[MỚI] QA là gì? Vai trò, chức năng của phòng QA trong doanh nghiệp

QA là cụm từ được sử dụng rất nhiều tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu bản chất của thuật ngữ trên đặc biệt là những người mới tìm hiểu. Vậy QA là gì? QA và QC có giống nhau không? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tổng hợp những kiến thức quan trọng nhất về lĩnh vực này. Hãy theo dõi cùng bePOS nhé!

QA là gì?

QA, viết tắt của Quality Assurance, là thuật ngữ rất phổ biến trong ngành sản xuất và ngành dịch vụ, dùng để chỉ hoạt động đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm. Hiểu đơn giản, một sản phẩm do doanh nghiệp làm ra phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nhất định, thì mới được đưa đến tay người tiêu dùng.

Nhiều người nhìn nhận QA như một lời hứa với khách hàng và các nhà đầu tư, rằng sản phẩm sẽ ngày càng đạt chất lượng tốt hơn. Thông qua QA, trải nghiệm sử dụng sản phẩm được nâng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nhờ đó các chỉ số tài chính như doanh thu của doanh nghiệp cũng được cải thiện.

QA là gì?
Nhiều người chưa hiểu rõ bản chất của QA là gì?

Chức năng, nhiệm vụ của phòng QA

Vậy trong thức tế, QA là làm gì, có những công việc cụ thể nào? Để đạt được mục tiêu đề ra, phòng QA phải thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng như sau:

Chức năng và nhiệm vụ của phòng QA
Chức năng và nhiệm vụ của phòng QA là gì?

>> Xem thêm: Ứng dụng kỹ thuật bước đi số 8 trong quản lý chất lượng nhà hàng

Mô tả công việc của một nhân viên QA chuyên nghiệp

Sau khi đã biết được phòng QA là gì, và có những nhiệm vụ chính nào, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc vậy thì công việc QA mà một nhân viên sẽ làm gồm những đầu việc nào. Cùng bePOS tìm hiểu những công việc mà một QA chuyên nghiệp sẽ phụ trách dưới đây:

Nhìn vào bản mô tả công việc QA trên, có thể thấy nhân viên QA chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng mọi quy trình và sản phẩm đều đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng của doanh nghiệp.

Mô tả công việc của nhân viên QA
Mô tả công việc của nhân viên QA là gì?

Sự khác nhau giữa QA và QC

Đây là hai thuật ngữ gây ra rất nhiều nhầm lẫn cho những người mới tìm hiểu. QC, viết tắt của Quality Control, tức là kiểm soát chất lượng. Hiểu đơn giản, QC là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý chất lượng, với nhiệm vụ là kiểm tra sản phẩm lần cuối trước khi đưa ra thị trường.

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn sự khác nhau giữa QC và QA là gì, bảng dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm một cách chi tiết nhất.

Tiêu chí QA QC Điểm giống Quy trình và sản phẩm QA hướng đến quy trình hơn so với QC. QC hướng đến kết quả sản phẩm cuối cùng hơn là quy trình. Chủ động và bị động QA bao gồm việc thiết kế quy trình một cách chủ động. Cứ mỗi lần áp dụng quy trình này, sản phẩm đầu ra sẽ đạt chất lượng cao. QC kiểm tra sản phẩm cuối và phản ứng kịp thời với các lỗi có thể xảy ra, giải quyết nhanh trước khi sản phẩm được đưa đến tay khách hàng. Thời điểm QA đi theo toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm. QC chỉ được thực hiện ở giai đoạn cuối, khi sản phẩm đã được hoàn thành và chuẩn bị đưa ra thị trường. Ngăn chặn lỗi QA xây dựng quy trình để đảm bảo sản phẩm không có lỗi. QC kiểm tra lại và xử lý các lỗi còn tồn tại. Hoạt động đồng bộ QA đòi hỏi phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban khác nhau trong cùng doanh nghiệp. QC nhìn chung là nhiệm vụ của một số cá nhân trong giai đoạn cuối cùng, ít mang tính phối hợp phòng ban hơn so với QA.
Sự khác nhau giữa QC và QA
Sự khác nhau giữa QC và QA là gì?

Quy trình đảm bảo chất lượng

Để hiểu rõ hơn QA là gì, bạn cần tìm hiểu về quy trình thực hiện các công việc bảo đảm chất lượng. Một quy trình QA về cơ bản sẽ bao gồm các bước như sau:

Quy trình đảm bảo chất lượng
Một quy trình đầy đủ của QA là gì và bao gồm những bước nào?

>> Xem thêm: Mẫu phiếu khảo sát chất lượng dịch vụ nhà hàng đầy đủ và chi tiết nhất

Yêu cầu đối với một nhân viên QA là gì?

Quản lý chất lượng sản phẩm là công việc quan trọng và có độ phức tạp không nhỏ. Vậy để thực hiện nhiệm vụ này, những tố chất cần có của một nhân viên QA là gì? Đó chính là:

Yêu cầu đối với nhân viên QA
Để hoàn thành tốt công việc, những kỹ năng cần có của nhân viên QA là gì?

Chuyển đổi số để nâng cao hiệu suất của QA trong doanh nghiệp

Việc số hóa quy trình QA đem lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp, như là nâng cao độ chính xác và độ bảo mật của dữ liệu, tăng tốc độ truyền dữ liệu. Ví dụ, trước kia, nhân viên QA phải mất thời gian liên lạc với các phòng ban khác để thực hiện công việc. Nhờ áp dụng công nghệ, những thông tin này được đưa lên nền tảng chung thống nhất, đẩy nhanh tốc độ giao tiếp giữa các bên liên quan.

Phần mềm đã được nhiều đối tác có tên tuổi trên thị trường F&B tin dùng để quản lý các chuỗi nhà hàng. Một trong những đối tác lớn của beChecklist là tập đoàn Goldsun Food - công ty mẹ của hàng loạt thương hiệu nổi tiếng như KingBBQ, ThaiExpress, Tasaki BBQ, Khao Lao, Hotpot,… Ngoài ra, chuỗi mỳ cay Hàn Quốc Sasin cũng đã ứng dụng phần mềm beChecklist vào vận hành và kiểm soát đồng nhất chất lượng trong tất cả các chi nhánh.

Bechecklist
BeChecklist - Giải pháp đảm bảo đồng nhất chất lượng ngành F&B

BeChecklist thật sự là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhân viên QA, QC, các quản lý cửa hàng trong việc đảm bảo chất lượng cho từng cửa hàng. Không chỉ là một công cụ quản lý chất lượng hiệu quả, BeChecklist còn là một giải pháp tổng thể, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình kiểm soát chất lượng, đồng thời nâng cao trải nghiệm của khách hàng, cụ thể như:

Giao diện bechecklist
Giao diện app beChecklist dễ dùng

Trên đây, bePOS đã giúp bạn giải đáp câu hỏi QA là gì, QC và QA khác nhau như thế nào? Đảm bảo chất lượng là công việc không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong ngành sản xuất, dịch vụ. Chính vì vậy, nhà quản trị cần nghiên cứu kỹ, nâng cao hiệu quả hoạt động QA, từ đó cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước khách hàng.

FAQ

Trong ngành F&B, QA là làm gì? Nhà hàng ăn uống có cần QA không?

QA ngành thực phẩm là lĩnh vực rất được quan tâm. Mục tiêu của QA thực phẩm là nhằm đảm bảo các sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì vậy, hiện nay, các chuỗi nhà hàng F&B uy tín đều chú trọng hoạt động này, đặc biệt là sử dụng phần mềm QA.

Những lợi ích của QA là gì?

Một quy trình QA tốt giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, tối ưu hiệu quả làm việc. Sản phẩm đầu ra tốt, đồng nghĩa với việc giành được thiện cảm của người dùng, từ đó tăng cao doanh thu. Ngoài ra, đây cũng là cơ sở để định giá sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/phong-qa-la-gi-a61982.html