Vén màn "ve sầu thoát xác" sản phẩm TPBVSK Viên khớp Đại Việt

Được quảng cáo như một loại thuốc, đặc trị bệnh xương khớp. TPBVSK Viên khớp Đại Việt khiến người tiêu dùng hoang mang khi thành phần trong sản phẩm lại trùng với sản phẩm Xương khớp MH bị Cục ATTP cảnh báo nhiều lần.

TPCN Viên khớp Đại Việt được quảng cáo như thuốc điều trị https://khopdaiviet.thaythuocgiadinh.online

Cụ thể, trên website: https://khopdaiviet.thaythuocgiadinh.online chân trang ghi nội dung chiệu trách nhiệm kiểm duyệt và phân phối là Công ty CP Thương mại IAC có địa chỉ tại số nhà 31, ngõ 186 Khương Trung, P. Khương Trung (Thanh Xuân, TP Hà Nội), với hàng nghìn lượt truy cập, ngay ở phần đầu giới thiệu thông tin sản phẩm đã thấy sự mập mờ, không thống nhất về tên thương mại của sản phẩm như: trên hộp sản phẩm là Viên khớp Đại Việt nhưng phần giới thiệu lại là “Viêm” khớp Đại Việt Giải pháp đột phá mới, chuyên đau nhức xương khớp; chấm dứt đau nhức, phục hồi sức khỏe hay Viêm khớp Đại Việt chấm dứt bệnh khớp, ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng; Viêm khớp Đại Việt Giải pháp ưu việt cho bệnh Xương khớp.

Cụm từ “Viêm khớp Đại Việt ” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong cùng một nội dung, có hay không đây là sự cố tình của thương nhân phẩm? “Viêm khớp Đại Việt” có phải là TPCN và đã được cấp chứng nhận an toàn thực phẩm của Bộ Y tế…

Sản phẩm "Viêm khớp Đại Việt" đã được cấp phép

Đáng nói, là hầu hết các bài viết quảng cáo về TPCN Viên khớp Đại Việt được đăng tải lên cũng đều khẳng định sản phẩm này “giải pháp dứt bỏ đau đớn xương khớp dựa trên phương pháp Đông Y”. Nội dung các bài viết cũng không hề đề cập đến sản phẩm Viên khớp Đại Việt là thực phẩm chức năng, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hiện, vẫn chưa rõ website nói trên có phải của Công ty Cổ phần thương mại IAC hay không, tuy nhiên, với cách quảng cáo sản phẩm Viên khớp Đại Việt như một loại thuốc điều trị bệnh đau dạ dày trong khi sản phẩm này chỉ là thực phẩm chức năng rõ ràng đang vi phạm pháp luật?

PGS. Bác sĩ Lê Lương Đống khẳng định Viên khớp Đại Việt là thần dược có phải là sự thật

Chưa hết, cũng tại website https://khopdaiviet.thaythuocgiadinh.online dòng thông tin "sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh" rất lập lờ, không được ghi rõ ràng trong các bài viết giới thiệu về sản phẩm. Website còn đăng tải rất nhiều hình ảnh cùng những lời khen ngợi có cánh của một số nhân vật được cho là đã mua dùng sản phẩm Viên khớp Đại Việt. Như để thổi phồng sản phẩm để đánh thẳng vào lòng tin của khách hàng, website còn sử dụng hình ảnh của một số chuyên gia đầu ngành trong các bài viết.

Dưới chân website chịu trách nhiệm phân phối là Công ty cổ phần thương mại IAC

Cụ thể, PGS. bác sĩ Lê Lương Đống khẳng định: "Viêm khớp Đại Việt" là siêu thảo dược giải quyết dứt khoát các bệnh lý về xương khớp, kể cả lâu năm. Tuy nhiên, có thật sự những nhân vật được nhắc đến trong các bài viết quảng cáo Viên khớp Đại Việt đã và đang dùng sản phẩm này, việc sử dụng hình ảnh như vậy có đúng với quy định của pháp luật, hay chỉ là chiêu trò của nhà phân phối để đánh lừa khách hàng?

Đi sâu tìm hiểu, PV nhận thấy thành phần ghi trên nhãn sản phẩm Viên khớp Đại Việt giống y hệt Xương khớp MH mà trước đó Cục ATTP (Bộ Y tế) cảnh báo nhiều lần đối với thương nhân phân phối do quảng cáo như thuốc chữa bệnh, cùng tên thương nhân phân phối là Công ty Cổ phần Thương mại IAC. Phải chăng đây là chiêu thức “ve sầu thoát xác” để rửa sạch phốt dầy tai tiếng do Xương khớp MH gây ra trước đó.

Xương khớp MH và Viên khớp Đại Việt giống hệt nhau về thành phần, thương nhân chịu trách nhiệm, đơn vị sản xuất

Để bảo vệ duyền lợi sức khỏe chính đáng của người tiêu dùng đề nghị Cục ATTP, Thanh tra Bộ Y tế nhanh chóng vào cuộc xác mình làm rõ làm rõ thương nhân vì lợi nhuận kinh doanh, đang cố tình vi phạm về quảng cáo gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, mối liên hệ giữa Viên khớp Đại Việt và Xương khớp MH....

Thương Trường sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả và người tiêu dùng.

Khoản 2 Điều 27 chương 8 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định rõ về việc đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm: “Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.

Đặc biệt, Điểm a khoản 3 Điều 27 chương 8 của Nghị định này cũng nhấn mạnh: “Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền”.

Tiểu Tuyển - Phong Thủy

Link nội dung: https://uws.edu.vn/xuong-khop-dai-viet-a47289.html