Lộ trình thăng tiến từ Production Manager đến Factory Manager

Production Manager là vị trí quản lý những vấn đề xoay quanh sản phẩm của doanh nghiệp. Vị trí này có tính đặc thù cao trong mỗi ngành. Đây cũng là vị trí thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Vì vậy, trong bài viết này Ms Uptalent sẽ giúp bạn tìm hiểu Production Manager là gì và lộ trình thăng tiến từ Production Manager đến Factory Manager. Hy vọng sau bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về vị trí này. MỤC LỤC 1- Production Manager là gì? 2- Lộ trình thăng tiến từ Production Manager đến Factory Manager 2.1- Nhóm kỹ năng của một nhà quản lý 2.2- Nhóm kỹ năng chuyên môn 3- Sự khác nhau giữa Production Manager và Factory Manager 4- Các công ty FDI chú ý đến những kỹ năng nào ở vị trí Production Manager Việc làm sản xuất Xem thêm >>>> Tìm Việc làm tuyển dụng production manager tại HRchannels

1- Production Manager là gì?

Product Manager thường được hiểu đơn giản là người quản lý sản phẩm. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ.

Thực tế, Product Manager là người chịu trách nhiệm nghiên cứu, khai thác nhu cầu của khách hàng, thiết kế, thử nghiệm và xây dựng các chiến lược hiệu quả để quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ, cho doanh nghiệp.

Nhiều người thường nhầm lẫn Product Manager là một chức danh quản lý trong ngành IT. Tuy nhiên, vị trí này còn có mặt tại các lĩnh vực, ngành nghề khác, miễn là có tạo ra sản phẩm.

Trong doanh nghiệp, Product Manager giữ vai trò trung gian kết nối giữa bộ phận sản xuất, bộ phận phát triển sản phẩm và bộ phận kinh doanh bán hàng, marketing. Đồng thời, họ cũng là người đưa ra các quyết định liên quan đến sản phẩm, nắm vững công nghệ sản xuất để mang đến những trải nghiệm tích cực cho khách hàng và đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho công ty.

2- Lộ trình thăng tiến từ Production Manager đến Factory Manager

Lộ trình thăng tiến từ vị trí Production Manager lên Factory Manager có thể kéo dài ít nhất từ 3 - 5 năm. Thời gian dài hay ngắn còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp và từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Nhìn chung, Factory Manager là vai trò quản lý ở cấp cao hơn nên để đạt tới vị trí này bạn không thể chỉ có các chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm. Thay vào đó, bạn sẽ cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng liên quan đến công tác quản lý sản xuất.

Đồng thời, bạn còn phải lên kế hoạch và định hướng mục tiêu cụ thể để từng bước thu thập cho mình những kiến thức, kỹ năng quan trọng đối với một Factory Manager.

Sau đây là những kỹ năng mà bạn cần trau dồi mỗi ngày trên con đường phấn đấu từ Production Manager thành Factory Manager:

2.1- Nhóm kỹ năng của một nhà quản lý

+ Thứ nhất, kỹ năng hoạch định, sắp xếp lịch trình làm việc

Factory Manager cần nắm vững kế hoạch sản xuất và có lịch trình làm việc cho phù hợp để đảm bảo hoạt động của nhà máy luôn suôn sẻ, thuận lợi. Hơn nữa, điều này còn giúp họ chủ động hơn khi xảy ra các sự cố bất ngờ.

+ Thứ hai, kỹ năng lãnh đạo

Với vai trò là người quản lý các hoạt động trong nhà máy, Factory Manager cần có kỹ năng lãnh đạo thật tốt. Cụ thể họ cần biết lắng nghe và đón nhận ý kiến của người khác, đồng thời còn phải sẵn sàng đương đầu với những thử thách và luôn hiểu rõ những quyết định của mình.

+ Thứ ba, giao tiếp ứng xử linh hoạt

Factory Manager chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động trong nhà máy và nhân sự sản xuất. Trong khi đó môi trường làm việc nào cũng có thể xảy ra những mâu thuẫn. Vì vậy là một người quản lý, Factory Manager cần có cách giao tiếp ứng xử khéo léo để dung hòa những điều đó.

+ Thứ tư, khả năng truyền đạt

Ngoài công việc và nhiệm vụ chuyên môn cũng như điều hành, Factory Manager còn phụ trách việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên làm việc trong nhà máy. Do đó, họ cần có khả năng truyền đạt tốt để có thể chỉ đạo công việc và hướng dẫn, triển khai các kỹ thuật, chính sách cho nhân viên.

+ Thứ năm, xây dựng tư duy tích cực

Công việc của một Quản lý nhà máy khá nhiều áp lực. Trong khi đó, họ là người dẫn dắt nhân viên làm việc tại nhà máy. Bởi vậy, tinh thần làm việc của họ có tác động rất lớn đến không khí làm việc cũng như hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên. nhóm kỹ năng chuyên môn

2.2- Nhóm kỹ năng chuyên môn

Cho dù không phải trực tiếp làm các công việc trong quá trình sản xuất, nhưng muốn nhận được sự tín nhiệm và tôn trọng từ nhân viên, Factory Manager cần thành thạo các kỹ năng chuyên môn.

+ Thứ nhất, kiến thức về quy trình vận hành

Mỗi nhà máy, cho dù trong cùng ngành nghề, cũng ít nhiều có những khác biệt riêng về quy trình vận hành. Do đó, Quản lý nhà máy cần nắm vững các kiến thức về vận hành để có thể hiểu rõ quy trình vận hành của nhá máy, sau đó có thể dần cải thiện để nâng cao chất lượng hoạt động.

+ Thứ hai, kiến thức về hệ thống máy móc

Là người quản lý tại nhà máy, Factory Manager cần có kiến thức về hệ thống máy móc trong xưởng để có thể khắc phục các sự cố nhỏ. Với các hư hỏng lớn hơn, đã có bộ phận kỹ thuật xử lý.

+ Thứ ba, kiến thức về phân tích, xử lý số liệu

Hiện tại, các doanh nghiệp đa phần đều sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong việc phân tích xử lý, số liệu tại nhà máy. Nhưng Factory Manager cần tự trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn về vận hành nhà máy trong lĩnh vực của doanh nghiệp để có thể sử dụng các phần mềm này hiệu quả hơn.

+ Thứ tư, am hiểu quy trình ra quyết định

Những quyết định của Quản lý nhà máy sẽ được thực thi trong toàn nhà máy. Vì vậy, họ cần am hiểu quy trình ra quyết định để có thể thực hiện một cách nhanh chóng, chuẩn xác. Có như vậy mới không làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc. sự khác nhau giữa production manager và factory manager >>>> Xem thêm: 10 câu hỏi phỏng vấn vị trí Production Manager hay nhất

3- Sự khác nhau giữa Production Manager và Factory Manager

3.1- Vai trò

Production Manager giữ vai trò quản lý, giám sát việc phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp. Còn vai trò của Factory Manager là quản lý hoạt động và nhân sự trong nhà máy.

3.2- Phạm vi công việc

Công việc của Production Manager tập trung chủ yếu vào các vấn đề có liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong khi đó, Factory Manager chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động trong nhà máy, bao gồm hệ thống máy móc, nhân sự, quá trình sản xuất.

3.3- Cấp quản lý

Factory Manager có cấp bậc cao hơn Production Manager. Vị trí này có phạm vi quyền hạn rộng hơn.

4- Các công ty FDI chú ý đến những kỹ năng nào ở vị trí Production Manager

4.1- Kỹ năng ngoại ngữ

Môi trường làm việc tại các công ty FDI yêu cầu bạn phải sử dụng tiếng Anh 24/24. Vì vậy đây là kỹ năng bắt buộc bạn cần đáp ứng được nếu muốn làm việc tại những doanh nghiệp này.

4.2- Kinh nghiệm chuyên môn thực tế

Production Manager là vị trí thuộc cấp quản lý, có trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến sản phẩm nên kinh nghiệm chuyên môn thực tế về sản phẩm là điều không thể thiếu. Muốn đảm nhận vị trí này bạn cần có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm làm việc trong quá trình tạo ra sản phẩm.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp FDI và kinh nghiệm phát triển sản phẩm trong cùng ngành nghề. các công ty fdi chú ý đến những kỹ năng nào ở vị trí production manager >>>> Xem thêm: Mô tả công việc trưởng phòng sản xuất (Production Manager)

4.3- Tư duy về sản phẩm

Một Production Manager cần trả lời được các câu hỏi về sản phẩm như “Sản phẩm cần làm là gì?”, “Bắt đầu từ đâu?”, “Sản phẩm cần giải quyết vấn đề gì cho khách hàng?”. Từ đó hình thành nên tư duy đúng đắn về sản phẩm.

Bên cạnh đó, họ còn phải phân tích SWOT sản phẩm, hiểu rõ sự khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Khi đó, họ mới có thể biến những ý tưởng phát triển sản phẩm trở thành sản phẩm thực tế.

4.4- Khả năng phân tích

Production Manager cần sử dụng các dữ liệu cụ thể để thuyết phục mọi người về tiềm năng của một sản phẩm và bảo vệ quan điểm, lập trường về sản phẩm của mình.

Vì vậy, họ cần có khả năng phân tích tốt để xác định, diễn giải và trình bày những thông tin về sản phẩm cho mọi người hiểu được. Đồng thời, họ cũng cần phân tích để tìm ra phương pháp sản xuất sản phẩm tối ưu.

4.5- Kỹ năng dẫn dắt đội nhóm

Một Production Manager giỏi không những cần am hiểu chuyên môn mà còn phải có khả năng dẫn dắt đội nhóm. Có như vậy họ mới có thể xây dựng một đội nhóm làm việc chuyên nghiệp với hiệu suất tốt nhất.

4.6- Thích nghi nhanh với những thay đổi

Thị trường luôn không ngừng thay đổi. Để có thể sản xuất những sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường, Production Manager cần nắm bắt nhanh các thay đổi. Khả năng cập nhật và ứng phó nhanh với những thay đổi của người Quản lý sản phẩm sẽ khiến các sản phẩm của doanh nghiệp không bị lỗi thời.

Trên đây là những chia sẻ của Ms Uptalent về Production Manager là gì và lộ trình thăng tiến từ Production Manager đến Factory Manager. Mong rằng bạn đã tích lũy được những thông tin hữu ích và có thể chuẩn bị thật tốt để ngày càng thăng tiến trong sự nghiệp. Chúc bạn thành công!

Dịch vụ headhunting - săn đầu người -

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://uws.edu.vn/production-manager-la-gi-a61328.html