Cúm B: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chẩn đoán bệnh

Virus cúm có tác động đáng kể trên toàn cầu, gây ra hàng tỷ ca mắc, hàng triệu ca bệnh nặng và hàng trăm nghìn ca tử vong hàng năm. Ngoài virus cúm A thường gặp thì virus cúm B cũng gây bệnh nặng, tăng nguy cơ biến chứng và tử vong nếu không chủ động phòng ngừa sớm.

Bài viết được tư vấn Y khoa bởi BS.CKI Nguyễn Tiến Đạo - Quản lý Y khoa vùng 4 - Hồ Chí Minh, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Cúm B

Cúm B là gì?

Cúm B là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chiếm khoảng 40% tổng số các ca nhiễm cúm hằng năm. Thống kê của… cho thấy, thế giới có khoảng 5% đến 10% người lớn và 20% đến 30% trẻ em bị nhiễm virus cúm, trung bình khoảng 650.000 người tử vong do cúm mỗi năm.

Virus cúm được phân loại tùy theo tính kháng nguyên của nucleoprotein, trong đó A và B là mầm bệnh chính gây ra bệnh cúm ở người. Khác với virus cúm A được phân loại thành các phân nhóm dựa trên sự kết hợp của các protein bề mặt của virus, virus cúm B không được phân nhóm nhưng có thể được chia thành các dòng B/Yamagata hoặc B/Victoria. (1)

Các dịch bệnh do virus cúm B, như đợt bùng phát dòng Yamagata năm 1987-1988 và đợt bùng phát virus năm 2001-2002 đã có tác động đáng kể với sức khỏe người dân toàn cầu. Tần suất các vụ dịch cục bộ do virus cúm B gây ra cũng đang tăng nhanh trên thế giới trong những năm gần đây. Virus cúm nhìn chung có sự tiến hóa nhanh chóng và đa dạng về kháng nguyên. Sự thay đổi kháng nguyên góp phần tạo ra đại dịch và đột biến kháng nguyên tác động đến sức khỏe toàn cầu.

Xem thêm video: Cúm là gì và cúm có nghiêm trọng hơn chúng ta tưởng?

Triệu chứng cúm B

Cúm B có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày, sau đó khởi phát với hàng loạt triệu chứng từ nhẹ đến nặng, kéo dài trong vòng 5 đến 7 ngày tiếp theo. Biểu hiện của cúm B không chỉ bao gồm các triệu chứng đường hô hấp, tiêu hóa mà các triệu chứng còn biểu hiện trên toàn thân.

1. Triệu chứng đường hô hấp

Virus cúm B xâm nhập vào cơ thể người thông qua niêm mạc tại mũi, miệng và mắt khi người lành hít phải các giọt bắn chứa virus từ người bệnh. Các triệu chứng đường hô hấp của bệnh cúm B có thể bao gồm: Viêm họng, đau rát họng, ho khan, ho có đờm, khó chịu, tức ngực, hắt hơi liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi…

Ở người có bệnh lý nền mạn tính, có tiền sử hen suyễn hay nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh cúm có thể biểu hiện triệu chứng rầm rộ và nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh có triệu chứng hô hấp kéo dài trên 2 tuần, tái phát nhiều lần, cần nhập viện để được theo dõi và điều trị. (2)

Triệu chứng bệnh cúm B có thể bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh đường hô hấp khác khiến nhiều người bệnh chủ quan. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh cúm B có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp. Ở những người bị viêm phổi do cúm B có thể gặp những triệu chứng sau:

Đối với bệnh nhân hen suyễn, các triệu chứng có thể nặng hơn, thậm chí gây ra những đợt hen nghiêm trọng.

Cúm B dẫn đến viêm phổi viêm phế quản
Cúm B có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp

2. Triệu chứng toàn thân

Bên cạnh các triệu chứng đường hô hấp như ho, hắt hơi, chảy nước mũi, bệnh cúm B còn có những triệu chứng toàn thân như:

3. Triệu chứng dạ dày

Cúm B còn có thể gây ra các triệu chứng dạ dày, đường tiêu hóa như:

Nguyên nhân cúm B

Cúm B do Influenza virus dòng B/Yamagata hoặc B/Victoria gây ra, có khả năng tạo thành dịch bệnh theo mùa và lây truyền quanh năm. Tuy không phổ biến như virus cúm A, nhưng virus cúm B có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Nếu so sánh với các chủng virus cúm A, hai dòng cúm B/Yamagata và B/Victoria ít biến đối và hầu như không thay đổi về bản chất kháng nguyên. Nếu như trước năm 1990 chỉ có 1 dòng B/Victoria, thì sau 1990 mới bắt đầu xuất hiện dòng B/Yamagata, hai dòng virus cúm B thay phiên nổi trội theo từng năm và từng khu vực.

Bệnh cúm B có nguy hiểm không?

Cúm rất nguy hiểm, có khoảng 290.000 đến 650.000 trường hợp tử vong hằng năm liên quan đến cúm mùa. Nhiều chuyên gia cho rằng, bản chất virus cúm thậm chí còn nguy hiểm hơn dịch Covid-19 do số người mắc và tử vong cao.

Ở trẻ nhỏ, cúm tăng 8 lần nguy cơ viêm phổi, gây biến chứng viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm não cấp,… Các trường hợp biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong. Ở người cao tuổi, cúm làm người bệnh suy giảm chức năng hoặc không thể khôi phục hoàn toàn thể trạng sau khi khỏi bệnh. Người cao tuổi sau một tuần nhiễm cúm có thể tăng gấp 8 lần nguy cơ đột quỵ và gấp 10 lần nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Tìm hiểu thêm: Cúm B có nguy hiểm không? Ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Người cao tuổi nhiễm cúm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Người cao tuổi sau một tuần nhiễm cúm có thể tăng gấp 8 lần nguy cơ đột quỵ và gấp 10 lần nguy cơ nhồi máu cơ tim

Ngoài ra, cúm còn có thể làm trầm trọng hơn các bệnh lý nền mạn tính khác như COPD, tim mạch, hen, đái tháo đường; châm ngòi cho các đợt nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não ở bệnh nhân có bệnh nền xơ vữa động mạch. Bệnh nhân tim mạch khi mắc cúm có tỷ lệ tử vong cao gấp 5 lần, người bệnh phổi mạn tính gấp 12 lần và 20 lần đối với người mắc đồng thời bệnh tim và phổi.

Bệnh cúm B có lây không?

Cúm B lây truyền nhanh qua đường hô hấp. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm cúm B, đặc biệt là người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, trẻ lớn đang ở tuổi đi học, người có sức đề kháng giảm như người già, phụ nữ mang thai… Trong các mùa lễ hội, nguy cơ nhiễm cúm B tăng cao do các hoạt động tập trung đông người. Khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện cho virus cúm B phát triển và lây lan.

Thời gian ủ bệnh cúm B

Cúm B thường có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày, từ khi bệnh nhân tiếp xúc với virus cúm. Trẻ nhỏ, người có bệnh nền hoặc miễn dịch yếu, thời gian ủ bệnh có thể lâu hơn. Đa số người bệnh cúm thể bình phục sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, sau khi bình phục, nhiều bệnh nhân vẫn có thể mệt mỏi, uể oải vài ngày cho đến vài tuần sau đó.

Đối tượng nào dễ bị cúm B?

Theo CDC, những người có nguy cơ nhiễm cúm B cao hơn các đối tượng còn lại bao gồm:

Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm cúm B
Phụ nữ mang thai là một trong các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm cúm B

Một số nhóm đối tượng nguy cơ cao khác bao gồm:

Cách chẩn đoán bệnh cúm B

Hầu hết các trường hợp nhiễm cúm được chẩn đoán thông qua các biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên, cúm B hay các bệnh do virus cúm thường khó phân biệt và dễ nhầm với các tác nhân gây bệnh đường hô hấp khác có triệu chứng tương tự. Các phương pháp xét nghiệm thường dùng trong phòng thí nghiệm bao gồm: nuôi cấy virus, chẩn đoán huyết thanh học gồm phản ứng kết hợp bổ thể và ức chế ngưng kết hồng cầu, xét nghiệm nhanh, xét nghiệm đặc hiệu RT-PCR và miễn dịch huỳnh quang.

Độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm còn tùy thuộc vào cơ sở vật chất phòng xét nghiệm, người thực hiện xét nghiệm, phương pháp sử dụng, loại và chất lượng bệnh phẩm, thời gian thu thập bệnh phẩm so với thời điểm khởi phát bệnh và nhiều yếu tố khác. Với bất kỳ loại xét nghiệm nào, chẩn đoán xác định bệnh đều cần phải kết hợp các triệu chứng lâm sàng và đặc điểm dịch tễ học. (3)

Cách điều trị bệnh cúm B

Hầu hết các trường hợp mắc cúm cần điều trị triệu chứng, kết hợp cùng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý giúp bệnh nhân nhanh phục hồi.

Các loại thuốc điều trị cúm được sử dụng để giảm nhanh triệu chứng, hoặc khi tình trạng bệnh trở nên xấu hơn. Sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, kháng viêm thường có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cúm chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Một số loại thuốc thường dùng để điều trị cúm như: Paracetamol, Ibuprofen, Ambroxol,…

Trong quá trình điều trị cúm B, người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, giảm tải các công việc nặng hay phải di chuyển nhiều ngoài trời. Hãy ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi đầy đủ để hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Nên súc miệng bằng nước muối thường xuyên để loại bỏ chất nhầy tích tụ sau cổ họng, đồng thời giảm các triệu chứng đau rát, viêm nhiễm. (4)

Mắc cúm cần nghỉ ngơi ăn uống hợp lý
Các trường hợp mắc cúm cần điều trị triệu chứng, kết hợp cùng chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý giúp bệnh nhân nhanh phục hồi

Cúm có thể khiến cơ thể mất nước với các triệu chứng nôn, tiêu chảy. Người bệnh cần bổ sung đủ nước lọc, nước trái cây hoặc trà thảo dược mật ong để giảm đau rát họng. Cách nhận biết cơ thể đã bổ sung đủ nước là quan sát màu sắc nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt và gần như không màu chứng tỏ cơ thể đã đủ nước.

Cần ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như canh thịt, cháo, súp gà. Trong đó, món súp gà mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng với thịt gà bổ sung protein, chất sắt, thêm cà rốt, nấm, bắp hỗ trợ bệnh nhân mau hồi phục. Người mắc cúm B cần tránh rượu, bia, đồ uống có cồn vì các thức uống này khiến hệ miễn dịch suy giảm, người bệnh khó hồi phục hơn. Bia, rượu còn gây những tổn thương gan, thận lâu dài đe dọa sức khỏe người bệnh.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cúm B?

Qua các thông tin trên, ta có thể thấy cúm B không phải là căn bệnh “đơn giản”, bởi khả năng dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng, tăng nguy cơ tử vong cho người bệnh. Để bảo vệ bản thân, gia đình trước những tác động và hậu quả nghiêm trọng của cúm B, cần tiêm vắc xin phòng cúm đúng lịch và nhắc lại hằng năm.

Hiện các loại vắc xin cúm Tứ giá thế hệ mới cho trẻ em và người lớn lưu hành tại Việt Nam có khả năng phòng ngừa hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria) cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo, người cần dân tiêm phòng cúm trước mùa cao điểm bệnh tại Việt Nam thường rơi vào khoảng tháng 3-4 và tháng 9-10 hằng năm, trước dịp Tết và các mùa lễ hội.

Vắc xin cúm tứ giá phòng cúm A và cúm B
Các loại vắc xin phòng cúm Tứ giá thế hệ mới phòng ngừa hai chủng cúm A (H1N1, H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata, Victoria)

Vắc xin cúm đã được chứng minh tính an toàn, hiệu quả và đã được lưu hành trên 60 năm. Vắc xin giảm 30% nguy cơ viêm tai giữa ở trẻ, giảm 41% nguy cơ hen cấp ở trẻ có bệnh nền hen suyễn khi mắc cúm, giảm 33% nguy cơ viêm đường hô hấp cấp.

Ở người có bệnh nền cấp tính, vắc xin cúm giảm nguy cơ đau tim đến 45%, giảm 48% nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch trên 65 tuổi, 70% ở người bệnh COPD và 58% ở người bệnh đái tháo đường. Mặt khác, tiêm vắc xin cúm nhắc lại hằng năm giúp người cao tuổi giảm được nguy cơ mắc Alzheimer đến 40%. (5)

Hệ thống tiêm chủng VNVC có đầy đủ các loại vắc xin phòng cúm Tứ giá thế hệ mới nhất cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Để được tư vấn các vấn đề xoay quanh vắc xin phòng cúm, đặt lịch tiêm, mời Quý Khách vui lòng liên hệ Hotline VNVC 028 7102 6595 hoặc fanpage trungtamtiemchungvnvc.

Trên thế giới, mỗi năm, có khoảng 1 tỷ ca nhiễm cúm được ghi nhận, trong đó 650.000 trường hợp tử vong. Tuy không phổ biến như virus cúm A, nhưng cúm B có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Người dân cần nâng cao ý thức phòng bệnh chủ động bằng việc tiêm vắc xin cúm nhắc lại hằng năm.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/trungtamtiemchungvnvc-a57356.html