Chuỗi 12 động tác Yoga chào mặt trời cơ bản cho người mới

1. Yoga chào mặt trời là gì?

Yoga chào mặt trời là một chuỗi 12 động tác, có tên gọi gốc là Surya Namaskara bắt nguồn từ Ấn Độ. Surya cũng có nghĩa là thần mặt trời, một vị thần linh thiêng được người Hindu thờ cúng. 12 động tác kết hợp với hơi thở, tạo thành một chuỗi chuyển động, 1 giai điệu tuyệt vời cho Tâm - Thân - Trí.

Bài Yoga chào mặt trời giúp mở hơn 1.000 cơ khắp cơ thể, đem lại lợi ích nhiều mặt như: thể chất, tinh thần, tâm linh. Giúp kích thích và trẻ hóa hệ thống cơ xương khớp, cơ quan nội tạng của cơ thể, giúp thư giãn tâm trí. Chuỗi 12 động tác Yoga chào mặt trời sử dụng nguồn năng lượng âm dương, giúp cân bằng năng lượng, cân bằng cuộc sống.

Yoga chào mặt trời là gì?

Yoga chào mặt trời là gì?

2. Ý nghĩa chuỗi 12 động tác Yoga chào mặt trời

Từ xa xưa, người ta đã quy ước với mỗi luân xa tương ứng với mỗi vùng khác nhau trên cơ thể, được cai quản bởi một vị thần ánh sáng riêng biệt. Ở vùng Luân Xa số 3 (Manipura) vùng thượng thận, gọi là luân xa búi mặt trời, là vùng trung tâm của cơ thể, được cho là kết nối trực tiếp với năng lượng mặt trời. Nên nó có một tên gọi khác là Đám rối mặt trời (Solar Plexus). Vùng đám rối mặt trời theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, có tác động sâu sắc đến hệ thần kinh trung ương, hệ thống thần kinh thị giác, dạ dày và linh cảm.

Do vậy, bạn nên chào mặt trời vào buổi sáng sớm, vì khi những tia sáng đầu tiên chiếu vào đám rối mặt trời, sẽ sưởi ấm toàn bộ năng lượng của bạn, giúp một ngày hoạt động và làm việc của bạn hiệu quả hơn rất nhiều. Khi bạn thực hành thường xuyên, giúp tăng cường khả năng sáng tạo và trực giác sâu sắc hơn.

3. Chuỗi 12 động tác Yoga chào mặt trời

Tư thế ban đầu, đứng ở vị trí đầu thảm, đứng thẳng người, thả lỏng, hai chân cạnh nhau, từ mũi chân đến gót chân. Hít thở đều 3 hơi trước khi đến với bài tập chuỗi 12 động tác.

3.1. Động tác 1: Tư thế Trái Núi - Tadasana

Đây là động tác đầu tiên trong tư thế chào mặt trời, là tiền đề cho tất cả các động tác còn lại.

Cách thực hiện:

Lợi ích: thiết lập sự cân bằng, thư giãn, tập trung.

Động tác 1: Tư thế Trái Núi - Tadasana

Động tác 1: Tư thế Trái Núi - Tadasana

3.2. Động tác 2: Tư thế Trái Núi Giơ Tay - Hasta Uttanasana

Cách thực hiện:

Lợi ích: kéo căng cơ bụng, và kéo hai tay lên cao giúp tác động vào phần nội tạng, cánh tay, tủy sống. Việc mở rộng lồng ngực, giúp bạn hấp thụ Oxy tốt hơn.

Động tác 2: Tư thế Trái Núi Giơ Tay - Hasta Uttanasana

Động tác 2: Tư thế Trái Núi Giơ Tay - Hasta Uttanasana

3.3. Động tác 3: Tư thế Gập Người - Hasta Padasana

Cách thực hiện:

Lợi ích: giúp bạn săn chắc vùng bụng, cơ đùi và vùng chân, kéo giãn toàn bộ vùng cột sống và cơ lưng.

Lưu ý: ở tư thế gập người có thể để vòng hai tay ra sau ra chân, giữ thẳng chân và hóp bụng lại. Với những người hay bị đau mỏi lưng, thì có thể hơi chùng đầu gối.

Động tác 3: Tư thế Gập Người - Hasta Padasana

Động tác 3: Tư thế Gập Người - Hasta Padasana

3.4. Động tác 4: Tư thế Kị Sĩ - Ashwa Sanchalanasana

Cách thực hiện:

Lợi ích: Giúp vùng bụng, đùi săn chắc. Cải thiện sự linh hoạt vùng cổ, cột sống. Tốt cho những người bị táo bón, khó tiêu, đau thần kinh tọa.

Động tác 4: Tư thế Kị Sĩ - Ashwa Sanchalanasana

Động tác 4: Tư thế Kị Sĩ - Ashwa Sanchalanasana

3.5. Động tác 5: Tư thế Tấm Ván - Plank - Pha Lakasana

Cách thực hiện:

Lợi ích: cải thiện vấn đề về cột sống, tăng cường sức mạnh cho cơ tay và lưng.

Động tác 5: Tư thế Tấm Ván - Plank - Pha Lakasana

Động tác 5: Tư thế Tấm Ván - Plank - Pha Lakasana

3.6. Động tác 6: Tư thế Hạ 8 Điểm Chạm Sàn - Ashtanga Namaskara

Cách thực hiện:

Lợi ích: tăng cường cơ bắp ở vai, cánh tay, lưng và ngực. Cải thiện tính linh hoạt của lưng và cột sống.

Động tác 6: Tư thế Hạ 8 Điểm Chạm Sàn - Ashtanga Namaskara

Động tác 6: Tư thế Hạ 8 Điểm Chạm Sàn - Ashtanga Namaskara

3.7. Động tác 7: Tư thế Rắn Hổ Mang - Bhujangasana

Cách thực hiện:

Lợi ích: cung cấp lượng máu dồi dào cho vùng tuyến thượng thận, và thận. Tác động tích cực đến vùng: tử cung, buồng trứng, gan, giúp cải thiện kinh nguyệt. Cơ lưng và bụng được tăng cường sức mạnh. Cải thiện tình trạng táo bón, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể trạng.

Lưu ý: động tác này không phù hợp với những người bị viêm loét dạ dày, thoát vị, cường giáo hay lao ruột.

Động tác 7: Tư thế Rắn Hổ Mang - Bhujangasana

Động tác 7: Tư thế Rắn Hổ Mang - Bhujangasana

3.8. Động tác 8: Tư Thế Chó Úp Mặt Duỗi Mình - Adho Mukha Svanasana

Cách thực hiện:

Lợi ích: làm căng cơ vùng tay, lưng và cơ bụng, giúp chữa một số vấn đề về cột sống. tủy sống. Giúp tăng lưu lượng máu lên vùng não.

Động tác 8: Tư Thế Chó Úp Mặt Duỗi Mình - Adho Mukha Svanasana

Động tác 8: Tư Thế Chó Úp Mặt Duỗi Mình - Adho Mukha Svanasana

3.9. Động tác 9: Tư thế Kị Sĩ - Ashwa Sanchalanasana

Cách thực hiện:

Lợi ích: làm săn chắc vùng bụng, lưng, hông. Giúp cổ và cột sống linh hoạt hơn, cải thiện chứng táo bón.

Động tác 9: Tư thế Kị Sĩ - Ashwa Sanchalanasana

3.10. Động tác 10: Tư thế Gập Người - Hasta Padasana

Cách thực hiện:

Lợi ích: giúp săn chắc vùng bụng, cơ đùi, chân. Kéo giãn toàn bộ vùng cột sống, cơ lưng. Vùng hông và vai được mở rộng.

Động tác 10: Tư thế Gập Người - Hasta Padasana

3.11. Động tác 11: Tư thế Trái Núi Giơ Tay - Hasta Uttanasana

Động tác 11: Tư thế Trái Núi Giơ Tay - Hasta Uttanasana

3.12. Động tác 12: Tư thế Trái Núi - Tadasana

Động tác 12: Tư thế Trái Núi - Tadasana

Trên đây là 12 động tác trong chuỗi Yoga chào mặt trời. Ngoài ra, cần một số lưu ý đối với quá trình tập luyện bài tập Yoga chào mặt trời.

4. Những lưu ý khi tập chuỗi 12 động tác Yoga chào mặt trởi

5. Tổng kết

Trên đây Thiên Trường Sport đã hướng dẫn bạn chuỗi 12 động tác của bài Yoga chào mặt trời. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có thêm cho mình thông tin hữu ích về các tư thế chào mặt trời, cũng như có thể áp dụng hàng ngày, trong công cuộc giữ gìn sức khỏe, làm đẹp và cải thiện tinh thần.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/chuoi-chao-mat-troi-a43828.html