NDA là gì? 5 thông tin cần biết về bảo mật điều khoản hợp đồng

Bảo vệ thông tin quan trọng của doanh nghiệp trở nên ngày càng quan trọng. Một công cụ quan trọng để đảm bảo an toàn thông tin phổ biến hiện nay là Hợp đồng Bảo mật (NDA). Vậy, NDA là gì, và tại sao nó lại quan trọng? Hãy cùng TopCV khám phá những điều cơ bản và quan trọng nhất về NDA trong bài viết này.

NDA là gì?

NDA là viết tắt của Non-Disclosure Agreement, tạm dịch là Thỏa thuận không tiết lộ thông tin. Đây là một thỏa thuận pháp lý giữa hai hoặc nhiều bên, trong đó các bên cam kết không tiết lộ bất kỳ thông tin nào được chia sẻ trong quá trình hợp tác hoặc làm việc.

Trong công việc, nhân viên nhân sự, nhà quản lý cần hiểu rõ về NDA nhằm quản lý, bảo vệ thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro thông tin bị tiết lộ và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.

NDA là một hợp đồng pháp lý liên quan đến bảo mật thông tin
NDA là một hợp đồng pháp lý liên quan đến bảo mật thông tin

Các loại bảo mật NDA hiện nay

Hiện tại, có nhiều cách để phân loại bảo mật NDA, bạn có thể tham khảo 2 cách phân loại chính sau đây để xe loại NDA nào phù hợp với hợp đồng, thỏa thuận của bạn.

Phân loại theo các bên liên quan

Theo các bên liên quan, NDA sẽ được phân chia thành 3 loại phổ biến mà bạn có thể tham khảo, mỗi loại NDA phản ánh một cấu trúc hợp đồng duy nhất, phù hợp với các tình huống cụ thể trong thế giới kinh doanh và pháp lý. Cụ thể như sau:

Bạn có thể phân loại theo các bên liên quan trong thỏa thuận NDA
Bạn có thể phân loại theo các bên liên quan trong thỏa thuận NDA

Phân loại theo thời hạn NDA

Bên cạnh cách phân chia dựa vào các bên liên quan, bảo mật NDA cũng được phân loại theo thời hạn ký kết. Theo đó, sẽ có 2 loại NDA bao gồm:

>>> Xem thêm: Chuyên viên pháp lý là gì và những thông tin liên quan cần biết

4 lý do cần bảo mật NDA

Vậy, lý do cần sử dụng bảo mật NDA là gì? Dưới đây sẽ là một số lý do giải thích vì sao các tổ chức, doanh nghiệp hoặc các cá nhân cần sử dụng NDA:

Bảo mật NDA giúp bảo vệ quyền lợi và các yếu tố khác cho các bên liên quan
Bảo mật NDA giúp bảo vệ quyền lợi và các yếu tố khác cho các bên liên quan

Thành phần chính trong NDA là gì?

Việc thành lập NDA trong ký kết hợp đồng, thỏa thuận cần đảm bảo NDA có đầy đủ những thông tin, thành phần chính cần thiết. Vậy, những thông tin, thành phần chính cần thiết của NDA là gì? Cùng tìm hiểu ngay 4 thành phần chính sau đây nhé:

Thông tin về điều khoản bảo mật

Điều khoản bảo mật là điều khoản quan trọng nhất trong NDA, quy định về thông tin nhạy cảm cần được bảo mật. Những điều khoản bảo mật cần được soạn thảo rõ ràng và cụ thể để tránh những tranh chấp có thể xảy ra.

Những điều khoản bảo mật thường gặp ví dụ như:

Điều khoản trong NDA cần được soạn thảo rõ ràng và cụ thể
Điều khoản trong NDA cần được soạn thảo rõ ràng và cụ thể

Thời hạn và điều khoản chấm dứt bảo mật

Điều khoản này quy định về thời hạn bảo mật thông tin và các trường hợp chấm dứt bảo mật. Thời hạn có thể được đặt cố định hoặc có thể liên quan đến việc đạt được một mục tiêu cụ thể. Điều này giúp đảm bảo rằng thông tin chỉ được tiết lộ trong khoảng thời gian cần thiết.

Các trường hợp chấm dứt bảo mật thông tin có thể ví dụ như:

Nghĩa vụ của các bên có liên quan

Phần nội dung trong NDA sẽ mô tả nghĩa vụ cụ thể của 2 bên. Thông tin này có thể bao gồm các yêu cầu như việc duy trì mức độ bảo mật nhất định, không tiết lộ thông tin cho bất kỳ bên thứ ba nào không có sự cho phép, hay việc sử dụng thông tin chỉ cho mục đích cụ thể. Những nghĩa vụ này cần được xây dựng cụ thể và có tính khả thi trong quá trình thực hiện thỏa thuận NDA.

Trong thỏa thuận NDA cần quy định rõ nghĩa vụ của các bên liên quan
Trong thỏa thuận NDA cần quy định rõ nghĩa vụ của các bên liên quan

Biện pháp xử lý khi vi phạm NDA là gì

Bên cạnh những nội dung ở trên, bạn cũng xây dựng thêm thông tin về những biện pháp xử lý khi vi phạm NDA là gì trong thỏa thuận này. Lưu ý rằng, các biện pháp xử lý vi phạm trong NDA cần được quy định cụ thể và có tính răn đe. Một số biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng NDA mà bạn có thể tham khảo ví dụ như:

Quy trình thiết lập, giám sát thực hiện NDA trong doanh nghiệp

Việc thiết lập và giám sát thực hiện NDA là một công việc quan trọng giúp doanh nghiệp bảo vệ thông tin nhạy cảm. Để thực hiện NDA, doanh nghiệp có thể tham khảo 4 bước cơ bản sau và áp dụng linh hoạt cho tổ chức của mình:

Đề nghị nhân viên ký NDA theo quy định

Theo Bộ Luật Lao động năm 2019, Điều 85 quy định rằng, nhân viên khi làm việc tại doanh nghiệp cần có trách nhiệm bảo vệ tài sản, các bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu vi phạm, nhân viên đó sẽ phải chịu hình thức kỷ thuật theo quy định.

Do đó, bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình thiết lập và giám sát thực hiện NDA chính là giúp nhân viên hiểu rõ về tầm quan trọng của NDA và thực hiện ký kết thỏa thuận. Doanh nghiệp cần đề nghị tất cả nhân viên có liên quan ký NDA, bao gồm nhân viên hiện tại, nhân viên mới, nhân viên tạm thời,...

Trước khi đề nghị nhân viên ký NDA, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng NDA đã được soạn thảo phù hợp với nhu cầu và đặc thù của doanh nghiệp. NDA cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và có tính khả thi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần giải thích cho nhân viên về tầm quan trọng của việc bảo mật thông tin nhạy cảm và các nghĩa vụ của nhân viên khi ký NDA.

Doanh nghiệp nên thực hiện ký kết NDA cùng với hợp đồng lao động với nhân viên
Doanh nghiệp nên thực hiện ký kết NDA cùng với hợp đồng lao động với nhân viên

Triển khai quá trình thực hiện NDA

Sau khi nhân viên đã ký NDA, doanh nghiệp cần triển khai quá trình thực hiện NDA. Bao gồm các hoạt động sau:

Thực hiện xử lý NDA khi nhân viên thôi việc

Khi nhân viên thôi việc, doanh nghiệp cần thực hiện xử lý NDA. Việc xử lý NDA khi nhân viên thôi việc bao gồm các hoạt động sau:

>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ việc/thôi việc chuẩn cập nhật 2023

Khi nhân viên thôi việc, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để xử lý NDA
Khi nhân viên thôi việc, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để xử lý NDA

Giám sát thực hiện và xử lý vi phạm nếu có

Doanh nghiệp cần giám sát thực hiện NDA một cách thường xuyên để đảm bảo các bên thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Việc giám sát thực hiện NDA bao gồm các hoạt động sau:

Mẫu biên bản NDA tham khảo

Nếu bạn chưa biết nên xây dựng biên bản NDA như thế nào, hãy cùng tham khảo mẫu biên bản NDA sau đây và chỉnh sửa để phù hợp hơn với doanh nghiệp của mình.

Tải về máy

NDA là một trong những thông tin pháp lý quan trọng mà người làm nhân sự, nhà quản lý trong doanh nghiệp cần hiểu để bảo vệ thông tin bảo mật của tổ chức. Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về NDA là gì.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm Nhân sự, hãy truy cập TopCV.vn để tìm kiếm việc làm phù hợp. Tại TopCV.vn, bạn có thể tìm thấy hàng ngàn tin tuyển dụng Nhân sự chất lượng, được cập nhật thường xuyên mỗi ngày. Bạn cũng có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm theo vị trí, ngành nghề, kinh nghiệm, kỹ năng,... của mình dễ dàng và nhanh chóng hơn tại TopCV.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/nda-la-gi-a47036.html