Ghẻ là bệnh gì? Nguyên nhân bị ghẻ và cách điều trị

Bệnh ghẻ là một trong những bệnh ngoài da phổ biến. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt.

Bệnh ghẻ có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn màn. Vì vậy việc sớm phát hiện và điều trị bệnh ghẻ là vô cùng cần thiết để tránh việc lây lan rộng rãi trong cộng đồng.

Ghẻ là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh ghẻ là bệnh da liễu thường gặp, có thể xảy ra quanh năm nhưng phổ biến nhất là vào mùa xuân - hè. Nguyên nhân chính gây bệnh ghẻ là ký sinh trùng ghẻ với tên khoa học đầy đủ: Sarcoptes scabiei hominis (thường gọi là cái ghẻ).

Bệnh chủ yếu do ghẻ cái gây nên vì thông thường ghẻ đực sẽ chết sau khi giao hợp. Trong đó có nhiều loại ghẻ cái, một số loại ghẻ cái gây bệnh ở người nhưng cũng có những loại ghẻ cái gây bệnh ở động vật như chó, mèo, ngựa, thỏ, chuột,…

Bệnh ghẻ thường xuất hiện ở những khu vực đông dân cư như thành thị, nhà cửa chật hẹp, vệ sinh môi trường kém, thiếu nước sinh hoạt. Ngoài ra, các khu vực dễ bị ngập lụt vào mùa mưa như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung cũng có tỉ lệ mắc bệnh ghẻ cao.

Bệnh ghẻ lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp, quan hệ tình dục hoặc qua quần áo, chăn chiếu chứa trứng ghẻ hoặc cái ghẻ.

Ghẻ sinh sôi rất nhanh. Ghẻ cái thường có thói quen đào hang và đẻ trứng vào ban đêm nên gây ra hiện tượng ngứa ngáy. Người bệnh gãi khiến ghẻ có thể rơi ra quần áo, chăn gối. Tuy nhiên, cái ghẻ lại rất nhỏ nên khó nhìn thấy bằng mắt thường.

Bệnh ghẻ tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị cẩn thận, bệnh có thể xuất hiện các biến chứng như: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp.

Dấu hiệu bị ghẻ

Sau 4-6 tuần kể từ lần đầu tiếp xúc với cái ghẻ, người bệnh sẽ thấy triệu chứng ngứa ngáy xuất hiện. Ở những bệnh nhân tái nhiễm, các triệu chứng xuất hiện sớm hơn (thường trong vòng vài ngày) do đã có sự mẫn cảm trước đó với cái ghẻ.

Khi bị ghẻ, bệnh nhân có thể thấy xuất hiện các triệu chứng sau:

Các thể bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ chia thành nhiều thể khác nhau như:

Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ có nhiều thể khác nhau - Ảnh: twitter.com

Chẩn đoán bệnh ghẻ

Để chẩn đoán chắc chắn bệnh ghẻ thì cần phải tìm ra cái ghẻ bằng các phương pháp:

Ngoài ra việc chẩn đoán còn phải dựa vào đặc điểm lâm sàng và tính chất dịch tễ

Bệnh ghẻ rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác, vì vậy cần chẩn đoán phân biệt với:

Phương pháp điều trị khi bị ghẻ

Có nhiều phương pháp điều trị bệnh ghẻ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, và mức độ nặng của người bệnh. Khi điều trị ghẻ, cần chú ý:

Trong quá trình điều trị bệnh ghẻ, cần lưu ý:

Với trẻ nhỏ bị ghẻ, cần tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ da liễu để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Phòng tránh bệnh ghẻ

"Ghẻ lở hắc lào" không chỉ khiến cho bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu mà còn làm bệnh nhân mất tự tin, bị xa lánh trong cộng đồng và rất dễ gây ra các biến chứng nếu không được điều trị sớm.

Để phòng tránh bệnh ghẻ, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

Link nội dung: https://uws.edu.vn/mua-ghe-la-mua-gi-a62951.html