7 phương pháp xét nghiệm lao phổi phổ biến: Quy trình, đối tượng

Thông qua xét nghiệm lao phổi, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh, đề ra phương hướng điều trị hiệu quả. Vậy bệnh lao phổi cần xét nghiệm gì? Xét nghiệm lao phổi như thế nào?

Xét nghiệm lao phổi là gì

Xét nghiệm lao phổi là gì?

Xét nghiệm lao phổi là các xét nghiệm được ứng dụng để giúp bác sĩ phát hiện, chẩn đoán bệnh lao phổi. Việc áp dụng kỹ thuật xét nghiệm nào còn phụ thuộc vào đối tượng đang nghi ngờ mắc bệnh hoặc đã được nhận định mắc bệnh lao phổi. Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện kỹ thuật xét nghiệm phù hợp.

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), xét nghiệm lao phổi nên được thực hiện từ sớm, giúp chẩn đoán sớm, gia tăng hiệu quả chữa trị, hạn chế biến chứng, di chứng và tỉ lệ tử vong, ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh truyền nhiễm ra cộng đồng.

Đối tượng nào cần xét nghiệm lao phổi?

Để giúp người bệnh lao phổi được chữa trị kịp thời cũng như góp phần ngăn ngừa tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, một số đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn lao cần thường xuyên làm xét nghiệm lao phổi, bao gồm: (1)

chỉ định làm xét nghiệm lao phổi
Người nghi ngờ bị lao phổi, gặp triệu chứng ho kéo dài trên 2 tuần có thể được chỉ định làm xét nghiệm lao phổi.

Các phương pháp xét nghiệm lao phổi phổ biến

Các xét nghiệm lao phổi bao gồm nhóm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao và nhóm xét nghiệm chẩn đoán nhiễm lao (đối tượng có nhiễm vi khuẩn lao nhưng chưa phát triển thành bệnh). Dưới đây là các kỹ thuật xét nghiệm phổ biến có thể được bác sĩ chỉ định áp dụng tùy trường hợp: (2)

1. Nhuộm soi trực tiếp tìm AFB

Về nguyên tắc, vi khuẩn lao có thành dày nên khó để bắt màu với thuốc nhuộm thường, đồng thời có tính kháng cồn - axit. Phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen (Zn) được ứng dụng để phát hiện vi khuẩn lao. Kết quả là dương tính nếu xuất hiện trực khuẩn kháng cồn - axit trong mẫu bệnh phẩm (acid fast bacilli - AFB).

Mẫu bệnh phẩm có thể lấy dễ dàng để tầm soát bệnh lao phổi là mẫu đờm. Ưu điểm của phương pháp nhuộm soi tìm AFB đờm dễ thực hiện, cho ra kết quả nhanh chóng, chi phí thấp và có thể thực hiện ở nhiều cơ sở y tế. Nhược điểm của kỹ thuật xét nghiệm này là có độ nhạy thấp (ước tính khoảng 30 - 40%), do đó cần làm xét nghiệm lại tối thiểu 2 mẫu bệnh phẩm.

Chỉ khi mẫu bệnh phẩm có số lượng lớn vi khuẩn lao (tương ứng với trên 10.000 vi khuẩn/mỗi ml đờm) thì cách soi trực tiếp mới cho ra kết quả dương tính. Nhuộm soi tìm AFB đờm có thể cho ra kết quả dương tính giả khi mẫu đờm có chứa những vi khuẩn khác có tính kháng axit.

2. Nuôi cấy vi khuẩn lao

Nuôi cấy vi khuẩn lao là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh lao phổi. Môi trường nuôi cấy bao gồm:

Vì vi khuẩn lao “mọc” với tốc độ rất chậm, nên thời gian trả kết quả của xét nghiệm nuôi cấy thường kéo dài. Ưu điểm của xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn lao nói chung là phân lập, định danh được vi khuẩn lao, xây dựng được kháng sinh đồ để phục vụ cho việc điều trị bệnh lao. Nhược điểm của xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn lao là thời gian thực hiện kéo dài.

Ngoài ra, bệnh lao là bệnh truyền nhiễm, xét nghiệm này chỉ có thể thực hiện được ở các cơ sở có phòng an toàn sinh học cấp ba. Nếu các cơ sở không có khả năng nuôi cấy, có thể lấy mẫu đàm chuyển đến các bệnh viện có phòng xét nghiệm có khả năng thực hiện nuôi cấy như tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.

3. Chụp X-quang ngực trong bệnh lao phổi

Có nhiều kỹ thuật chụp X-quang có thể được ứng dụng để giúp bác sĩ hướng tới bệnh lao phổi. Trong đó, các kỹ thuật được ứng dụng phổ biến là chụp X-quang ngực thẳng (tư thế sau - trước), hay tư thế ưỡn ngực. Hình ảnh chụp X-quang ngực cho thấy có sự xuất hiện của vi khuẩn lao khi có đám mờ không đều tại phổi, xuất hiện những hình hang (lao hang) hay có các nốt nhỏ như hạt kê (lao kê)…

X-quang ngực là xét nghiệm cơ bản nhất để tầm soát bệnh lao phổi, qua đó bác sĩ có thể xem xét các đặc điểm, mức độ của tổn thương tại phổi để hướng tới bệnh lao phổi và dự đoán một phần khả năng đáp ứng điều trị kháng lao. Tất cả các trường hợp điều trị lao phổi đều cần có hình ảnh X-quang ngực để đánh giá tổn thương ban đầu và chụp lại X-quang ngực để đánh giá đáp ứng điều trị, di chứng của bệnh về sau.

X-quang ngực là xét nghiệm cơ bản nhất
X-quang ngực là xét nghiệm cơ bản nhất để tầm soát bệnh lao phổi.

4. Xét nghiệm sinh học phân tử

Xét nghiệm sinh học phân tử chẩn đoán lao phổi hiện nay tại nước ta bao gồm PCR, Xpert và LPA. Xét nghiệm sinh học phân tử có thể phát hiện vi khuẩn lao chỉ trong vài ngày. Một số mẫu bệnh phẩm có thể được sử dụng để làm xét nghiệm sinh học phân tử bao gồm: dịch não tủy, dịch phế quản, đờm, dịch màng phổi… Xét nghiệm sinh học phân tử cho ra kết quả có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử
Lao phổi thì xét nghiệm gì? Kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử có thể được áp dụng để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lao phổi.

5. Xét nghiệm phản ứng lao tố

Kỹ thuật xét nghiệm phản ứng lao tố có nhiều tên gọi bao gồm: xét nghiệm TST, xét nghiệm IDR, xét nghiệm mantoux hay phản ứng tuberculin. Chất lao tố chính là protein lấy từ việc nuôi cấy vi khuẩn lao, bác sĩ tiêm chất lao tố vào da để tiến hành đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể. Phần lớn người nhiễm vi khuẩn lao sẽ có hiện tượng dị ứng chậm, gặp phản ứng viêm ngay ở vị trí tiêm. Sau đó, vết tiêm tạo thành nốt sần đỏ cứng trong 48 - 72 giờ.

Công dụng của kỹ thuật xét nghiệm này là tìm ra các vi khuẩn lao tiềm ẩn ở người đã tiếp xúc với người mắc bệnh lao Tùy vào đối tượng được xét nghiệm, kết quả xét nghiệm lao tố là dương tính khi đường kính ngang nốt sần lớn hơn 10 - 15 mm. Kết quả là âm tính khi đường kính nốt sần nhỏ hơn 5 mm hoặc nốt sần không xuất hiện. Có thể cần thực hiện lại kỹ thuật xét nghiệm này sau 1 - 3 tuần ở các đối tượng có tiếp xúc lao nhưng phản ứng TST lần đầu âm tính (hiệu ứng Booster).

Xét nghiệm phản ứng lao tố
Xét nghiệm phản ứng lao tố có nhiều tên gọi như xét nghiệm TST, xét nghiệm IDR, xét nghiệm mantoux hay phản ứng tuberculin.

6. Xét nghiệm lấy máu phát hiện nhiễm vi khuẩn lao

Xét nghiệm lấy máu phát hiện nhiễm vi khuẩn lao còn được gọi là xét nghiệm IGRAs. Hiện tại đang có hai kỹ thuật xét nghiệm IGRA được ứng dụng là T-SPOT.TB và QuantiFERON-TB. Người thăm khám được lấy máu để xét nghiệm, các tế bào trong máu sẽ được cho tiếp xúc với vi khuẩn lao. Nếu cơ thể đã từng nhiễm vi khuẩn lao, các tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ ghi nhớ và khi các tế bào này gặp lại kháng nguyên vi khuẩn lao sẽ kích thích tạo ra interferon gamma (IFN-γ).

Kết quả xét nghiệm IGRA dương tính cho thấy người bệnh đã nhiễm vi khuẩn lao. Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa đánh giá có tình trạng bệnh lao hoạt động hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng miễn dịch và sức đề kháng của bệnh nhân để có thể quyết định điều trị lao tiềm ẩn, tránh việc vi khuẩn lao tiềm ẩn bùng phát thành bệnh lao hoạt động ở trên các đối tượng suy giảm miễn dịch.

Kết quả xét nghiệm IGRA âm tính cho thấy người bệnh không có khả năng bị bệnh lao hoặc nhiễm lao tiềm ẩn. Tuy nhiên xét nghiệm có thể âm tính giả ở người bệnh suy giảm miễn dịch, vừa mới tiếp xúc với vi khuẩn lao, trẻ em nhỏ hơn 5 tuổi. Kết quả xét nghiệm cần được bác sĩ tư vấn để có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

7. Các xét nghiệm khác

Xét nghiệm kháng thể kháng lao (TB Rapid Test) giúp bác sĩ phát hiện kháng thể với vi khuẩn lao trong huyết thanh của người bệnh. Tuy nhiên, kỹ thuật xét nghiệm lao này có độ đặc hiệu và độ nhạy không cao, vì vậy ít được ứng dụng trong lâm sàng. Nếu nghi ngờ bệnh lao, người bệnh cần được đánh giá thêm bằng các xét nghiệm khác. (3)

>>>Có thể bạn chưa biết: Khi nào cần chụp CT lao phổi?

Quy trình xét nghiệm lao phổi như thế nào?

Nhìn chung, để chẩn đoán bệnh lao phổi, bác sĩ có thể thực hiện một số hình thức thăm khám, kiểm tra, bao gồm: hỏi bệnh sử và các triệu chứng nghi ngờ bệnh lao, tiền căn tiếp xúc với người bị bệnh lao hoặc tiền căn bị bệnh lao trước đó, khám và nghe phổi phát hiện các tiếng bất thường ở phổi, tìm hạch vùng cổ hay vùng nách… Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn thực hiện xét nghiệm lao phổi phù hợp để chẩn đoán bệnh.

Tùy vào loại xét nghiệm lao phổi được chọn, các bước tiến hành cụ thể sẽ có sự khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên để quy trình làm xét nghiệm diễn ra thuận lợi. Kết quả sẽ được trả cho người bệnh sau một khoảng thời gian nhất định, điều này còn tùy vào kỹ thuật xét nghiệm, cơ sở y tế… Thông qua các kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lao và lựa chọn phác đồ phù hợp.

Xét nghiệm lao phổi bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm lao phổi bao lâu có kết quả còn phụ thuộc vào loại xét nghiệm được bác sĩ chỉ định, chẳng hạn như:

Lưu ý khi xét nghiệm lao phổi

Đối với những kỹ thuật xét nghiệm lao cần lấy đờm thì nên được thực hiện vào buổi sáng để tăng khả năng tìm thấy vi khuẩn lao. Người bệnh được hướng dẫn hít thở thật sâu khoảng 3 lần và ho khạc thật sâu từ trong phổi để có thể lấy đờm từ đường hô hấp dưới chứ không phải nước bọt.

Lượng đờm thu thập ít nhất cần trên 2ml. Nếu không có đờm hoặc không khạc được đờm, người bệnh có thể được chỉ định phun khí dung kích thích ho khạc đờm hoặc lấy dịch dạ dày xét nghiệm hay có thể cần phải nội soi phế quản để hút đờm và bơm rửa dịch tìm vi khuẩn lao.

1. Xét nghiệm lao phổi có cần nhịn ăn không?

Với những kỹ thuật xét nghiệm lao phổi cần dùng mẫu đờm, người bệnh không được ăn ngay trước khi lấy đờm. Đối với kỹ thuật xét nghiệm lao tố (như phản ứng tuberculin) hay xét nghiệm máu (như Quantiferon - TB), người bệnh không cần kiêng ăn, nhịn ăn.

Ăn uống bình thường trước khi làm kỹ thuật xét nghiệm máu
Người bệnh vẫn có thể ăn uống bình thường trước khi làm kỹ thuật xét nghiệm máu, xét nghiệm lao tố chẩn đoán nhiễm vi khuẩn lao.

Xét nghiệm lao phổi bao nhiêu tiền?

Bên cạnh thắc mắc lao phổi làm xét nghiệm gì, bao lâu có kết quả…, nhiều người bệnh cũng băn khoăn về chi phí của kỹ thuật xét nghiệm. Trên thực tế, chi phí xét nghiệm giữa các cơ sở y tế sẽ có sự chênh lệch nhất định. Mức chi phí này phụ thuộc vào một số yếu tố như: kỹ thuật xét nghiệm được bác sĩ chỉ định thực hiện, thời gian mong muốn nhận kết quả, trình độ của đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên, chất lượng của máy móc/thiết bị làm xét nghiệm, chất lượng dịch vụ tại cơ sở y tế, các mức giảm trừ… Người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện để được tư vấn chính xác về chi phí xét nghiệm.

Xét nghiệm lao phổi ở đâu đáng tin cậy?

Người bệnh nên làm xét nghiệm lao phổi tại những cơ sở y tế uy tín có chuyên môn về lĩnh vực này. Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên dày dặn kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, được trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại, phục vụ tốt cho quá trình thực hiện xét nghiệm, chẳng hạn như hệ thống máy xét nghiệm tổng quát, xét nghiệm máu hiện đại, hệ thống chụp X-quang treo trần DigiRAD-FP, hệ thống chụp X-quang kỹ thuật số treo trần cao cấp GXR-52SD Ceiling System… Quy trình xét nghiệm lao chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn, mang đến kết quả chính xác, phục vụ tốt cho quá trình chẩn đoán, điều trị.

Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Tóm lại, những kỹ thuật xét nghiệm lao phổi có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác, từ đó đề ra phác đồ điều trị tối ưu cho người bệnh. Ngay khi có triệu chứng nghi bị lao phổi, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám, làm xét nghiệm lao phổi.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/2007-nam-nay-bao-nhieu-tuoi-2023-a57539.html