Bị dị ứng là gì? 9 nguyên nhân thường gặp và dấu hiệu nhận biết

Dị ứng - một tình trạng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như: thực phẩm, phấn hoa, bụi mịn, lông động vật,… Bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, ho, hắt hơi và đau mắt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về dị ứng, nguyên nhân gây ra và những dấu hiệu nhận biết để có thể phòng tránh và điều trị kịp thời.

dị ứng là gì

Dị ứng là gì?

Dị ứng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với các chất không gây hại như phấn hoa, chất tiết của côn trùng, lông động vật, hoặc thực phẩm. Nhưng khi bị dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ chống lại nó như vi trùng hoặc virus.

Khi bạn bị dị ứng, hệ thống miễn dịch sản xuất kháng thể để chống lại các tác nhân gây dị ứng, dẫn đến các triệu chứng như hắt hơi, ngứa, nổi mề đay và khó thở, viêm da, viêm mũi dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa. (1)

Mức độ dị ứng biến đổi từ nhẹ sang nghiêm trọng và 1 số trường hợp có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay lập tức. Mặc dù hầu hết các bệnh dị ứng không thể chữa khỏi nhưng các phương pháp điều trị hiện đại giúp kiểm soát và giảm thiểu triệu chứng, cải thiện chất lượng sống cho những người mắc bệnh dị ứng.

Nguyên nhân gây dị ứng

Một số nguyên nhân gây dị ứng như sau: (2)

1. Thực phẩm

Dị ứng thực phẩm là hiện tượng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh mẽ với các protein trong thực phẩm nhất định. Các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi ăn như:

Khoảng 4% - 6% trẻ em và 4% người lớn bị dị ứng thực phẩm. Bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể gây ra phản ứng như:

Dị ứng lúa mì (gluten) cũng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt khi trẻ từ 12 tuổi dị ứng lúa mì sẽ phát triển nhanh hơn.

2. Môi trường

Môi trường gây dị ứng qua đường hô hấp. Dị ứng qua đường hô hấp là những chất trong không khí mà bạn hít vào. Chúng bao gồm các chất gây dị ứng ảnh hưởng đến bạn quanh năm (chất gây dị ứng lâu năm) và chất gây dị ứng theo mùa. Các triệu chứng dị ứng hít phải bao gồm:

Đối với những người mắc bệnh hen suyễn, dị ứng hô hấp có thể làm tăng nguy cơ hoặc làm nặng thêm tình trạng khó thở và thở khò khè.

3. Thời tiết

Dị ứng theo mùa bao gồm phấn hoa. Phấn hoa là các vi bào tử từ cây, cỏ hoặc cỏ dại xuất hiện dưới dạng bụi mịn trên bề mặt hoặc bay lơ lửng trong không khí. Phấn hoa cây thường xuất hiện vào mùa xuân, phấn hoa cỏ dại thường xuất hiện vào mùa thu.

4. Mỹ phẩm

Các chất gây dị ứng trong mỹ phẩm bao gồm hương liệu, chất bảo quản hoặc các thành phần khác gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng.

5. Thuốc

Một số loại thuốc (thảo dược, thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn) phổ biến gây dị ứng bao gồm:

Các triệu chứng như:

6. Vật nuôi

Protein trong da, nước bọt, hoặc nước tiểu của vật nuôi có thể gây dị ứng, đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm.

7. Mùi

Mùi hương từ nước hoa, chất tẩy rửa, hoặc các sản phẩm khác gây kích ứng mũi và đường hô hấp.

8. Mủ cao su

Một số người dị ứng với latex - loại mủ cao su tự nhiên được sử dụng trong găng tay cao su, bóng bay, bao cao su, băng bó và bóng cao su. Mũ cao su gây kích ứng da. Ngoài ra, còn xuất hiện các triệu chứng khác như nổi mề đay, sổ mũi, ngứa mũi và khó thở xuất hiện ngay sau vài phút kể từ khi tiếp xúc.

9. Nọc độc/côn trùng đốt

Côn trùng đốt có khả năng chuyển truyền nọc độc - một chất gây hại cho cơ thể. Nọc độc trong vết côn trùng đốt có thể gây ra phản ứng dị ứng. Các loại côn trùng đốt phổ biến gồm ong, kiến lửa,…

Phản ứng dị ứng do nọc độc gây ra các triệu chứng như khó thở, nổi mề đay, sưng ở mặt, miệng hoặc cổ họng, khò khè, khó nuốt, mạch nhanh, chóng mặt và giảm huyết áp.

nguyên nhân gây dị ứng
Protein trong da, nước bọt, hoặc nước tiểu của vật nuôi có thể gây dị ứng, đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm

Những dấu hiệu dị ứng thường gặp

Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng, cơ thể có thể phản ứng qua nhiều biểu hiện khác nhau. Một số phản ứng phổ biến:

Mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng dị ứng nào như đã nêu trên, hãy đến trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị.

Một số loại dị ứng thường gặp

Một số loại dị ứng thường gặp như sau:

1. Sốc phản vệ

Sốc phản vệ (phản ứng phản vệ) là phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng. Bệnh xảy ra chỉ trong vài giây hoặc ít phút sau khi dị ứng với thức ăn, thuốc hoặc nọc độc của côn trùng.

Hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng 1 lượng lớn hóa chất ra ngoài, khiến cơ thể rơi vào tình trạng sốc, huyết áp giảm đột ngột và đường hô hấp bị thu hẹp gây khó thở. Mạch đập trở nên yếu và nhanh, người bệnh phát ban da, buồn nôn và nôn mửa. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

Sốc phản vệ cần được điều trị ngay lập tức bằng cách tiêm epinephrine do nhân viên y tế có chuyên môn thực hiện và sau đó phải chuyển người bệnh đến phòng cấp cứu. Nếu không được điều trị kịp thời, sốc phản vệ có thể gây tử vong.

2. Hen suyễn

Dị ứng hen suyễn xảy ra khi đường hô hấp của bạn trở nên nhạy cảm với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hoặc nấm mốc. Khi hít phải các chất này, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng quá mức, làm cho các cơ quanh đường hô hấp co lại, dẫn đến viêm và đầy chất nhầy. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, khò khè, nghẹt mũi, ngứa mắt và phát ban.

3. Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng (bệnh chàm) xuất hiện khá phổ biến, gây ra các triệu chứng như:

Dị ứng hen suyễn xảy ra khi đường hô hấp trở nên nhạy cảm với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hoặc nấm mốc

4. Dị ứng do môi trường

Hạt nhỏ là nguyên nhân gây ra dị ứng môi trường. Khi hít các loại hạt này, gây viêm và sưng đường mũi, các mô xung quanh mắt. Từ đó, dẫn đến các triệu chứng như ngứa, chảy nước mắt, nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi.

Các chất gây dị ứng trong không khí phổ biến bao gồm:

5. Dị ứng do thời tiết

Khi thời tiết khô, gió làm tăng các triệu chứng dị ứng do có bụi phấn và nấm mốc. Ngoài ra, ngày lạnh cũng xuất hiện các dấu hiệu như da đỏ, chóng mặt, sưng môi/họng và mề đay. Các triệu chứng của dị ứng do thời tiết bao gồm:

6. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm gây ra:

7. Dị ứng mỹ phẩm

Triệu chứng của dị ứng do mỹ phẩm thường bao gồm:

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này sau khi sử dụng mỹ phẩm, hãy ngưng sử dụng sản phẩm và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị phù hợp. Để phòng tránh dị ứng mỹ phẩm, bạn nên thử nghiệm sản phẩm trên một phần nhỏ da trước khi sử dụng rộng rãi.

8. Dị ứng do côn trùng

Dị ứng do côn trùng đốt có thể gây ra:

dị ứng do côn trùng
Dị ứng do côn trùng có thể làm ngứa, phát ban khắp cơ thể

9. Sốt cỏ khô

Sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng) gây ra các triệu chứng như:

Những bộ phận nào của cơ thể có thể bị ảnh hưởng khi dị ứng xảy ra?

Khi dị ứng xảy ra, nhiều bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng, bao gồm:

1. Mũi, mắt, xoang và họng

2. Phổi và ngực

Hít phải chất gây dị ứng sẽ đi đến phổi và gây hen suyễn. Khi điều này xảy ra, niêm mạc đường dẫn khí trong phổi sưng lên, khiến việc thở trở nên khó khăn. Hen suyễn dị ứng phổ biến hơn nhiều so với hen suyễn không dị ứng, đặc biệt ở trẻ em.

3. Dạ dày và ruột

Dị ứng 1 số loại thực phẩm sẽ làm khó chịu và đau dạ dày. Thực phẩm gây dị ứng phổ biến bao gồm các loại hạt, hải sản, sữa và trứng. Dị ứng sữa bò khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và làm đau bụng.

4. Da

Da xuất hiện các vết sưng đỏ, ngứa xuất hiện ở nơi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Các sản phẩm gây viêm da như chất tẩy rửa, xà phòng, chất kết dính, mỹ phẩm và mủ cao su.

Ngoài ra, dị ứng còn xuất hiện dưới dạng phát ban (vết sưng đỏ) hoặc bệnh chàm (da khô, đau, đỏ và ngứa). Những triệu chứng này có nhiều khả năng xảy ra do dị ứng thực phẩm. Với những triệu chứng này, khó xác định nguyên nhân, vì vậy cần phải đến cơ sở y tế để được khám và chữa trị.

da xuất hiện vết sưng đỏ ngứa
Da xuất hiện các vết sưng đỏ, ngứa xuất hiện ở nơi tiếp xúc với chất gây dị ứng

Dị ứng ảnh hưởng đến những ai?

Dị ứng xảy ra với bất kỳ ai và không phân biệt đối tượng. Tuy nhiên, một số đối tượng có khả năng phản ứng mạnh mẽ hơn với các chất gây dị ứng, bao gồm: (3)

Dị ứng có nguy hiểm không? Biến chứng có thể gặp

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng dị ứng không quá nguy hiểm và được điều trị hoặc quản lý một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi dị ứng nặng như sốc phản vệ cần phải được xử lý ngay lập tức vì ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe.

Sốc phản vệ xuất hiện nhanh chóng sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như khó thở, tăng nhịp tim, và sưng phù ở lưỡi hoặc miệng. Nếu không được cứu chữa kịp thời, sốc phản vệ có thể gây tử vong.

Một số biến chứng thường gặp khi dị ứng:

Dị ứng có lây không?

Dị ứng không thể truyền từ người này sang người khác, vì nó không phải là bệnh truyền nhiễm. Thực tế, dị ứng là cách mà hệ thống miễn dịch của một người phản ứng đối với các chất gây dị ứng và phản ứng này có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và di truyền của mỗi người.

Dù dị ứng không thể lây lan, nhưng nếu không được xác định và xử lý kịp thời, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để ngăn chặn dị ứng, việc hiểu biết về các chất gây dị ứng và cách điều trị hiệu quả là rất quan trọng.

Cơ chế phản ứng dị ứng của cơ thể như thế nào?

Mỗi nguyên nhân dị ứng đều tạo ra các phản ứng riêng biệt trên các bộ phận khác nhau của cơ thể. Trạng thái nghiêm trọng nhất của dị ứng là sốc phản vệ, có thể đe dọa đến sự sống của người bệnh. Quá trình tiến triển của sốc phản vệ do dị ứng diễn ra qua 3 giai đoạn.

Nếu các triệu chứng kéo từ hơn 1 - 2 tuần hoặc có xu hướng quay trở lại vào những thời điểm nhất định trong năm, cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Có nhiều loại xét nghiệm dị ứng khác nhau. Có 2 loại xét nghiệm dị ứng phổ biến nhất hiện nay, cụ thể như sau:

chẩn đoán dị ứng như thế nào
Nếu các triệu chứng kéo từ hơn 1 - 2 tuần cần đến gặp bác sĩ làm xét nghiệm kiểm tra

Phương pháp điều trị bệnh dị ứng hiệu quả

Để điều trị dị ứng hiệu quả nhất bạn nên tránh xa hoặc hạn chế sử dụng các chất gây kích ứng. Tuy nhiên, thường khó mà hoàn toàn loại bỏ hoặc ngăn chặn triệu chứng dị ứng. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tình trạng này. Các loại thuốc bao gồm:

1. Thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine có trong nhiều hình thức bao gồm viên uống, dạng tiêm, bình xịt muỗi, dạng lỏng như:

2. Thuốc xịt mũi

Thuốc này rất hiệu quả và an toàn khi sử dụng hàng ngày nhưng phải mất từ vài ngày - 1 tuần mới phát huy tác dụng.

3. Thuốc thông mũi

Những loại thuốc này nên được sử dụng thận trọng khi điều trị dị ứng do tác dụng phụ cao hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng khi sử dụng lâu dài.

4. Thuốc trị hen suyễn

phòng ngừa dị ứng
Thường xuyên hút bụi thảm, làm sạch thảm và các bề mặt khác để loại bỏ bụi, lông động vật, phấn hoa,…

Biện pháp phòng ngừa dị ứng tại nhà

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm bắt được thông tin chi tiết về các loại dị ứng, biểu hiện của từng loại và sự nguy hiểm của tình trạng sốc phản vệ. Đồng thời, nên hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng để giảm thiểu tối đa tình trạng dị ứng.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/ngua-khong-ro-nguyen-nhan-a58093.html