- Tên đồ án: Chợ Phiên Bắc Hà
- Giải thưởng: Giải Ba Loa Thành 2020
- SVTH: Đỗ Xuân Huy
- GVHD: TS. KTS Nguyễn Quốc Tuân
- Trường: ĐHDL Phương Đông
Lý do chọn đề tài:
Các vùng người H’mông sinh sống thường có chợ phiên. Chợ phiên qui định họp 6 ngày một lần (có nơi 5 ngày một phiên). Quan hệ trao đổi hàng hoá trên cơ sở vật đổi lấy vật, dùng tiền tệ trao đổi rất ít. Chợ phiên vừa là nơi trao đổi hàng hoá, vừa là nơi gặp gỡ các tầng lớp trong xã hội. Trong đó, có một phiên chợ mang nét đặc sắc văn hóa của người H’mông, đó là “Chợ tình”. Chợ tình được tổ chức mỗi năm một lần. Chợ tình Sapa, là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc này. Người H’mông phân chia thành 4 nhóm: H’mông Hoa (H’mông Lềnh), H’mông Đen (H’mông Dú), H’mông Xanh (H’mông Chúa), H’mông Trắng (H’mông Đu). Tuy có 4 nhóm H’mông khác nhau, nhưng về ngôn ngữ và văn hoá cơ bản giống nhau, sự khác nhau giữa các nhóm chủ yếu là dựa trên trang phục phụ nữ.
Người H’mông có một đời sống tinh thần đa dạng và phong phú về phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và chữ viết, tiếng nói, văn hoá nghệ thuật. Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc H’mông là một trong những dân tộc ít bị mai một hơn về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Văn hoá H’mông là một thành tố văn hoá Việt Nam, bản sắc văn hoá độc đáo của họ đã đóng góp và làm phong phú cho nền văn hoá Việt Nam. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, để phát triển “hòa nhập” mà không bị hòa tan, mất bản sắc, thì việc bảo tồn văn hóa dân tộc đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tâm huyết, bền bỉ, lâu dài. Có như thế những giá trị văn hóa sẽ mãi mãi được gìn giữ và phát huy.
Ý tưởng thiết kế:
Trong văn hóa, tín ngưỡng của người hmong, yếu tố tự nhiên luôn có vai trò ảnh hưởng đến con người. Ý tưởng công trình gồm năm khối cơ bản, nằm theo cánh cung trải dài quanh địa hình dốc của ngọn núi. Các khối tròn nhỏ tượng trưng cho 4 nhóm dân tộc Hmong chính, cùng hướng về khối lớn chính, hiện sự đoàn kết. Dải tường đá nằm cong trả dài nằm bao quanh các khối chính, ý nghĩa của nó như sụ kết nối các dân tộc lại với nhau, cùng nhau tồn tại, cùng nhau phát triển. Hình thái mái vát cong tạo sự uyển chuyển, mềm mại như trong trang phục truyền thống của đồng bào Hmong.
Ý nghĩa công trình:
Công trình là nơi giúp cho người dân có thể tập trung buôn bán chống trọi lại thời tiết khắc nghiệt của nơi đây, đây sẽ là nơi tổ chức chợ như chức năng của nó, nó còn sẽ là nơi tổ chức các lễ hội của người Hmong.
Các hình ảnh khác của đồ án:
Xem thêm các đồ án đạt giải:
(Các đồ án sẽ tiếp tục được Tạp chí Kiến trúc cập nhật trong thời gian tới, trân trọng kính mời quý bạn đọc theo dõi tại: https://www.tapchikientruc.com.vn/cuoc-thi/ket-qua-giai-thuong-loa-thanh-2020-giai-thuong-duoc-cho-doi-nhat-nam-cua-sv-kien-truc-quy-hoach.html
Giải Nhất (2)
- Bảo tàng Lãnh Mỹ A - CC17 - Phạm Duy Tân - ĐH Kiến trúc TP. HCM
- Góc sân sau - Những khoảng lặng bên kênh đào Hương Vinh - QH16 - Lê Quốc - ĐH Khoa học Huế
Giải Nhì (7)
- Trung tâm trưng bày và nghiên cứu sinh học Savana Đồng Tháp Mười - CC16 - Nguyễn Tiền Phong - ĐH Kiến trúc TP. HCM
- Hải Vân Quan - CC43 - Nguyễn Hải Ninh - ĐH Xây dựng
- Đường và Đạo - Dụng của cái Không - QH01 - Nguyễn Thị Thúy Ngân, Nguyễn Thị Ngọc - ĐH Kiến trúc Hà Nội
- QH chi tiết khu dân cư kết nối xanh khuyến khích giao thông không động cơ thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Tp. HCM - QH06 - Trần Mộng Diễm Mi - ĐH Tôn Đức Thắng
- Khu nhà ở Thụy Khuê - NƠ09 - Nguyễn Thị Thùy - ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Nhà hàng Tây Ban Nha - NT03 - Đinh Xuân Quỳnh - ĐH Kiến trúc TP. HCM
- Trang trí công trình Khách sạn “Hội An” - NT05 - Đỗ Thị Ly Nin - ĐH Hoa Sen
Giải Ba (12)
- Trung tâm văn hóa du lịch Búng Bình Tiên - CC08 - Huỳnh Đông Khánh - HUTECH
- Chợ Phiên Bắc Hà - CC21 - Đỗ Xuân Huy - ĐHDL Phương Đông
- Trung tâm Mục vụ và Linh thao Đức Mẹ Tà Pao - CC27 - Nguyễn Đình Văn - ĐH Tôn Đức Thắng
- Không gian văn hóa Thanh Tiên - Huế - CC47 - Phan Thị Nguyệt Minh - ĐH Khoa học Huế
- Thiết kế đô thị thành cổ Vinh - Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An - QH02 - Hồ Ngọc Hà - ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- QH phân khu Khu du lịch than, Tp. Cẩm Phả - QH14 - Lê Quyền Linh - ĐH Xây dựng
- Phú Thượng - Thành phố xe đạp - QH19 - Huỳnh Thị Diệu Linh - ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Chung cư cao tầng kết hợp TM-DV bến Hàm Tử - Q. 5 - Tp. HCM - NƠ01 - Chí Nguyệt Khánh - ĐH Văn Lang
- Kiến tạo môi trường sống, bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm cảu Người K’ho - NƠ04 - Trần Thị Thanh Trúc - ĐH Bách khoa TP HCM
- Cụm nhà ở Tây Tựu - NƠ07 - Lê Văn Long - ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Tổ hợp chung cư nhà ở Well - Sifted - NƠ08 - Hồ Thủy Tiên - ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Trang trí công trình Triển lãm trưng bày Xưởng dệt Bảy Hiền - NT06 - Nguyễn Huy - ĐH Hoa Sen
Giải Khuyến khích (14)
- Trung tâm quảng bá và phát triển sản phẩm Dừa - Bến Tre - CC03 - Nguyễn Duy Linh - ĐH Văn Lang
- Trung tâm quảng bá và nghiên cứu cà phê Arabica - Đà Lạt - CC05 - Nguyễn Vũ Hải Âu - ĐH Văn Lang
- Bảo tàng lịch sử Khẩn Hoang Nam Bộ - CC07 - Nguyễn Nhất Bảo - HUTECH
- Mái ấm Chùa Bình An - CC15- Bùi Thị Nhung - ĐH Kiến trúc TP. HCM
- Trung tâm văn hóa Sa Huỳnh - CC34 - Nguyễn Ngọc Nhất - ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
- Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Hà Nội - CC52 - Hà Minh Tuấn - ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Thư viện đa chức năng Hòa Bình - CC56 - Nguyễn Minh Đức - ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Thiế kế kiến trúc cảnh quan công viên trung tâm đô thị 23/9 Quận 1 - Tp. Hồ Chí Minh - Healing Space - QH03 - Nguyễn Thị Tuyết Nhung - ĐH Kiến Trúc TP. HCM
- QH Xây dựng thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu - QH18 - Lê Anh Tuấn, Võ Giang Thịnh, Nguyễn Thị Thu Hằng - ĐH Kiến trúc Hà Nội
- Trục đồng bào Tp. Pleiku - Gia Lai - QH04 - Võ Thị Hường - ĐH Duy Tân
- Khu đô thị Văn hóa dành cho người Việt gốc Hoa - QH09 - Lê Võ Hoàng Vũ - ĐH Thủ Dầu Một
- Chung cư cao tầng Cây Bàng - Thủ Thiêm - Q2. Tp. HCM - NƠ02 - Tôn Văn Nghĩa - HUTECH
- Văn phòng chia sẻ 6 - Working Space - NT10 - Đặng Nguyên Quảng - ĐH Xây Dựng
- Nhà triển lãm nghệ thuật Art Gallery - NT11 - Nguyễn Minh Đức - ĐH Kiến trúc Hà Nội
Thu Vân - TCKT.VN © Tạp chí kiến trúc