Cúng cô hồn tháng 7 ngoài trời và những điều kiêng kỵ bạn cần biết

*Tại sao lại như vậy?

Hãy cùng khám phá về tháng cô hồn tháng 7, hướng dẫn cúng cô hồn tháng 7 sao cho đúng và những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn trong bài viết này nhé.

Cô hồn là gì?

Cô hồn hay còn được gọi là "ma đói", "ngạ quỷ" hay "dạ quỷ". Theo tín ngưỡng dân gian, những tên gọi này để chỉ những vong hồn phải lang thang và chịu đói rét do không nơi nương tựa.

Đây là những người mất mà không có người thân hoặc chết vì đói, khát hoặc bệnh tật nhưng không được ai trên trần gian thờ cúng. Và cũng chưa có một cõi nào tiếp nhận những vong hồn này.

Tại sao tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn?

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hằng năm là tháng cửa địa ngục được mở ra để các linh hồn được phép trở về dương gian. Đây cũng là lúc những linh hồn không nơi nương tựa (cô hồn) có thể lang thang và quấy nhiễu chúng ta. Chính vì vậy, tháng 7 âm lịch hằng năm được gọi là tháng cô hồn.

Cúng cô hồn tháng 7 là lễ cúng để thể hiện lòng từ bi, giúp đỡ các linh hồn lang thang được no đủ để không quấy phá cuộc sống của người dân ở trần gian. Lễ cúng này đã gắn liền với văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam từ xưa tới nay.

Cúng cô hồn vào ngày nào?

Vào tháng 7, chúng ta có thể cúng cô hồn vào bất kỳ ngày nào thuận tiện hoặc có thể cúng cả tháng nếu có điều kiện. Tuy nhiên, đa số mọi người sẽ chọn cúng vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch của tháng 7.

Không chỉ trong tháng 7 âm lịch, nhiều người vẫn cúng cô hồn vào mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng để cầu bình an.

Hướng dẫn cúng cô hồn tháng 7 đơn giản

Bạn phải chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7, bài văn khấn, và các nghi thức cúng đúng chuẩn trước khi thực hiện lễ cúng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về việc chuẩn bị và tiến hành cúng cô hồn tháng 7.

Chuẩn bị mâm cúng cô hồn

Cúng cô hồn tháng 7 ngoài trời và những điều kiêng kỵ bạn cần biết
Chuẩn bị mâm cúng cô hồn chu đáo.

Theo kinh nghiệm truyền lại, lễ vật trong mâm cúng cô hồn tháng 7 gồm có những món đồ cúng sau đây:

-Trái cây ngũ quả.

-Hoa cúc.

-Nhang, đèn.

-Đĩa gạo, muối.

-Nước, trà, rượu.

-Cháo trắng.

-Giấy cúng cô hồn.

-Đường thẻ.

-Đĩa bánh kẹo, cốm nổ, bim bim,…

-Mía, cốc , ổi, đậu, khoai lang,…

-Chè Xôi Cháo trắng.

-Heo sữa quay.

-Bánh hỏi.

Mâm cúng cô hồn gồm nhiều lễ vật, mỗi lễ vật đều mang ý nghĩa riêng. Vì thế, để chuẩn bị một mâm cúng cô đầy đủ và chu đáo mất khá nhiều thời gian và dễ thiếu sót.

Hiện nay đã có dịch vụ mâm cúng cô hồn tháng 7 chuyên nghiệp. Mỗi lần đặt mâm cúng cô hồn hay các loại mâm cúng khác, bạn chỉ cần liên hệ với Đồ Cúng Việt và họ sẽ tư vấn kỹ càng về các gói mâm cúng, ngày cúng, giờ cúng.

Đến ngày cúng, họ sẽ mang mâm cúng đến tận nhà và sắp đặt đẹp mắt. Bạn không cần phải lo lắng về bất kỳ thứ gì, có đầy đủ mâm cúng, văn khấn và được hướng dẫn chi tiết nghi thức cúng cô hồn bài bản. Nếu muốn đặt nhanh bạn có thể đặt ngay tại đây: đặt mâm cúng cô hồn tháng 7 tại docungviet.vn.

Cúng cô hồn tháng 7 ngoài trời và những điều kiêng kỵ bạn cần biết
Mâm cúng cô hồn tháng 7 tại Đồ Cúng Việt.

Bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7 ngoài sân

Dưới đây là bài cúng cô hồn tháng 7 đúng chuẩn, được trích từ sách văn khấn cổ truyền Việt Nam.

Cúng cô hồn tháng 7 ngoài trời và những điều kiêng kỵ bạn cần biết
Bài văn khấn cúng cô hồn tháng 7.

Nghi thức cúng cô hồn rằm tháng 7

*Đặt lễ vật bàn cúng: Mâm cúng cô hồn nên đặt ngoài sân hoặc trước cửa nhà.

*Thắp hương, đốt nến: Gia chủ thắp hương và đốt nến, thành kính mời các cô hồn về nhận lễ vật.

*Đọc bài văn khấn: Đọc bài cúng cô hồn với lòng thành kính, không quá nhanh cũng không quá chậm.

*Rải muối gạo, cháo trắng: Sau khi cúng xong, rải gạo muối xung quanh và đổ một đống cháo ra trước cửa nhà, tượng trưng cho việc phân phát lương thực cho các vong hồn.

*Đốt vàng mã, áo giấy: Đốt vàng mã và quần áo giấy để các vong hồn có thể sử dụng ở cõi âm.

Một số lưu ý khi cúng cô hồn:

*Không nên cúng sau 12 giờ đêm: thời điểm tốt nhất để cúng cô hồn là từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều.

*Người nhà không nên ăn lại đồ cúng cô hồn.

*Không nên cầu xin điều gì cho cá nhân.

*Ăn mặc chỉnh tề, không mặc đồ quá sặc sỡ.

*Phụ nữ mang thai, trẻ con và người cao tuổi nên tránh lại gần mâm cúng cô hồn.

Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn

Trong tháng cô hồn, cần kiêng những việc sau: không đi chơi đêm, không đốt tiền vàng, không nhổ lông chân, không phơi quần áo vào buổi đêm, không ăn vụng đồ cúng, không nhặt tiền lẻ rơi, không treo chuông gió trên đầu giường, không gọi tên vào ban đêm, không hù dọa người khác, không cắm đũa giữa bát cơm, không mua xe cộ mới, không đến gần góc tường, không chụp hình qua gương, không để mũi dép hướng về giường khi ngủ, không cắt tóc, không cúng đồ mặn, và không nên bơi lội.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

(Dương Hùng)

Link nội dung: https://uws.edu.vn/cung-co-hon-thang-7-vao-ngay-nao-a46266.html