Tinh dầu hoa anh thảo là gì? 10 tác dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Tinh dầu hoa anh thảo được biết đến có thể mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp cho chị em phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo, cách dùng và những tác dụng phụ khi sử dụng qua bài viết dưới đây nhé.

1Tinh dầu hoa anh thảo là gì?

Hoa anh thảo (Oenothera biennis) là một loại thực vật có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, hoa màu vàng với thời gian nở thường chỉ kéo dài 1 buổi tối. Hạt của chúng được sử dụng để sản xuất tinh dầu hoa anh thảo.

Tinh dầu hoa anh thảo rất giàu axit gamma-linolenic (GLA), một acid béo omega-6 có tác dụng chống viêm cho cơ thể. Hơn nữa, chúng còn có tác dụng điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), các triệu chứng mãn kinh, viêm khớp, cholesterol cao, mụn trứng cá và nhiều tình trạng khác.[1]

Tinh dầu hoa anh thảo được sản xuất từ hạt của hoa anh thảo

Tinh dầu hoa anh thảo được sản xuất từ hạt của hoa anh thảo

2Tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo

Dưỡng da

Da không thể tự sản xuất axit gamma-linolenic (GLA) nên khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo giàu GLA có thể có lợi cho cấu trúc và chức năng của da, giúp giữ cho làn da khỏe mạnh.

Theo một nghiên cứu năm 2005 nhận thấy rằng việc bổ sung tinh dầu hoa anh thảo bằng đường uống trong 12 tuần có thể giúp da trở nên mịn màng hơn và cải thiện độ đàn hồi, độ ẩm, độ săn chắc, chống lão hóa cho làn da.[2]

Tinh dầu hoa anh thảo giúp da trở nên mịn màng và cải thiện độ đàn hồi

Tinh dầu hoa anh thảo giúp da trở nên mịn màng và cải thiện độ đàn hồi

Giảm viêm da, eczema

Tinh dầu hoa anh thảo chứa GLA, khi vào cơ thể tạo ra axit dihomo-gamma-linolenic (DGLA) giúp cải thiện tình trạng viêm da dị ứng.[3]

Một nghiên cứu năm 2018 ở Hàn Quốc đã kết luận rằng tinh dầu hoa anh thảo đã cải thiện thang điểm EASI (Eczema Area and Severity Index) - thang điểm được đánh giá trên diện tích và đặc điểm tổn thương ở những người bị chàm nhẹ. Hơn nữa, tình trạng mất nước qua biểu bì và hydrat hóa da cũng được cải thiện ở nhóm người sử dụng tinh dầu hoa anh thảo.[4]

Do đó, chàm (eczema) thường được điều trị bằng các loại thuốc thông thường, tuy nhiên, một số phương pháp thay thế bổ sung như tinh dầu hoa anh thảo cũng có thể hỗ trợ. Tinh dầu hoa anh thảo thường được biết đến với tính chất kháng khuẩn, chống nấm và chống viêm, có thể giúp làm dịu và giảm các triệu chứng của chàm.

Tinh dầu hoa anh thảo là một trong các lựa chọn thay thế bổ sung của bệnh chàm

Tinh dầu hoa anh thảo là một trong các lựa chọn thay thế bổ sung của bệnh chàm

Trị mụn

GLA trong tinh dầu hoa anh thảo hỗ trợ trị mụn bằng cách giảm viêm da và tình trạng da tăng sinh, sừng hóa - nhờ khả năng giữ được độ ẩm.

Nghiên cứu đã nhận thấy rằng tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp giảm tình trạng viêm cũng như các tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị mụn trứng cá bằng thuốc isotretinoin (Accutane).[5][6]

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2014 cho thấy bổ sung GLA từ tinh dầu hoa anh thảo có thể làm giảm các tổn thương do mụn viêm và không viêm.[7]

GLA có thể làm giảm các tổn thương do mụn viêm và không viêm

GLA có thể làm giảm các tổn thương do mụn viêm và không viêm

Kích thích tóc mọc nhanh

Tinh dầu hoa anh thảo có chứa axit arachidonic, thành phần đã được chứng minh có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của tóc mới và giúp các sợi tóc hiện có mọc dài hơn.[8]

Tinh dầu hoa anh thảo rất giàu vitamin E được biết với khả năng làm giảm stress oxy hóa. Một nghiên cứu năm 2010 lại nhận thấy rằng việc bổ sung vitamin E bằng đường uống giúp cải thiện các triệu chứng rụng tóc và có tác động tích cực đến việc mọc lại tóc. Từ đó cho thấy bổ sung tinh dầu hoa anh thảo có thể kích thích và bảo vệ nang tóc, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình mọc lại tóc.[9]

Bổ sung tinh dầu hoa anh thảo có thể hỗ trợ đẩy nhanh quá trình mọc lại tóc

Bổ sung tinh dầu hoa anh thảo có thể hỗ trợ đẩy nhanh quá trình mọc lại tóc

Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Một nghiên cứu cho rằng những phụ nữ nhạy cảm với chất prolactin trong cơ thể có thể trải qua hội chứng tiền kinh nguyệt.

GLA trong tinh dầu hoa anh thảo có thể chuyển hóa thành prostaglandin E1, giúp ngăn ngừa prolactin kích hoạt chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các triệu chứng của PMS như phiền muộn, cáu gắt, đau ngực, đau đầu,...[10]

Tinh dầu hoa anh thảo ngăn ngừa prolactin kích hoạt hội chứng tiền kinh nguyệt

Tinh dầu hoa anh thảo ngăn ngừa prolactin kích hoạt hội chứng tiền kinh nguyệt

Giảm triệu chứng đau ngực khi hành kinh

Một thử nghiệm năm 2010 sử dụng 1.200 IU vitamin E, 3.000 mg tinh dầu hoa anh thảo hoặc vitamin E và tinh dầu hoa anh thảo kết hợp với cùng liều lượng này mỗi ngày trong 6 tháng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau vú trong chu kỳ kinh nguyệt.[11]

Tinh dầu hoa anh thảo có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau vú trong chu kỳ

Tinh dầu hoa anh thảo có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng đau vú trong chu kỳ

Giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Tinh dầu hoa anh thảo có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng, tần suất và thời gian của các cơn bốc hỏa - một trong những tác dụng phụ khó chịu nhất của thời kỳ mãn kinh.[12]

Hơn nữa, một nghiên cứu năm 2021 cũng cho thấy dùng tinh dầu hoa anh thảo trong thời kỳ mãn kinh có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đổ mồ hôi ban đêm.[13]

Tinh dầu hoa anh thảo có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng cơn bốc hỏa thời kỳ mãn kinh

Tinh dầu hoa anh thảo có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng cơn bốc hỏa thời kỳ mãn kinh

Giảm đau do viêm khớp

GLA trong dầu hoa anh thảo được một nghiên cứu nhận định rằng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp như sưng đau ở tay, chân và cứng khớp nhờ tác dụng chống viêm của chúng mà không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.[14]

Hơn nữa, bổ sung tinh dầu hoa anh thảo có thể làm giảm mức độ đau và cải thiện khả năng vận động. Đồng thời có thể giảm các triệu chứng như cứng khớp buổi sáng tốt hơn so với chỉ dùng thuốc.[12]

Bổ sung tinh dầu hoa anh thảo làm giảm mức độ đau và cải thiện khả năng vận động

Bổ sung tinh dầu hoa anh thảo làm giảm mức độ đau và cải thiện khả năng vận động

Giảm các triệu chứng thần kinh

Bệnh thần kinh ngoại biên là tác dụng phụ thường gặp của bệnh tiểu đường và các tình trạng bệnh lý khác. Một nghiên cứu trên động vật năm 2018 lưu ý rằng axit linoleic có trong tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh thần kinh như:[15]

Tuy nhiên, vẫn cần các thử nghiệm lâm sàng ở người để biết liệu những kết quả này có thể kéo dài ở người không.

Tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh thần kinh

Tinh dầu hoa anh thảo có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh thần kinh

Hỗ trợ điều trị bệnh xơ cứng bì và hiện tượng Raynaud

Xơ cứng bì là một bệnh tự miễn của mô liên kết đặc trưng bởi sự dày lên và cứng lại của các mô khác nhau. Một nghiên cứu cho bệnh nhân xơ cứng bì uống 1g dầu hoa anh thảo, 3 lần mỗi ngày. Sau một năm, bệnh nhân bớt đau ở tay và chân, vết loét lành lại và kết cấu da được cải thiện.[16]

Hiện tượng Raynaud, đôi khi liên quan đến chứng xơ cứng bì cũng có thể khiến các ngón tay tê và lạnh. Một nghiên cứu cho thấy mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và độ lạnh của bàn tay ở bệnh nhân mắc bệnh Raynaud được cải thiện sau khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo.[17]

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng Raynaud được cải thiện khi dùng tinh dầu hoa anh thảo

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng Raynaud được cải thiện khi dùng tinh dầu hoa anh thảo

3Cách sử dụng tinh dầu hoa anh thảo

Tinh dầu hoa anh thảo có sẵn ở dạng thuốc bổ sung bằng đường uống hoặc dung dịch bôi ngoài da, tuy nhiên không có liều lượng sử dụng khuyến nghị hàng ngày.

Hơn nữa, cũng chưa có tài liệu nào hướng dẫn bắt buộc phải uống tinh dầu hoa anh thảo vào buổi nào trong ngày (sáng, trưa, tối), do đó bạn nên sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, mọi người cũng có thể sử dụng tinh dầu hoa anh thảo như một phương pháp điều trị tại chỗ hoặc dạng serum:

Tuy vậy, mọi người không nên nuốt hoặc bôi tinh dầu hoa anh thảo mà không pha loãng chúng với dầu dẫn trước.

Bạn nên sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất

Bạn nên sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất

4Sử dụng tinh dầu hoa anh thảo quá nhiều có tốt không?

Trong trường hợp bạn bỏ lỡ một liều, hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên, đừng dùng gấp đôi liều.

Việc dùng quá liều có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như bất tỉnh hoặc khó thở. Hãy liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất nếu nghi ngờ ai đó sử dụng quá liều tinh dầu hoa anh thảo để được điều trị kịp thời, tránh để lại những hậu quả không đáng có.

Khó thở là triệu chứng nghiêm trọng khi dùng quá liều tinh dầu hoa anh thảo

Khó thở là triệu chứng nghiêm trọng khi dùng quá liều tinh dầu hoa anh thảo

5Nên sử dụng tinh dầu hoa anh thảo bao nhiêu một ngày?

Không có liều lượng khuyến cáo của tinh dầu hoa anh thảo. Tuy nhiên, đối với người lớn, tinh dầu hoa anh thảo thường được dùng với liều lượng từ 2 - 6 gam mỗi ngày (tương đương chứa 300 đến 360 mg GLA) trong 3-12 tháng, trong hoặc sau ăn.[1]

Tuy nhiên, mỗi thương hiệu sản xuất tinh dầu hoa anh thảo khác nhau có thể có thông tin về liều lượng khác nhau. Vì vậy mọi người phải luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Hơn nữa, tinh dầu hoa anh thảo có thể an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn, nhưng độ an toàn lâu dài của chúng vẫn chưa rõ ràng. Do đó, khi cân nhắc việc sử dụng các chất bổ sung tinh dầu hoa anh thảo, hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ về cách sử dụng và liều lượng phù hợp với cơ thể để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Không có liều lượng khuyến cáo của tinh dầu hoa anh thảo

Không có liều lượng khuyến cáo của tinh dầu hoa anh thảo

6Tác dụng phụ khi sử dụng tinh dầu hoa anh thảo

Hầu hết mọi người sử dụng dầu hoa anh thảo sẽ dung nạp tốt mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, sử dụng tinh dầu hoa anh thảo quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như:

Hơn nữa, dầu hoa anh thảo có thể tương tác với thuốc loãng máu hoặc thuốc chống tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người dùng. [12]

Sử dụng tinh dầu hoa anh thảo quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ đau bụng

Sử dụng tinh dầu hoa anh thảo quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ đau bụng

7Cách chọn mua và bảo quản tinh dầu hoa anh thảo

Các sản phẩm tinh dầu hoa anh thảo nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát

Các sản phẩm tinh dầu hoa anh thảo nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát

Qua bài viết trên mọi người có thể thấy tinh dầu hoa anh thảo có rất nhiều công dụng tốt trong làm đẹp và sức khỏe, là nguồn bổ sung GLA dồi dào, an toàn. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến của Dược sĩ, Bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

Link nội dung: https://uws.edu.vn/hoa-anh-a60033.html