới để nâng dần năng lực của mình.
Để nhảy lên một bức tường cao 4m, các bạn phải là một siêu nhân. Nhưng nếu có một cái cầu thang 40 bậc, mỗi bậc cao 10cm để dẫn lên nóc của bức tường đó thì một đứa nhóc 4 tuổi cũng có thể dễ dàng chinh phục được thử thách đó.
Nếu bạn chia nhỏ rồi nhưng vẫn còn thấy sợ thì kiếm một người thầy, một huấn luyện viên đứng sau lưng…đạp cho các bạn một đạp, té cắm mặt vào trong thử thách đó. Khi các bạn chiến thắng, bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng, nỗi sợ chỉ tồn tại trước khi bạn bắt tay vào cuộc chơi mà thôi. Còn một khi đã bắt tay vào làm rồi thì tâm trí đâu còn rảnh rỗi để sợ hãi, lo lắng.
Trong ”khóa huấn luyện AYP - 7 thói quen của người hiệu quả” của Học viện AYP, được dẫn dắt trực tiếp bởi anh Nguyễn Hữu Trí sẽ có người thầy giúp bạn làm điều đó nếu bạn đang thực sự rất cần.
Sau thời gian dài bạn làm 1 việc làm lặp đi lặp lại, bạn bắt đầu sinh ra chán, mất hứng.
Ví dụ như sau ba bốn cuộc tình đi qua, bạn ngán phải bắt đầu lại hết tất cả mọi thứ: phải đi cà phê, phải đi dạo rồi tâm sự, rồi qua nhà thăm gia đình. Rồi mọi thứ liệu có đi đến kết thúc đẹp không?
Nghĩ đến đó bạn bắt đầu thấy lười dành thời gian cho chuyện yêu đương.
Nhưng bạn đâu nhất thiết bắt đầu mọi thứ theo cách cũ, không chỉ trong chuyện yêu đương mà đối với bất kì việc nào cũng vậy. Bạn hãy nâng cấp kỹ năng, thay đổi phương thức làm, thay đổi cách tiếp cận 1 công việc hoặc 1 mối quan hệ theo 1 cách sáng tạo của riêng bạn.
Hãy nhớ rằng “chỉ có con người buồn chán chứ không có công việc buồn chán”. Đánh thức lại sự tò mò bên trong bạn nhé!
Không phải bạn sợ điều tồi tệ gì đó sẽ xảy ra mà vì nó đã xảy ra hai lần, ba lần trước đó rồi. Nên lần này khi chuẩn bị làm, bạn cảm thấy hơi không sẵn sàng.
“Hả, lại gọi điện cho cái bà khách hàng mới hành em ra bả ngày hôm trước á hả?!”
“Hả, lại chở ba em đi mua đồ nữa hả, lần trước đi mua đồ thiếu điều ổng mua hòm cho anh luôn rồi á!”
“Hả, lại chở em đi shopping một xíu thôi hả, một xíu là hết 1 ngày luôn đúng hông?”
Nguyên tắc để vượt qua sự lười biếng vì tổn thương là bạn phải chia sẻ thẳng thắn, chân thành. Đừng im im nghiến răng và cam chịu để rồi mình uể oải, mình trì hoãn thì người ta đánh giá mình. Đừng ngần ngại để phản hồi nếu người khác làm các bạn bị tổn thương.
Thường thì không ai muốn làm người khác tổn thương cả, đa phần đều là vì vô ý. Hãy dũng cảm chia sẻ với mọi người, chia sẻ với sếp, đồng nghiệp, khách hàng, người yêu, bố mẹ, bạn bè của mình.
Nói rõ với họ về những mong đợi, giá trị, nguyên tắc, sở thích của bạn. Cùng nhau thảo luận để điều chỉnh cách hợp tác. Đừng cắn răng cam chịu rồi sợ hãi và ghét bỏ công việc mà mình yêu thích và thấy ý nghĩa.
Bạn không làm tiếp bởi vì các bạn thật sự đã cạn kiệt sức lực, năng lượng. Bạn không thể tiếp tục cười nói giả lả được nữa bởi vì bạn đã cạn kiệt cảm xúc bên trong của mình. Bạn không thể tiếp tục đưa ra những ý tưởng, những giải pháp bởi vì các bạn đã cạn kiệt ý tưởng, đơ não rồi. Bạn đã bao giờ trải qua những điều này chưa?
Giải pháp tự nhiên của mọi người khi rơi vào tình huống này là chuyển sang trạng thái bỏ trốn của bộ não bò sát để bảo vệ cơ thể. Lúc bỏ hết thì rất khỏe, nhưng khi bạn muốn quay trở lại việc đó thì lại rất khó khăn. Bởi vì quy trình công việc đã bị gián đoạn, gãy vỡ, những mối quan hệ uy tín và sự tin cậy cũng đã bị rạn nứt.
Cho nên, giải pháp hiệu quả hơn là bạn đừng dừng lại nhưng hãy chậm lại một nhịp. Chuyển sang chế độ “power saving mood - trạng thái tiết kiệm năng lượng”. Nếu các bạn không chạy nổi nữa thì đi bộ chậm cũng được nhưng đừng có bỏ cuộc. Nếu các bạn không giả lả cười nói được nữa thì im lặng, quan sát và lắng nghe chứ đừng vội bỏ trốn. Nếu các bạn không đưa ra được những giải pháp nữa thì bình tĩnh lùi lại một nhịp, nhìn cả bức tranh toàn thể chứ đừng vội đầu hàng.
Quá trình chậm lại một nhịp này sẽ giúp bạn có thời gian để tìm lại sinh lực, cảm xúc hoặc tư duy sáng tạo của mình. Và quan trọng hơn hết là cho mình sự bình tĩnh để cân nhắc quyết định tiếp theo.
Dĩ nhiên sau đó các bạn vẫn có quyền dừng lại nhưng dừng lại một cách từ tốn và đẹp mắt để hạn chế tối đa những tổn thất không đáng có.
Đây là công việc mà bạn làm được, nhưng bạn không thể tỏa sáng, bạn không thật sự xuất sắc và giỏi. Bạn rơi vào cái bẫy của cái sự tầm tầm và bình bình trong cuộc sống, trong công việc.
Điều quan trọng nhất là khi bạn hoàn thành công việc, bạn cũng không cảm thấy vui, tự hào hay háo hức. Hoặc bên cạnh sự tung hô, những thành tích hoành tráng từ bên ngoài thì bên trong bạn lại có một chút gì đó dằn vặt và tội lỗi, một cái kết không trọn vẹn và không có hậu.
Đây là kiểu trạng thái bạn đã chọn sai mục tiêu. Bạn đang theo đuổi mục tiêu quan trọng đối với người khác nhưng đó không phải là điều bạn thật sự mong muốn. Hoặc tệ hơn nữa, bạn chọn sai cách làm, bạn vi phạm những giá trị, những nguyên tắc sống của mình trong quá trình theo đuổi mục tiêu. Điều này càng làm bạn cảm thấy nặng nề và u uất.
Nó đến để cảnh báo cho chúng ta rằng có một lựa chọn nào đó không phù hợp. Bạn nên có cho mình khoảng lặng để nghiệm lại. Miễn sao trong lúc dừng lại bạn không thụt lùi mà chuẩn bị nội lực để đưa ra lựa chọn thông minh sáng suốt nhất.
Nếu hiện tại bạn đang cảm thấy mình có biểu hiện “sai mục tiêu”, bạn chưa biết đâu mới là mục tiêu chân thật của mình để quyết liệt với nó đến cùng, bạn có thể đồng hành cùng Học viện AYP.
Trong vòng 3 tiếng, tại Workshop Online “Chiến lược Thấu hiểu bản thân và Dẫn dắt sự nghiệp, anh Nguyễn Hữu Trí sẽ từng bước tháo gỡ những trăn trở, những tư duy khiến bạn đặt sai mục tiêu, và rồi đưa những tư duy mới để bạn cảm nhận sự thay đổi, nhưng vẫn là chính bạn ở một phiên bản tốt hơn.
Tới đây bạn đã thấy hiểu bản thân mình và cơn lười của mình hơn chút nào chưa?
Bạn có thể xem thêm video dưới đây để nghe anh Nguyễn Hữu Trí nói kĩ hơn về sự Lười Biếng của chúng ta nhé!
Link nội dung: https://uws.edu.vn/luoi-nhat-a63849.html