Bạch cầu đơn nhân: Những điều cần biết

Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm virus, chủ yếu lây truyền qua việc tiếp xúc với nước bọt của người bệnh. Đây không phải là một căn bệnh quá nghiêm trọng và hầu hết những người mắc bệnh sẽ tạo được kháng thể, miễn dịch với bệnh suốt đời.

1. Tổng quan về các tế bào bạch cầu

1.1 Đặc điểm của các tế bào bạch cầu

Các tế bào bạch cầu lưu thông trong hệ thống tuần hoàn máu, giúp hệ miễn dịch chống lại tình trạng nhiễm trùng. Các tế bào bạch cầu được sản xuất bởi tế bào gốc trong tủy xương. Khi cơ thể gặp tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng, những tế bào bạch cầu được lưu trữ ở tủy xương sẽ được giải phóng để chống lại nhiễm trùng.

Bạch cầu gồm có 3 loại chính là bạch cầu hạt, tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân.

1.2 Bạch cầu đơn nhân là gì?

Bạch cầu đơn nhân chiếm tỷ lệ 2 - 8% trong tổng số các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Chúng có mặt khi cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng mãn tính. Các bạch cầu đơn nhân sẽ nhắm mục tiêu, phá hủy các tế bào gây nhiễm trùng, góp phần bảo vệ sức khỏe.

2. Tổng quan về bệnh bạch cầu đơn nhân

2.1 Khái niệm

Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm virus, còn được gọi là bệnh truyền nhiễm mono hoặc bệnh hôn vì cơ chế lây truyền chủ yếu là qua tiếp xúc với nước bọt bệnh nhân hoặc qua tiếp xúc với giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi,...

Biến chứng của bệnh bạch cầu đơn nhân là sưng lá lách. Bệnh thường không nghiêm trọng và hầu hết những người đã từng mắc bệnh đều sẽ tạo ra kháng thể để miễn dịch với bệnh tới cuối đời. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra một số biến chứng hiếm gặp khá nghiêm trọng như thiếu máu tan máu tự miễn, vỡ lách, viêm cơ tim và màng ngoài tim, viêm tủy cắt ngang, viêm não, hội chứng Guillain - Barre,...

2.2 Nguyên nhân gây bệnh

Virus Epstein-Barr (EBV) được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh bạch cầu đơn nhân. Loại virus này lan truyền qua nước bọt khi bệnh nhân ho, hắt hơi, hôn hoặc dùng chung thức ăn, dụng cụ ăn với người bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh bạch cầu đơn nhân do virus cytomegalovirus (CMV).

Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, bệnh phổ biến hơn ở nhóm tuổi 15 - 17 tuổi.

Bệnh bạch cầu đơn nhân do virus EBV gây ra

2.3 Triệu chứng của bệnh

Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh bạch cầu đơn nhân gồm: Mệt mỏi, đau họng, đau đầu, sưng hạch bạch huyết, sưng amidan và có lớp phủ màu trắng hoặc vàng trên amidan, sốt, ăn không ngon, phát ban, đau nhức các bắp thịt, lách to, viêm họng,... Các triệu chứng ít gặp hơn gồm: Tức ngực và khó thở (tổn thương phổi), cứng cổ, vàng da, chảy máu mũi, tim đập nhanh hoặc loạn nhịp tim (viêm cơ tim), nhạy cảm với ánh sáng, suy thận do viêm thận kẽ,...

2.4 Chẩn đoán bạch cầu đơn nhân

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh

2.5 Điều trị bệnh bạch cầu đơn nhân

Để phòng ngừa, hạn chế diễn tiến của bệnh bạch cầu đơn nhân, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau:

Người bệnh cần chú ý vệ sinh bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

Bệnh bạch cầu đơn nhân nếu không có biến chứng thì sẽ hết sốt trong vòng 10 ngày, hạch và lách bị sưng sẽ nhỏ lại trong vòng 4 tuần và mệt mỏi kéo dài không quá 3 tháng. Ít có trường hợp bệnh nhân tử vong (thường chỉ xảy ra khi bị vỡ lách hoặc cường lách). Dù vậy, mỗi người vẫn cần cẩn thận với căn bệnh này, nhanh chóng đi thăm khám nếu có triệu chứng cảnh báo bệnh để kịp thời chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM

Link nội dung: https://uws.edu.vn/nhiem-trung-bach-cau-a59796.html