So sánh động cơ 2 kỳ và 4 kỳ: Những đặc tính kỹ thuật

Tìm hiểu và so sánh động cơ 2 kỳ và 4 kỳ là những bài học đầu tiên dành cho các bạn học sửa chữa ô tô - xe máy. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng VATC tìm hiểu sơ bộ về các đặc tính kỹ thuật, ưu và nhược điểm của từng loại động cơ.

Động cơ đốt trong là một cỗ máy biến đổi năng lượng của nhiên liệu (hóa năng) thành nhiệt năng (đốt cháy) rồi chuyển thành cơ năng (quay trục khuỷu) và sinh công. Trong ứng dụng thực tế, động cơ đốt trong thường có hai loại cơ bản là động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ. Cả hai loại động cơ này đều hoạt động theo một chu trình công suất khép kín là: hút - nén - nổ - xả.

Nguyên lý hoạt động và ưu - nhược điểm của động cơ 2 kỳ

Động cơ 2 kỳ thường là động cơ xăng 2 kỳ, có công suất thấp hoặc được làm để khởi động cho động cơ chính diesel, một số trường hợp động cơ tĩnh tại cũng được sử dụng động cơ diesel 2 kỳ. Động cơ 2 kỳ là động cơ đốt trong không có van (xupap), không có hệ thống bôi trơn riêng biệt, kết cấu đơn giản, ít bộ phận và nhẹ. Pittong làm nhiệm vụ đóng mở đường nạp và xả.

Động cơ 2 kỳ hoạt động với một chu trình công suất (hút - nén - nổ - xả) xảy ra trong hai hành trình của pittong (lên và xuống) tức bằng một vòng quay của trục khuỷu.

Động cơ 2 kỳ:

Pittong đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, van lưỡi gà mở, nạp hỗn hợp không khí/ nhiên liệu vào khoang cacte, đồng thời tiến hành việc xả khí xót và nén hỗn hợp hòa khí. Ở cuối hành trình này, bugi đánh lửa đốt cháy nhiên liệu, áp suất tăng lên đẩy pittong đi xuống.

Pittong từ điển chết trên xuống điểm chết dưới thực hiện hành trình sinh công, đồng thời xả khí thải và nạp hòa khí từ khoang cacte vào trong buồng đốt động cơ. Như vậy, chu trình sinh công suất của động cơ đã hoàn thành và tiếp tục một chu trình mới.

Động cơ 2 kỳ không có hệ thông bôi trơn cụ thể, bởi vì cácte của nó cần phải làm nhiệm vụ của buồng nén phụ (nạp khí vào trong kỳ nén). Vậy nên, nhiên liệu xăng sử dụng cần được pha trộn với dầu bôi trơn với một tỷ lệ nhất định. Khi hỗn hợp hòa khí tràn vào khoang cácte, làm nhiệm vụ bôi trơn các bộ phận bên trong động cơ. Do cách bôi trơn này không thực sự hiệu quả, nên động cơ 2 kỳ thường dễ hỏng.

Ưu điểm của động cơ 2 kỳ:

Dễ dàng bảo trì, sửa chữa.

Nhược điểm của động cơ 2 kỳ

Xem thêm: Các khóa học đào tạo ngành ô tô

Nguyên lý hoạt động và ưu - nhược điểm của động cơ 4 kỳ

Động cơ 4 kỳ hoạt động với 4 hành trình của pittong (2 chu kỳ pittong) tương đương 2 vòng quay của trục khuỷu để hoàn thành một chu trình công suất. Ở động cơ 4 kỳ, nó có cấu tạo phức tạp hơn và cần có các van (xupap) để đóng/mở cửa xả và nạp. Bên cạnh đó, động cơ 4 kỳ còn có một hệ thống bôi trơn hoàn chỉnh giúp các chi tiết bên trong động cơ lâu bị hao mòn hơn, đạt được tuổi thọ cao hơn.

Ở động cơ 4 kỳ, mỗi một kỳ sẽ thực hiện bởi một hành trình hoàn chỉnh của pittong. Về nguyên lý thì rất đơn giản nhưng nó lại có cấu tạo phức tạp hơn động cơ 2 kỳ, cần phải có trục cam, xupap…

Nguyên lý hoạt động cơ bản của động cơ 4 kỳ (xăng)

Ưu điểm của động cơ 4 kỳ:

Nhược điểm của động cơ 4 kỳ:

Trên là những so sánh cơ bản về động cơ 2 kỳ và 4 kỳ cơ bản nhất. Các bạn mới bước vào tìm hiểu nghề sửa chữa ô tô hãy trang bị cho mình những kiến thức nền tảng tốt nhất, để có thể vững hơn cho những kiến thức chuyên sâu tiếp theo.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về quạt động cơ ô tô

Hy vọng với những so sánh về động cơ 2 kỳ và 4 kỳ trên thì bạn đã hiểu hơn về những đặc tính cũng như nguyên lý hoạt động của chúng. Để lại SĐT hoặc liên hệ trực tiếp theo thông tin dưới đây để được tư vấn nếu bạn quan tâm tới các khóa học nhé!

VATC - Học Để Làm Được!

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam - VATC

Link nội dung: https://uws.edu.vn/so-sanh-dong-co-hai-ky-va-dong-co-bon-ky-a45063.html