Tìm hiểu IC xe máy và những giải đáp quan trọng bạn cần biết

IC xe máy là bộ phận có kích thước nhỏ, nhưng lại có tác dụng quan trọng. Những thắc mắc liên quan đến bộ phận IC sẽ được giải đáp qua chia sẻ dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé.

Tổng quan về IC xe máy

IC xe máy là gì?

Bất kỳ chiếc xe nào, từ xe số đến tay ga đều cần có IC. IC xe máy là bộ phận quan trọng, còn được nhiều biker gọi là: ECU, hộp đen, hay một tên gọi khá phổ biến được các tiệm sửa xe gọi: đó là bộ phận đánh lửa.

Tìm hiểu IC xe máy và những giải đáp quan trọng bạn cần biết
Tìm hiểu IC xe máy là gì?

IC( là viết tắt của Integrated-Circuit), là bộ phận có nhiệm vụ điều khiển hệ thống mạch điện tử. Trong đó, bao gồm từ hệ thống điện tử đơn giản cho đến phức tạp như: nhiên liệu động cơ, điện…

IC xe máy nằm ở đâu?

Chắc chắn xe nào cũng có IC, nhưng vị trí đặt IC của mỗi xe khác nhau lại khác nhau. Tùy vào từng dòng, IC xe máy có thể được đặt ở dưới yên, sau mặt nạ đầu xe,….

Tìm hiểu IC xe máy và những giải đáp quan trọng bạn cần biết
IC xe máy thường nằm dưới yên hoặc trước mặt nạ xe

Chẳng hạn như, trong cùng 1 thương hiệu Honda. Các mẫu xe như Air Blade hay Click, IC được lắp đặt dưới yên xe, nằm chếch về phía bên phải yên. Trong khi đó, IC của Vision hay Lead đời mới thì được trang bị đặt phía trước đầu xe, sau mặt nạ.

Tương tự, với các thương hiệu khác, IC xe máy sẽ có những vị trí khác nhau. Tuy nhiên, vị trí dưới yên xe và sau mặt nạ xe là 2 vị trí phổ biến trên nhiều dòng xe hiện nay.

Tác dụng của IC xe máy

IC xe máy là bộ phận xử lý thao tác của người dùng. Nếu cục IC bị hỏng, mọi “lệnh yêu cầu” bạn thực hiện với xe sẽ không có phản hồi. Để dễ hiểu hơn về tác dụng của nó, cùng xem xét 1 trường hợp cụ thể dưới đây:

Tìm hiểu IC xe máy và những giải đáp quan trọng bạn cần biết
Tác dụng của IC xe máy

Ví dụ: Bạn hình dung xem thử tác dụng của IC trong việc khởi động xe nhé. Ngay khi người lái nhấn nút khởi động, IC sẽ nhận tín hiệu. Sau đó, nó sẽ điều khiển bơm nhiên liệu và hệ thống điện để thực hiện “lệnh khởi động”. Đó chính là tác dụng rõ thấy nhất của IC xe máy.

Cấu tạo IC xe máy

Nhìn vào một IC xe máy, bạn cũng có thể phần nào biết được cấu tạo của nó. Cấu tạo chính của một cục IC là bộ phận kích lửa. Bên cạnh đó, nó còn được cấu tạo từ các loại dây, với chức năng nhất định, như:

- Dây kích (thượng nhận diện bằng màu xanh dương sọc vàng)

- Dây mobin sườn (hầu hết dây này đều có màu đen sọc vàng)

- Dây mobin lửa (dây màu đen sọc đỏ)

- Dây mass (dây có xanh lá cây)

- Dây tắt máy

Tìm hiểu IC xe máy và những giải đáp quan trọng bạn cần biết
Cấu tạo IC xe máy phổ biến

Trên đây là những bộ phận chính mà hầu hết IC xe máy nào cũng có. Tuy nhiên, tùy vào từng loại hay chức năng khác nhau, IC của các dòng xe khác nhau cũng có sự khác biệt. Cụ thể, sự khác nhau phổ biến của các IC là số lượng dây ít hoặc nhiều.

Giá IC xe máy

IC xe máy có kích thước nhỏ, nhưng với tác dụng quan trọng, giá IC cũng không hề rẻ. Với mỗi dòng xe khác nhau sẽ sử dụng IC khác nhau. Theo đó, giá IC xe máy cũng rất đa dạng, tùy thuộc vào dòng xe bạn đang đi.

Tìm hiểu IC xe máy và những giải đáp quan trọng bạn cần biết
Giá IC xe máy phổ biến hiện nay

Khi điểm qua giá các loại IC xe máy phổ biến hiện nay trên thị trường, bạn sẽ thấy hầu hết IC xe số hoặc côn tay sẽ rẻ hơn so với các dòng xe tay ga. Cụ thể:

- Giá IC xe máy Honda Wave, Yamaha Sirius, Yamaha Exciter, thường dao động từ 600.000 - 1.000.000 đồng

- Các dòng xe tay ga phổ biến hiện nay thì có giá IC từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng. Thậm chí, với một số dòng tay ga cao cấp, giá IC có thể lên đến 8.000.000 đồng.

Những câu hỏi liên quan đến IC xe máy

Dấu hiệu IC xe máy bị hỏng?

IC xe máy có tần suất hoạt động liên tục, nên rất dễ xảy ra hư hỏng. Bên cạnh đó, giá IC cũng không hề rẻ. Do đó, nếu biết những dấu hiệu IC bị hỏng, phát hiện kịp thời, có thể giảm bớt chi phí sửa chữa.

Tìm hiểu IC xe máy và những giải đáp quan trọng bạn cần biết
Một số dấu hiệu IC xe máy bị hỏng

Như đã nói, IC có nhiệm vụ quan trọng trong quy trình vận hành của xe. Do đó, ngay khi IC xe máy có dấu hiệu bị hỏng, chiếc xe sẽ có những tín hiệu để bạn nhận biết. Chẳng hạn như:

- Xe dễ xảy ra tình trạng chết máy, tần suất bị cũng nhiều hơn

- Việc khởi động xe nổ không còn dễ dàng

- Khi khởi động, xe có thể phát ra những tiếng kêu lạ

- Xe trong quá trình di chuyển, có thể xuất hiện tình trạng bị giật

Nếu nhận thấy những dấu hiệu trên, việc kiểm tra IC xe máy là cần thiết. Thực hiện kiểm tra hoặc sửa chữa càng sớm càng tốt, để giảm bớt chi phí sửa chữa hoặc thay mới.

Các biện pháp chống trộm IC xe máy

Hiện nay, tình trạng trộm IC xe máy xảy ra rất thường xuyên. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi giá trị IC lớn. Thêm vào đó, việc tháo gỡ IC trên nhiều dòng xe bây giờ khá dễ dàng.

Chúng ta thử hình dung nhé: Nếu IC bị trộm, bạn vừa mất tiền thay, vừa làm dở dang công việc di chuyển. Vì vậy, việc chống trộm IC xe máy ngày càng được nhiều người quan tâm.

Tìm hiểu IC xe máy và những giải đáp quan trọng bạn cần biết
Các biện pháp chống trộm IC xe máy

Ngày càng có nhiều cách để “bảo vệ” bộ phận này khỏi bọn trộm. Một số cách an toàn bạn có thể tham khảo:

- “Đánh lừa” bọn trộm bằng cách lắp đặt IC ở một vị trí khác trên xe. Với kích thước nhỏ, để tìm được IC mà không biết trước vị trí là không hề dễ

- Sử dụng các bộ vít hoặc khó kim loại để IC khó tháo hơn.

- Lắp đặt thiết bị chống trộm cho IC. Theo thị trường, giá của thiết bị này chỉ từ 100.000 - 200.000 đồng.

Với những thông tin về IC xe máy, hy vọng bạn đã hình dung được rõ hơn đặc tính và công dụng của thiết bị này.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/cuc-ic-xe-may-gia-bao-nhieu-a57888.html