Men tiêu hóa có tác dụng gì? 5 vai trò quan trọng với sức khỏe

Men tiêu hóa gồm nhiều loại khác nhau, có thể sản xuất ở tuyến nước bọt, tuyến tụy, ruột non hoặc dạ dày. Đây là loại enzyme quan trọng với nhiều công dụng như hỗ trợ cơ thể hấp thụ dinh dưỡng, ngăn ngừa viêm ruột, hội chứng ruột kích thích…

men tiêu hóa

Men tiêu hóa là gì?

Men tiêu hóa (enzyme tiêu hóa) là các protein thực hiện chức năng phân hủy thức ăn thành từng phần nhỏ, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ dưỡng chất. Enzyme được sản xuất ở nhiều cơ quan khác nhau trong hệ tiêu hóa, bao gồm: miệng, dạ dày, tuyến tụy và ruột non.

Do cơ địa, một số người có thể khó sản xuất hoặc sử dụng enzyme tiêu hóa tự nhiên, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và các tình trạng sức khỏe khác. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyến khích sử dụng các sản phẩm men tiêu hóa kê đơn hoặc không kê đơn để hỗ trợ tiêu hóa.

men tiêu hóa có tác dụng gì
Men tiêu hóa là các protein thực hiện chức năng phân hủy thức ăn

Các loại men tiêu hóa

Dưới đây là phân loại men tiêu hóa cụ thể:(1)

Các loại enzyme trong men tiêu hóa

Các loại enzyme tiêu hóa được sản xuất tự nhiên trong cơ thể bao gồm:

Enzyme tiêu hóa phân hủy carbohydrate Enzym Vị trí được sản xuất Các nhóm chất được phân hủy Amylase Nước bọt, tuyến tụy Carbohydrate phức hợp và tinh bột (thường được tìm thấy trong ngũ cốc, đậu và rau có tinh bột) Lactase Ruột non Lactose (một loại đường trong các sản phẩm sữa) Maltase Nước bọt, tuyến tụy Maltose (một loại đường trong ngũ cốc) Sucrase Ruột non Sucrose (một loại đường có trong trái cây, các loại hạt, rau)

Enzyme tiêu hóa phân hủy protein Enzym Vị trí được sản xuất trong cơ thể Chymotrypsin Tuyến tụy Peptidase Dạ dày, tuyến tụy, ruột non Protease Tuyến tụy Trypsin Ruột non

Enzyme phân hủy các chất dinh dưỡng đa lượng bổ sung:

Enzyme có nguồn gốc thực vật giúp tiêu hóa protein:

Men tiêu hóa có tác dụng gì?

Men tiêu hóa mang lại nhiều tác dụng quan trọng cho cơ thể, bao gồm:

1. Hấp thu dinh dưỡng tốt hơn

Men tiêu hóa giúp phân hủy thức ăn, hỗ trợ cơ thể nhận tối đa chất dinh dưỡng từ thực phẩm, tránh gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Nếu các enzyme này không được sản xuất hoặc sử dụng hiệu quả, cơ thể có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, về lâu dài dẫn đến loãng xương cùng nhiều tình trạng đáng lo ngại khác.(2)

2. Phòng ngừa viêm ruột

Các chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thụ bởi các tế bào nhỏ trong đường ruột. Nếu thực phẩm không được chế biến đúng cách hoặc ăn nhanh, không nhai kỹ sẽ gây ra khó tiêu, thậm chí ảnh hưởng đến thành tế bào, kích hoạt hệ thống miễn dịch tăng cường hoạt động. Điều này có nguy cơ gây viêm niêm mạc ruột và nhiều vị trí khác, gây hại cho sức khỏe. Biện pháp quan trọng là cần bổ sung enzyme tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn đúng cách, ngăn ngừa viêm ruột.

3. Giảm hội chứng ruột kích thích (IBS)

Men tiêu hóa hỗ trợ quá trình phân hủy thức ăn trong ruột diễn ra thuận lợi. Nếu không có enzyme này, hệ tiêu hóa sẽ gặp khó khăn, dễ dẫn đến hội chứng ruột kích thích với các triệu chứng điển hình như: chướng bụng, đầy hơi, đại tiện phân lỏng…

Trong đó, Pancrelipase là một loại enzyme tiêu hóa được biết đến có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh IBS, Crohn và viêm loét đại tràng. Ngoài ra, các nghiên cứu sơ bộ cũng đã chứng minh rằng, việc bổ sung enzyme tiêu hóa thích hợp, đúng cách có thể giúp cải thiện tình trạng nhạy cảm với thực phẩm, đặc biệt là trường hợp không dung nạp đường sữa.

4. Hỗ trợ quá trình methyl hóa

Methyl hóa là quá trình sinh hóa liên quan đến sự phân chia và tạo ra tế bào thiết yếu trong DNA, ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các hoạt động giải độc, tạo năng lượng và kiểm soát viêm. Trong khi đó, cơ thể sử dụng Vitamin B cho quá trình này. Vì vậy, việc bổ sung đầy đủ enzyme tiêu hóa là vô cùng cần thiết để để đảm bảo ruột hấp thụ dưỡng chất tối đa, tránh gây gián đoạn chu trình methyl hóa.

5. Giảm triệu chứng mệt mỏi và đau mạn tính

Viêm là nguyên nhân gốc rễ của các triệu chứng đau trong cơ thể. Ví dụ: đau nửa đầu có liên quan đến viêm ruột và tình trạng thiếu dinh dưỡng. Cụ thể, enzyme amylase của tuyến tụy thực hiện chức năng phân hủy đường thành glucose và tạo năng lượng. Nếu quá trình này bị cản trở, tiêu hóa không diễn ra thuận lợi, có thể dẫn đến viêm ruột, gây đau, mệt mỏi. Do đó, việc bổ sung men tiêu hóa đúng cách là vô cùng quan trọng.

tác dụng của men tiêu hóa
Men tiêu hóa hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng diễn ra tốt hơn

Đối tượng sử dụng men tiêu hóa

Dưới đây là thông tin chỉ định và chống chỉ định sử dụng men tiêu hóa, người bệnh nên tham khảo:

1. Chỉ định bổ sung men tiêu hóa

Các chất bổ sung men tiêu hóa không kê đơn (OTC) có thể được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

Những đối tượng mắc các tình trạng nghiêm trọng hơn như suy tụy ngoại tiết (EPI), viêm tụy, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy, xơ nang có thể cần sử dụng liệu pháp thay thế enzyme theo toa (ERT).

2. Chống chỉ định dùng men tiêu hóa

Một số loại men tiêu hóa có thể chống chỉ định trong các trường hợp nhất định, cụ thể như:

ai nên uống men tiêu hóa
Các đối tượng được khuyến khích bổ sung men tiêu hóa để hỗ trợ tiêu hóa ổn định

Khi nào cần uống men tiêu hóa?

Men tiêu hóa thường được chỉ định sử dụng khi bị suy tụy ngoại tiết, viêm tụy mạn tính, u nang tuyến tụy, tắc nghẽn hoặc thu hẹp ống tụy/ ống mật, ung thư tuyến tụy, phẫu thuật tuyến tụy, bệnh xơ nang, bệnh tiểu đường… Đặc biệt, người bệnh có các triệu chứng sau đây cũng có thể dùng enzyme tiêu hóa:

Cách uống men tiêu hóa

Liều lượng bổ sung men tiêu hóa sẽ khác nhau tùy vào từng loại enzyme và các tình trạng sức khỏe khác nhau. Khuyến nghị chung như sau:

Những lưu ý khi bổ sung men tiêu hóa

Khi bổ sung enzyme tiêu hóa, người bệnh nên cân nhắc một số lưu ý quan trọng sau:

Các thắc mắc thường gặp

Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc thường gặp liên quan đến men tiêu hóa:

1. Men tiêu hóa uống nhiều có tốt không?

Men tiêu hóa uống nhiều không tốt. Việc lạm dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe.

2. Men tiêu hóa có nên uống mỗi ngày?

Người bệnh có thể uống men tiêu hóa mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi đợt chỉ nên kéo dài từ 1 - 2 tuần, không nên sử dụng lâu hơn để tránh tác dụng phụ.

3. Men tiêu hóa uống trước bữa ăn hay sau bữa ăn?

Men tiêu hóa thường được dùng trước bữa ăn. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết và đúng cách.

4. Uống men tiêu hóa bao lâu thì ngưng?

Ngoại trừ trường hợp bị tổn thương tuyến tiêu hóa bẩm sinh, mỗi người chỉ nên dùng men tiêu hóa từng đợt kéo dài 1 - 2 tuần, không nên dùng lâu hơn để tránh ức chế tuyến tiêu hóa, dẫn đến giảm bài tiết và nhiều vấn đề đáng lo ngại khác.

5. Tác dụng phụ khi uống men tiêu hóa sai cách

Bổ sung men tiêu hóa sai cách có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:

6. Nên dùng bao nhiêu men tiêu hóa?

Số lượng enzyme tiêu hóa cần dùng cho một lần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên làm dụng hoặc thực hiện sai chỉ dẫn để tránh tác dụng phụ.

7. Những thuốc nào tương tác với men tiêu hóa?

Các chất bổ sung men tiêu hóa có thể tương tác với các loại thuốc làm loãng máu như Aspirin, Heparin, Jantoven.

Một số enzyme tiêu hóa, đặc biệt là bromelain có thể tương tác với các loại thực phẩm/ chất bổ sung khác có tác dụng làm loãng máu như: tỏi, gừng, bạch quả, nhân sâm, dầu cá, vitamin E…

Bromelain cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và sử dụng các loại thuốc: thuốc kháng sinh (amoxicillin, tetracycline), thuốc huyết áp /thuốc ức chế men chuyển (Capoten, Zestril), thuốc hóa trị (5-fluorouracil, vincristine).

Papain có thể tác động đến cách cơ thể hấp thụ amiodarone, levothyroxine, thuốc trị tiểu đường và warfarin.

thuốc nào tương tác với men tiêu hóa
Cân nhắc sử dụng men tiêu hóa đúng cách

8. Men vi sinh với men tiêu hóa khác nhau gì?

Mặc dù men vi sinh và prebiotic đều có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa nhưng cơ chế hoạt động cũng như tác dụng là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, men vi sinh chỉ có tác dụng bổ sung lợi khuẩn đường ruột, giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, hoàn toàn không có khả năng phân hủy hoặc tiêu hóa các thành phần thức ăn như men tiêu hóa.

Trên đây là bài viết tổng hợp đầy đủ thông tin về men tiêu hóa, phân loại, tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh đã có thêm nhiều cập nhật hữu ích liên quan đến vấn đề điều trị và chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/tieu-hoa-a57614.html