Mẫu thư giới thiệu xin học bổng nào hay? Làm sao để viết được một bức thư giới thiệu ấn tượng? Đây là vấn đề mà các bạn đang làm hồ sơ xin học bổng du học quan tâm. Thư giới thiệu xin học bổng có vai trò hết sức quan trọng, thậm chí có thể là yếu tố định đoạt việc ứng viên được hưởng học bổng hay không. Thế nên, cách viết LOR xin học bổng cần được xem xét một cách tỉ mỉ.
Tham khảo ngay bài viết để có được một bức thư giới thiệu “đỉnh”.
Thư giới thiệu, hoặc thường gọi tắt là LoR, một công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá năng lực, phẩm chất và thành tựu của ứng viên, để xem xét khả năng phù hợp với chương trình học bổng mong muốn.
Một bức thư giới thiệu xin học bổng thường do một người có uy tín trong lĩnh vực liên quan, như một giảng viên, giáo sư hay người hướng dẫn, viết ra. Mục đích chủ yếu của thư giới thiệu là để xác nhận và bổ sung các thông tin bạn đã cung cấp trong các tài liệu khác (CV, bản tự giới thiệu,…)
Thư giới thiệu là một yếu tố rất quan trọng và bắt buộc trong hồ sơ xin học bổng. Bởi các học bổng chỉ dành cho những sinh viên có định hướng, thành quả và mục tiêu rõ ràng.
Một số trường hợp, tổ chức tài trợ học bổng du học có thể có những yêu cầu riêng về thư giới thiệu của bạn. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi gửi thư để đảm bảo thư đáp ứng đúng tiêu chí đó.
Thư giới thiệu là một phần trong hồ sơ xét tuyển, bên cạnh các thông tin khác như GPA, giải thưởng và tài liệu chứng minh.
Trước khi tìm hiểu về các mẫu thư giới thiệu xin học bổng, hãy cùng mình tìm hiểu xem thư giới thiệu này có gì quan trọng mà nếu không có nó rất có khả năng bạn trượt mất học bổng. Vai trò của thư giới thiệu xin học bổng như sau:
Đối với mẫu thư giới thiệu xin học bổng chỉ nên viết ngắn gọn trong khoảng 300 - 500 từ. Nội dung thư sẽ bao gồm những phần sau:
Tác giả nên đề cập các thông tin sau ở góc trên cùng bên trái của trang:
Mở đầu chia sẻ thông tin ngắn gọn về "người viết thư". Hãy giúp hội đồng tuyển sinh hiểu thêm về mối quan hệ giữa bạn và người viết (thời gian quen biết, các vị trí và trách nhiệm trong công việc hoặc dự án). Phần đầu nên tập trung nhấn mạnh một số điểm mạnh thể hiện sự xứng đáng của người được giới thiệu đối với việc nhận học bổng.
Lưu ý khi viết phần mở đầu:
Ở phần này, người viết phải thể hiện sự ủng hộ đối với học sinh bằng cách lý giải tại sao cá nhân xứng đáng được hưởng học bổng. Nếu chia phần thân thành nhiều đoạn nhỏ, hãy tập trung vào một kỹ năng hoặc thành tích ở mỗi giai đoạn thời gian cụ thể. Thư giới thiệu xin học bổng cần phải khớp với hồ sơ du học.
Mẹo giúp phần thân bài trở nên hấp dẫn hơn:
Tóm tắt lại một cách ngắn gọn những điểm mạnh, thành tích của bạn liên quan đến học bổng. Thể hiện tại sao bạn nổi bật hơn so với đồng ứng viên. Bổ sung một vài lời chú thích cho thấy người viết thư sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp thông tin để làm rõ về bạn.
Mẹo cho phần kết:
Các trường đại học thường áp dụng những yêu cầu riêng biệt đối với thư giới thiệu. Mỗi trường có cách đánh giá riêng, trong đó có trường tập trung đánh giá thư từ các giảng viên, giáo sư uy tín trong ngôi trường, trong khi một số khác có sự kỳ vọng thư giới thiệu được cung cấp từ doanh nghiệp hoặc bất kỳ tổ chức mà ứng viên từng tham gia. Cho dù người viết thư có vị trí nào đều phải đảm bảo rằng thư giới thiệu xin học bổng đạt các tiêu chí sau:
Thư giới thiệu cần nêu rõ thời gian bạn đã tạo dựng mối quan hệ giữa hai bên. Điều này có thể là người quản lý, hướng dẫn trong công việc hoặc giáo viên chịu trách nhiệm về lĩnh vực học.
Những kinh nghiệm này thể hiện sự tương tác tích cực giữa người viết thư và bạn. Khía cạnh này có thể tạo tác động tích cực tới hội đồng tuyển sinh, bởi nó chứng tỏ mức độ hợp tác trực tiếp giữa hai bên. Khả năng làm việc chung cùng nhau mang tầm quan trọng để thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về bạn, khác biệt so với việc chỉ biết về bạn thông qua người khác. Điều này tạo sự tin tưởng và xây dựng mối quan hệ vững chắc với hội đồng tuyển sinh.
Bức thư giới thiệu xin học bổng cần đánh giá chính xác khả năng và sự phù hợp của bạn với khóa học, học bổng mà bạn muốn tham gia. Người viết nên tập trung vào sự phù hợp của bạn thay vì chỉ tập trung vào việc khen ngợi bạn ở các khía cạnh khác.
Ví dụ, người viết có thể nhấn mạnh những kỹ năng xuất sắc trong lĩnh vực bạn lựa chọn hoặc đề cập đến vị trí xuất sắc như top 3 hoặc top 1% trong lớp hoặc toàn trường.
Trừ khi có yêu cầu đặc biệt, một lá thư giới thiệu nên tránh đề cập đến điểm số trong bất kỳ kỳ thi nào hoặc các dự án cá nhân của học sinh. Các điểm số và thành tích đã được thể hiện rõ ràng trong bảng điểm và các giấy tờ trong hồ sơ du học. Việc đề cập đến điểm số sẽ làm cho thư trở nên dài dòng và dễ mất trọng tâm.
Mẫu thư số 1:
Mẫu thư số 2:
Mẫu thư thứ 3:
Mẫu thư số 1:
Mẫu thư số 2:
Một lá thư giới thiệu xin học bổng thuyết phục sẽ giúp hội đồng tuyển sinh dễ dàng nhận ra các phẩm chất, khả năng và mục tiêu học tập, phát triển trong tương lai của ứng viên. Bài viết đã chia sẻ những thông tin cụ thể về cách viết thư giới thiệu, cùng với mẫu thư giới thiệu xin học bổng để bạn tham khảo. Mong rằng chúng đã hữu ích với bạn.
Link nội dung: https://uws.edu.vn/cach-viet-thu-gioi-thieu-xin-hoc-bong-a63830.html