10 Cách Mở Đầu Bài Thuyết Trình Giúp Nhà Quản Lý Thu Hút Người Nghe

Trong những lần đầu thuyết trình, chúng ta thường sẽ có cảm giác mọi người không quan tâm đến những gì mình đang nói. Lý do có thể xuất phát từ việc bạn không gây ấn tượng và thu hút mọi người từ màn chào sân. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng người nghe sẽ lắng nghe toàn bộ phần trình bày nếu người nói có một mở đầu thực sự thú vị. Trong bài viết này, cùng HomeNext Academy thảo luận về 10 cách khác nhau để nhà quản lý có thể bắt đầu bài thuyết trình thực sự lôi cuốn nhé!

HomeNext Academy tặng bạn trọn bộ Cẩm nang kiến thức Quản lý hoàn toàn MIỄN PHÍ

Cẩm nang kiến thức Quản lý

Bạn thường bắt đầu bài thuyết trình như thế nào?

Một số cách mở đầu và tương tác hiệu quả khi thuyết trình:

- Tương tác với khán giả

- Sử dụng giao tiếp bằng mắt

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

- Dùng từ do dự, câu hỏi nghi vấn

- Di chuyển trên sân khấu hoặc đến gần với người nghe

Lưu ý, trong bất kỳ trường hợp nào bạn cũng cần giới thiệu bản thân một cách rõ ràng dù cho họ đã biết về mình hay chưa. Hãy nêu rõ tên, chức danh và nơi bạn làm việc.

Tiếp theo sau đó có thể là tiểu sử tóm tắt, bao gồm kinh nghiệm làm việc và những trải nghiệm cuộc sống mà bạn có - điều này sẽ giúp thu hút sự chú ý từ người nghe. Sau đó:

- Hãy giới thiệu tiêu đề bài thuyết trình. Ví dụ như: Cách để chúng ta giao tiếp hiệu quả/Làm thế nào để mọi người chú ý đến mình từ những câu nói đầu tiên?

- Mục tiêu của bạn dành cho người nghe/điều bạn hy vọng họ sẽ hiểu được từ bài thuyết trình: Ví dụ mục tiêu là để người nghe có thể bắt đầu tạo kết nối với người xung quanh một cách tự nhiên hơn bằng giao tiếp hiệu quả.

- Hãy cho người nghe biết khi nào họ nên đặt câu hỏi - bạn nên thông báo trước khoảng thời gian mà người nghe có thể tương tác hay đặt câu hỏi với mình, tránh được những gián đoạn mà có thể vô tình xảy ra trong buổi thuyết trình.

Cho khán giả biết khi nào thì bạn sẵn sàng trả lời câu hỏi của họ

Thông báo trước với khán giả rằng khi nào họ có thể tương tác hay đặt câu hỏi để bạn có thể tập trung chia sẻ hết điều mình cần nói (Nguồn: Sưu tầm)

10 cách để mở đầu bài thuyết trình cuốn hút

Như đã đề cập từ đầu bài viết, điều quan trọng là bạn sẽ phải thu hút khán giả ngay từ đầu. Dưới đây là một số kỹ thuật hay để có thể bắt đầu bài thuyết trình:

1. Gây bất ngờ cho khán giả

Nhiều người thường nghĩ rằng một nhà quản lý thường có phong thái nghiêm ngặt và lạnh lùng, tuy nhiên đó lại là lợi thế về tâm lý bạn có thể ứng dụng để gây bất ngờ theo cách ngược lại. Có nhiều cách để gây sốc cho khán giả, ví dụ: bạn có thể chiếu một video hài hước, sử dụng đạo cụ, bắt đầu bằng cách trò chuyện với khán giả, pha trò về một điều gì đó,…

Nhưng hãy đảm bảo rằng cú sốc của bạn sẽ có tác dụng như mong muốn: bạn muốn khán giả tiếp tục chú ý vì điều đó bất ngờ hay thú vị thay vì bạn làm họ khó chịu và khiến họ cố tìm kiếm lỗi trong lập luận của bạn. Điều này có nghĩa cú sốc phải phù hợp với mục đích bài thuyết trình và khán giả của bạn.

2. Đề nghị khán giả “tưởng tượng” hoặc nghĩ “nếu như…thì sao”?

Hỏi thử khán giả tưởng tượng điều gì đó hoặc nghĩ “điều gì sẽ xảy ra nếu…” để khiến họ hình dung và sử dụng trí tưởng tượng của mình. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này để gợi lên những cảm xúc nhất định, thường là những cảm xúc mà bạn nghĩ mọi người đã từng trải qua về cùng một sự việc. Cảm xúc là một cách tuyệt vời để đảm bảo rằng mọi người sẽ tiếp tục lắng nghe khi họ đã bắt đầu bị thu hút và chú ý đến những gì bạn đang nói.

Ví dụ: Bạn đang cung cấp một khóa học đào tạo về trí tuệ nhân tạo. Bạn được mời tham gia diễn thuyết về chủ đề “Ứng dụng AI vào trong marketing” và chắc chắn những khán giả trong buổi trình bày này đang cần được bạn thuyết phục.

3. Bắt đầu bài thuyết trình ở sự kiện tương lai hoặc quá khứ

Symbouleutikon - hùng biện có chủ ý là khi người nói cố gắng thuyết phục khán giả hành động bằng cách nói về một tương lai có thể xảy ra. Các chính trị gia thường sử dụng kỹ thuật này để hùng biện và một ví dụ nổi tiếng là bài phát biểu “I Have A Dream - Tôi có một ước mơ” của Martin Luther. Bài diễn văn là những lập luận và mong muốn của tác giả về ước mơ của ông cho tương lai của nước Mỹ, khi người da trắng và người da đen có thể sống hòa thuận với nhau như những người bình đẳng.

Bạn cũng có thể tạo ra phản ứng tương tự từ khán giả bằng cách nói về quá khứ - sử dụng bài học từ những việc đã làm tốt hoặc những việc không hiệu quả trong quá khứ để gợi nhớ tâm trí người nghe.

Ví dụ: Bạn có thể nhắc nhở khán giả về thời điểm đất nước mới bắt đầu phát triển và đổi mới hoặc khi mắc phải khủng hoảng dẫn đến đất nước gặp bất ổn kinh tế. Sau đó bạn mới dẫn dắt vào chủ đề có thể liên quan đến “áp dụng công nghệ thời đại 4.0” sẽ giúp các doanh nghiệp xoay chuyển tình thế ra sao.

4. Trích dẫn ai đó hoặc một câu tục ngữ/thành ngữ

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tạo ra một câu mở đầu mạnh mẽ, hãy cân nhắc việc trích dẫn lời của ai đó hoặc một thành ngữ, tục ngữ. Câu trích dẫn hay thành ngữ phải có ý nghĩa và phù hợp với khán giả cũng như mục tiêu mà bài thuyết trình muốn truyền đạt cho người nghe.

Nói đến cách trích dẫn này, nếu bạn đang sử dụng bài viết bằng văn bản thay vì thuyết trình bằng lời, chẳng hạn như blog, bài đăng mạng xã hội,… hãy ưu tiên hiển thị hình ảnh thay vì văn bản khi bạn trích dẫn. Điều này sẽ giúp khán giả: Hiểu trích dẫn → Ghi nhớ trích dẫn → Thu hút trí tưởng tượng của họ để có tác động lớn hơn.

Bạn đang là một nhà quản lý và mong muốn nâng cao các kỹ năng chuyên môn để quản lý đội nhóm hiệu quả? Hãy đăng ký ngay khóa đào tạo doanh nghiệp tại HomeNext Academy

5. Kể một câu chuyện hoặc nhắc đến một sự kiện lịch sử

Một cách thường ít người dùng đến là bắt đầu bài thuyết trình bằng cách kể chuyện (storytelling), thế nhưng mọi người sẽ rất dễ kết nối thông qua những câu chuyện gần gũi. Dựa vào câu chuyện, bạn cũng có thể lồng ghép lý do nổi bật tại sao chủ đề của bạn lại quan trọng với người nghe.

Ví dụ: Nếu chủ đề nói về lợi ích của Inbound Marketing đối với các doanh nghiệp SMEs, bạn có thể trình bày câu chuyện doanh nghiệp bạn hoặc doanh nghiệp khách hàng đã cải thiện được số lượng đơn hàng theo tháng nhờ áp dụng Inbound Marketing trên các nền tảng của họ ra sao. Những người xem khác khi hiểu rõ tầm quan trọng và thấy được lợi ích này, họ có nhiều khả năng bị thu hút bởi những dẫn chứng thuyết phục mà bạn đưa ra.

Mở Đầu Bài Thuyết Trình bằng một sự kiện liên quan nào đó

Một câu chuyện hoặc bất cứ một sự kiện nào có liên quan cũng tăng độ uy tín cho bạn cũng như nội dung được trình bày sau đó (Nguồn: Sưu tầm)

Các sự kiện lịch sử nổi tiếng cũng thế, đây là những điểm tham khảo hiệu quả, vừa để minh họa một quan điểm, vừa thu hút khán giả khơi gợi lại lòng biết ơn, hay tự hào của họ về một vấn đề nào đó.

Nếu tốt hơn, những nhà quản lý có kinh nghiệm hoặc có một chút hài hước có thể bắt đầu bài thuyết trình bằng một câu chuyện cười. Khán giả sẽ cực kỳ hứng thú với những điều thoải mái, vui nhộn nhưng lưu ý quan trọng là chỉ nên sử dụng những câu chuyện cười khi bạn đã thực sự thành thạo với kỹ thuật này. Bởi ngược lại, một trò đùa có thể hiểu sai sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng thậm chí xúc phạm khán giả.

6. Chia sẻ câu chuyện cá nhân

Như đã nói ở trên, khán giả thích nghe những câu chuyện và họ thậm chí còn thích thú hơn khi câu chuyện trực tiếp nói về bạn, bởi vì mọi người sẽ có thể nhìn thấy nhiều đặc điểm tính cách của người trình bày thông qua những gì họ từng trải qua.

Hãy ứng dụng kể một câu chuyện về sai lầm bạn mắc phải hoặc khi cuộc sống không suôn sẻ nếu câu chuyện có một mối gắn kết nào đó với mục đích bài thuyết trình. Mọi người sẽ liên tưởng kết nối sâu sắc đến điều này vì tất cả chúng ta đều đã từng mắc phải những sai lầm và thất bại. Khán giả càng đồng cảm với bạn thì càng có nhiều khả năng họ sẽ tiếp tục tương tác.

Những câu chuyện này cũng có thể được kể theo lối hài hước nếu điều đó khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ kết nối hơn. Và vì bạn đang tiết lộ một câu chuyện về cá nhân nên ít có xảy ra trường hợp bị hiểu sai so với việc đem người khác ra làm trò đùa nên bạn không cần quá lo lắng nhé!

7. Chỉ ra vấn đề hoặc cơ hội của người nghe

Cách này gần giống với cách thứ 2 là gợi trí tưởng tượng cho khán giả. Nhưng ở đây, bạn có thể sẽ xác định trực tiếp điểm đau của khán giả và đề cập thẳng vào giải pháp mà bạn đang cung cấp.

Ví dụ, nhà quản lý có thể hỏi “Anh/chị có thấy khó khăn trong việc tạo ra một kênh bán hàng hiệu quả hơn so với với cách bán truyền thống không?” Đơn vị của chúng tôi mang đến dịch vụ thiết kế quy trình bán hàng tự động giúp anh/chị tạo ra một hệ thống kênh thu hút khách hàng tối ưu hơn… Và tôi sẽ trình bày khái quát quy trình tự động này sẽ hoạt động ra sao và có lợi những gì.”

Khi bạn đem đến một chiếc phao mà người dùng có thể đang rất cần, lúc này, khán giả ngồi nghe sẽ muốn tiếp tục tương tác vì họ muốn biết rõ hơn về giải pháp và cơ hội mà bạn đang mang lại.

8. Bắt đầu bằng một video

Việc bạn giới thiệu mọi thứ về bản thân, tên chủ đề sau đó trực tiếp đi vào nội dung thuyết trình thì chắc hẳn rất khó để người nghe có hứng thú khoảng sau đó. Nếu chưa thể áp dụng những cách ở phía trên, thì một video được chuẩn bị trước có thể là lời chào mở đầu bài thuyết trình ấn tượng và thu hút sự chú ý của mọi người trước khi bạn bắt đầu nói.

Một số diễn giả chiếu video khi khán giả ổn định chỗ ngồi là một cách hữu hiệu để khiến người nghe có thể bắt đầu suy ngẫm về video và phán đoán xem nội dung họ nghe hôm nay là gì. Ngay khi video kết thúc, bạn có thể tóm lược lại ý nghĩa nội dung video sau đó dẫn dắt vào chủ đề cần nói.

Hiện nay, có rất nhiều trình chỉnh sửa trực tuyến Canva, Capcut,… để bạn tự do tạo ra video của riêng mình hoặc bạn có thể dùng những video có sẵn trên các nền tảng miễn là nó liên quan và tạo tiền đề để bạn bắt đầu trình bày cho nội dung chính của phần trình bày.

9. Đặt câu hỏi cho khán giả

Bạn có thể tiến hành các cuộc thăm dò cảm nghĩ bằng cách đặt câu hỏi để khiến người nghe suy nghĩ và cảm thấy được đóng góp công sức vào bài thuyết trình của bạn, cách này đặc biệt phù hợp với những buổi chia sẻ kiến thức hoặc đề xuất một dự án mới. Có ba loại câu hỏi khác nhau:

- Câu hỏi trực tiếp

- Câu hỏi tu từ

- Câu hỏi suy ngẫm

Mở đầu bài thuyết trình bằng cách đặt câu hỏi cho khán giả

Nếu bạn cảm thấy việc mở đầu một mình thực sự quá khó, hãy để khán giả bên dưới tham gia cùng bạn thông qua những chia sẻ từ họ (Nguồn: Sưu tầm)

Những câu hỏi trực tiếp sẽ cần có câu trả lời, ví dụ như: “Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?” Đây là những điều kích thích sự động não cho người nghe bên dưới. Đối với các phiên họp lớn, bạn có thể chuyền micrô xung quanh và để khán giả liệt kê ra giải pháp mà bạn mong muốn, nhưng cốt lõi của điều này là bạn đang cần tạo không khí năng lượng nhằm tăng tương tác của khán giả với nhau và với phần trình bày của mình.

Các câu hỏi tu từ thì ngược lại, chúng không yêu cầu câu trả lời và thường được dùng để nhấn mạnh một ý tưởng hoặc quan điểm: “Chúng ta không thể biết được lợi ích của Video Marketing nếu không thử làm, đúng không?”.

Còn về các câu hỏi suy ngẫm, chúng chứa một giả định hoặc là một khái niệm chính trong bài thuyết trình được đưa ra để kêu gọi khán giả hỗ trợ đưa ra một câu trả lời cụ thể. Sau đó bạn có thể điều chỉnh từ ý kiến của mọi người để hỗ trợ quan điểm của mình.

10. Đưa ra thống kê

Kỹ thuật cuối cùng là bạn có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ một số liệu thống kê, đặc biệt nếu bạn có thể cá nhân hóa cho khán giả thì tác động thu hút sự chú ý sẽ cao hơn rất nhiều, chẳng hạn như bạn có thể nói “Mọi người có biết hơn 70% chúng ta sẽ…” hoặc “Hãy nhìn vào người bên trái bạn, 80% rằng họ đang nghĩ…”

Bạn cũng có thể kết hợp số liệu thống kê với câu hỏi dẫn dắt, ví dụ: “Bạn nghĩ bao nhiêu người trên toàn thế giới thường…?” Khán giả sẽ bị rất dễ ngạc nhiên khi bạn đưa ra câu trả lời thực tế mà bạn đã tìm hiểu trước đó cho họ.

Cách này có vẻ khá chuyên nghiệp và cần những tham khảo có độ chính xác cao, nguồn đáng tin cậy cùng bằng chứng xác thực. Và điều đặc biệt quan trọng, nhà quản lý cũng cần lưu ý là không nên sử dụng quá nhiều số liệu thống kê hoặc dữ liệu quá phức tạp, nhất là ở phần giới thiệu vì có thể làm khán giả cảm thấy rối rắm.

>> Xem thêm: 7 kinh nghiệm giúp nhà quản lý tự tin khi quay trước ống kính

Kết luận

Những kỹ thuật này không chỉ áp dụng cho phần giới thiệu mà chúng còn có thể được sử dụng xuyên suốt trong nội dung bài thuyết trình để thu hút và có tác dụng thuyết phục khán giả. Hãy thử các những cách khác nhau để tìm ra phương pháp nào phù hợp nhất để mở đầu bài thuyết trình của bạn và thực hành càng nhiều càng tốt. Với phần đầu đủ ấn tượng và được chuẩn bị chỉn chủ, bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng hơn rất nhiều trong suốt phần còn lại khi trình bày. Chúc các bạn ứng dụng hiệu quả từ những chia sẻ của HomeNext Academy nhé!

Nguồn: VirtualSpeech

Đi cùng với rèn luyện kỹ năng thuyết trình tốt, bạn cần trang bị thêm một yếu tố quan trọng để làm việc tốt hơn, đó là Trí tuệ cảm xúc - một nhân tố giúp nhà quản lý biết cách linh hoạt, kiểm soát cảm xúc hiệu quả trong mọi tình huống. Đừng ngần ngại, hãy ĐĂNG KÝ NGAY bộ tài liệu Ebook “3 Cuốn Sách Hay Về Trí Tuệ Cảm Xúc” tại HomeNext Academy nhé!

Ebook về trí tuệ cảm xúc

Liên hệ HOTLINE 0903 140 768 để được tư vấn chi tiết.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/loi-dan-vao-bai-thuyet-trinh-a62700.html