Ý nghĩa của việc cúng giao thừa ngoài trời năm Giáp Thìn 2024

2. Cúng giao thừa ngoài trời cần chuẩn bị những gì

Để bày mâm cúng giao thừa ngoài trời đúng cách, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ để không ảnh hưởng đến buổi lễ. Bạn cần lưu ý những vấn đề như:

Chọn địa điểm phù hợp: Vị trí ngoài trời rộng rãi, trang trọng và gần nhà.

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa: Tùy theo vùng miền và văn hóa địa phương khác nhau, mâm cúng giao thừa có thể thay đổi một vài món. Nếu cúng ngoài trời, đồ cúng phải được đặt trên bàn. Nếu không sử dụng bàn thì có thể lấy tấm gỗ hoặc chiếu để bày các đồ cúng.

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa

Chuẩn bị mâm cúng giao thừa

Bài trí đồ cúng: Sắp xếp các đồ cúng từ trái sang phải và theo thứ tự từ trên xuống dưới truyền thống.

Theo phong thủy, lễ cúng giao thừa năm Giáp Thìn 2024 nên được thực hiện vào giờ Tý (11 giờ đêm) hoặc thời điểm tốt nhất là giờ chính Tý (0 giờ đêm) và kết thúc trước lúc 1 giờ sáng, ngày mùng 1 âm lịch.

Trước 1 giờ sáng là khung giờ các vị thần cũ bàn giao công việc cho những vị thần mới. Vậy nên khoảng thời gian 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng là khung giờ phù hợp để các gia chủ tỏ rõ lòng thành.

Trong phong tục của người Việt, việc chuẩn bị hai mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà là công việc truyền thống.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời miền Bắc thường có các món như gà trống luộc, giò lụa, mâm ngũ quả, bánh chưng hoặc xôi gấc, vàng mã, trầu cau, mũ cánh chuồng, trà hoặc rượu, hoa tươi, gạo muối, nhang, đèn nến.

Đối với mâm cúng giao thừa trong nhà thì tùy cỗ lớn hay nhỏ, gia chủ miền Bắc có thể chuẩn bị 4 bát - 4 đũa, 6 bát - 6 đũa hoặc 8 bát - 8 đũa. Các món ăn truyền thống thường được bày trên mâm như bát mọc, móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bánh chưng, gà luộc, bát miến nấu lòng gà, giò lụa, giò xào, chả nem, dưa hành muối.

Những mâm cỗ trong nhà hay ngoài trời đều được chuẩn bị với ý nghĩa kính trọng tổ tiên, cầu sự an lành, may mắn trong năm mới. Đây là truyền thống thể hiện lòng tri ân đối với tổ tiên trong dịp năm mới.

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung

Ở miền Trung, truyền thống chuẩn bị mâm cúng giao thừa khá tương đồng với miền Bắc, một vài gia đình có truyền thống khác thì sẽ chuẩn bị thêm vài món để cúng.

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung

Mâm cúng giao thừa ngoài trời ở miền Trung thường giữ nguyên các món gà trống luộc, trà hoặc rượu, mâm ngũ quả, vàng mã, trầu cau, giò lụa, gạo muối, hoa tươi, đèn nến, nhang, mũ cánh chuồng. Ngoài ra, bánh chưng hoặc bánh tết có thể được thay thế tùy mỗi gia đình. Mâm cúng giao thừa trong nhà miền Trung sẽ có các món truyền thống thịt heo luộc, thịt đông, gà bóp rau răm, giò lụa, dưa món, măng khô ninh. Những món này đại diện cho sự đa dạng và đặc trưng của ẩm thực miền Trung.

Mâm cúng giao thừa ở người miền Nam

Ở miền Nam, mâm cúng giao thừa ngoài trời cơ bản giống như ở miền Bắc và miền Trung. Miền nam thì các gia đình sẽ dùng bánh tét để cúng giao thừa.

Mâm cúng giao thừa trong nhà ở miền Nam sẽ bày các món ăn truyền thống ngày Tết: củ cải ngâm chua, bánh tét, canh khổ qua nhồi thịt, gỏi tôm thịt, củ kiệu, thịt kho hột vịt...

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời ở miền Nam thường có gà trống hoa luộc nguyên con, đĩa xôi gấc, có mào cờ và mỏ ngậm bông hoa hồng, bánh kẹo, quả cau, lá trầu, mâm ngũ quả, rượu, trà, đĩa muối, nhang, đèn, đĩa gạo. Mâm cỗ có thể thêm quần áo, ủng quan, mũ thần linh, vàng mã. Ví dụ, trong năm Giáp Thìn 2024 là năm Hoả, theo luật ngũ hành tương sinh tương khắc, Mộc sinh Hoả nên bạn có thể chuẩn bị quần áo, mũ, ủng màu màu xanh để mang lại may mắn.

Ngoài ra, một số gia đình chuẩn bị mâm cỗ ngọt và chay, mâm cúng gồm có hương, hoa, bánh kẹo, mứt Tết, đèn nến, đồ uống.

Tham khảo thêm: Bài cúng tất niên 2024 - Văn khấn trong nhà, ngoài trời, cơ quan

Link nội dung: https://uws.edu.vn/cung-giao-thua-ngoai-troi-can-nhung-gi-a59291.html