8 cách phòng bệnh tiểu đường đơn giản mà ai cũng làm được

Tăng cường tập thể dục, ăn uống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ là cách phòng bệnh tiểu đường đơn giản nhất. Đặc biệt, nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh như thừa cân, rối loạn mỡ máu, gia đình có người bị bệnh… càng chủ động phòng ngừa.

8 cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả

Tổng quan về bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với lượng đường trong máu luôn cao hơn so với mức bình thường. Nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả hai.

Khi bị đái tháo đường, cơ thể người bệnh không tự chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng. Theo thời gian, lượng đường tích tụ trong máu tăng dần. Nếu người bệnh đái tháo đường không được điều trị hoặc không tuân thủ điều trị thì lượng đường trong máu luôn ở mức cao dẫn đến các biến chứng đái tháo đường, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, gây tổn thương nhiều cơ quan/bộ phận khác như thận, mắt, thần kinh…

Phân loại bệnh tiểu đường thường gặp

8 cách phòng bệnh tiểu đường đơn giản

Thay đổi lối sống có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 (thể thường gặp nhất), đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. (1)

1. Kiểm soát cân nặng

Kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách giảm cân, qua đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo những người bị tiền đái tháo đường (đường huyết tăng cao nhưng chưa đạt ngưỡng chẩn đoán tiểu đường) nên giảm ít nhất 7% - 10% trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Đặt mục tiêu giảm cân dựa trên trọng lượng cơ thể hiện tại. Người bệnh muốn giảm cân cần được bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường tư vấn, bác sĩ Dinh dưỡng - tiết chế lên kế hoạch từng giai đoạn giảm cân để đưa cân nặng của bạn về các mục tiêu và kỳ vọng ngắn hạn hợp lý, chẳng hạn như giảm 1 - 2 kg/tuần.

2. Tăng cường vận động thể lực

Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho việc phòng bệnh tiểu đường mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể: (2)

Mục tiêu vận động:

3. Ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe

Ngũ cốc, các loại hạt cung cấp vitamin, khoáng chất và ít carbohydrate. Những thực phẩm carbohydrate chứa ít đường, tinh bột (nguyên liệu tạo nguồn năng lượng cho cơ thể) và nhiều chất xơ đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường, bao gồm:

tránh xa những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Phòng chống tiểu đường bằng cách tránh xa những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Lợi ích của các loại rau quả giàu chất xơ:

Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, ít chất xơ/chất dinh dưỡng như bánh mì trắng và bánh ngọt, nước ép trái cây, thực phẩm chế biến chứa đường…

4. Ăn chất béo lành mạnh

Để giảm và kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống nên bao gồm nhiều loại thực phẩm có chất béo không bão hòa, còn được gọi là “chất béo tốt”.

Chất béo không bão hòa (bao gồm chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa) giúp giảm cholesterol xấu trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nguồn chất béo tốt bao gồm: dầu ô liu, hướng dương, dầu hạt cải…; các loại hạt như hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô; cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…

Chất béo bão hòa (chất béo xấu) được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa và thịt chỉ nên chiếm một phần nhỏ trong chế độ ăn uống. Thay bằng các sản phẩm từ sữa ít béo, thịt gà và thịt heo nạc.

5. Tránh ăn kiêng cấp tốc (ăn kiêng theo xu hướng)

Nhiều chế độ ăn kiêng theo xu hướng - chẳng hạn như chỉ số đường huyết, chế độ ăn kiêng nhạt hoặc keto - có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về lợi ích lâu dài của những chế độ ăn kiêng này hoặc lợi ích của chúng trong việc ngăn ngừa đái tháo đường.

Mục tiêu ăn kiêng là giúp giảm cân nặng và duy trì trọng lượng khỏe mạnh hơn trong tương lai. Do đó, việc chọn chế độ ăn uống lành mạnh cần dựa trên chiến lược có thể duy trì như một thói quen lâu dài. Lựa chọn chế độ ăn lành mạnh cần dựa trên một số sở thích của bản thân đối với thực phẩm và truyền thống ẩm thực, điều này giúp duy trì lợi ích theo thời gian.

Một chiến lược đơn giản để giúp lựa chọn thực phẩm tốt và ăn theo khẩu phần phù hợp là chia nhỏ đĩa thức ăn. Ba phần sau trên đĩa thức ăn sẽ giúp thúc đẩy việc ăn uống lành mạnh:

Chia nhỏ khẩu phần ăn, ưu tiên nhóm rau củ, trái cây
Chia nhỏ khẩu phần ăn, ưu tiên nhóm rau củ, trái cây

6. Nói không với thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường 50% so với người không hút thuốc, đặc biệt ở nữ giới. Do đó, nên bỏ hút thuốc/không hút để phòng ngừa đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường không nên hút thuốc lá, hạn chế ở gần khu vực khói thuốc lá.

7. Uống rượu với liều lượng vừa phải

Uống rượu lượng vừa phải có thể giảm nhưng uống quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Lượng rượu vừa phải ở nữ giới và nam giới trên 65 tuổi khoảng 1 đơn vị/ngày (tương đương 330ml bia hơi, 100ml rượu vang, 30ml rượu mạnh); nam giới dưới 65 tuổi tối đa 2 đơn vị mỗi ngày.

Việc sử dụng rượu quá nhiều có thể gây viêm tụy mãn tính, giảm khả năng tiết insulin vốn có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến đái tháo đường.

8. Thường xuyên kiểm tra lượng đường

Cùng với các cách phòng bệnh đái tháo đường trên, người bệnh cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ về thời gian và mức đường huyết mục tiêu. Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia Nội tiết - Đái tháo đường hàng đầu tại BVĐK Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:

Cách phòng bệnh tiểu đường đến từ những việc đơn giản nhưng lại cho hiệu quả phòng bệnh hoặc ngăn bệnh tiến triển ở người đã mắc bệnh. Hãy bắt đầu sớm để có được những lợi ích đáng giá này.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/tu-van-benh-tieu-duong-a44510.html