Tuyển dụng, tìm việc làm Sinh viên làm thêm tháng 6/2024 (0 Việc làm)

Sinh viên làm thêm và những thông tin cần biết

Hiện nay xu hướng đi làm thêm ngày càng trở nên phổ biến trong giới sinh viên. Phần lớn nguyên nhân sinh viên đi làm thêm là do mong muốn có thêm thu nhập cho bản thân nhưng bên cạnh đó cũng có không ít bạn xác định đi làm để học hỏi lấy kinh nghiệm để sau này ra trường xin việc dễ dàng và nhanh chóng hơn. Do đó nếu bạn là sinh viên đi làm thêm thì các bạn cần phải trau dồi những kỹ năng, không chỉ quản lý thời gian, quản lý bản thân tốt mà còn phải trau dồi thêm cả kỹ năng giao tiếp. Tránh những rủi ro không đáng có xảy ra khi muốn tìm việc làm nhanh tại nhà hay lựa chọn làm những công việc không phù hợp với bản thân.

Trải qua quá trình muốn tìm việc làm thêm nhiều bạn sinh viên đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá, hữu ích cho bản thân và chia sẻ để giúp mọi người. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thông tin về việc làm thêm thì có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về việc sinh viên đi làm thêm

1.1. Thực trạng sinh viên đi làm thêm hiện nay

Nhiều bạn sinh viên hiện nay không muốn đi làm thêm do nhiều nguyên nhân khác nhau như cho rằng sinh viên đi làm thêm là tốn thời gian, có tiền từ bố mẹ gửi đến đầy đủ, hoặc không muốn làm vì muốn dành thời gian nghỉ ngơi ở nhà lâu hơn. Vậy bạn có biết những gì công việc sinh viên đi làm thêm mang lại nhiều hơn là về tiền bạc không?

sinh viên làm thêm

Thực tế cho thấy phần lớn sinh viên sẵn sàng lao vào những công việc làm thêm qua những lời quảng cáo giật tít "việc nhẹ lương cao" mà không hề mảy may suy nghĩ và tìm hiểu kỹ trước xem đó là những công việc gì? Để đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất và thành quả xứng đáng cần phải có sự tìm hiểu và trao đổi trực tiếp với người quản lý, có như vậy mới không bị lợi dụng sức lao động cho những công việc không ra gì.

Nhiều bạn sinh viên đã biết cách định hướng và lựa chọn cho bản thân những công việc theo chuyên môn ngành học với mong muốn tích lũy kinh nghiệm làm việc và kỹ năng học hỏi được từ những anh chị tiền bối. Khi đó, họ đã đúng đắn với việc tích lũy hành trang sau này ra trường xin việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Những công việc đúng với chuyên môn luôn mang lại những giá trị tích cực cao hơn cả tiền bạc, đó có thể là kiến thức và sự trải nghiệm thực tế mà trong thời gian học tại trường các bạn sinh viên không có cơ hội được rèn luyện. Bên cạnh đó còn là những kỹ năng về giao tiếp hay làm việc nhóm. Có thất bại thì mới có trưởng thành và là tiền đề cho những thành công sau này.

1.1.1. Tạo dựng được thêm nhiều mối quan hệ

Có một công việc mới đồng nghĩa là bạn sống trong một môi trường mới với những con người hoàn toàn mới mẻ. Xu hướng cởi mở của các bạn trẻ trong thời đại năng động với các công việc làm thêm sẽ giúp cho bạn nhanh chóng có cơ hội quen biết được nhiều mối quan hệ. Gặp gỡ và trao đổi với những người đi trước có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong công việc hơn, biết đâu đó nhờ vào những mối quan hệ mà bạn lại có được một công việc tốt cho tương lai phải không?

1.1.2. Thống kê tỷ lệ sinh viên đi làm thêm

Dựa trên số mẫu điều tra là 200 sinh viên đi làm thêm và không đi làm thêm, kết quả khảo sát nhận được như sau:

Yếu tố thu nhập là lý do quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi chọn việc làm cũng như loại hình việc làm thêm. Tuy vậy, không ít sinh viên có hoàn cảnh gia đình khá giả nhưng vẫn kiếm việc bán thời gian vì nhiều mục đích, trong đó đa số (80%) muốn tăng thêm kinh nghiệm thực tế.

Tiêu chí quan tâm thứ hai sau thu nhập khi lựa chọn công việc là thời gian có phù hợp với lịch học tại trường hay không. Sự eo hẹp về quĩ thời gian làm sinh viên khó tiếp cận với công việc lương cao, đúng chuyên môn.

Loại công việc được ưa chuộng nhất là dạy kèm cho học sinh các khối lớp (41,5%) vì dễ kiếm, tốn ít thời gian, chi phí và công sức bỏ ra không nhiều. Kế đến là việc tiếp thị sản phẩm cho các doanh nghiệp (22%). Có sự sụt giảm tỉ lệ sinh viên đi dạy kèm cũng như có sự gia tăng tỉ lệ chọn các công việc khác. Lý do được ghi nhận như sau:

- Sự gia tăng các loại chi phí thuê nhà, sinh hoạt hằng ngày, học thêm... trong khi thu nhập của việc dạy kèm còn khiêm tốn.

- Yêu cầu của các nhà tuyển dụng khuyến khích sinh viên tìm các công việc để tích lũy kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm giao tiếp.

- Sự xuất hiện phong phú các loại việc bán thời gian với thu nhập cao, ổn định, phù hợp. 62% sinh viên tìm được việc thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè và 14% qua các trung tâm giới thiệu việc làm có tính phí trên thị trường, số lượng tìm việc qua các phương tiện truyền thông rất ít (5,1%).

Thống kê trên thể hiện một thực trạng là năng lực tự tìm việc làm của đa số sinh viên còn hạn chế, ít sử dụng kênh thông tin qua báo chí, Internet. Ngoài ra sinh viên cũng nhận được rất ít sự hỗ trợ từ các tổ chức Đoàn, Hội (khoảng 2,5%), các trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường hoạt động không hiệu quả về mảng này.

1.2. Lời khuyên dành cho sinh viên khi đi làm thêm

Có nhiều lời khuyên cho sinh viên về việc nên đi làm thêm hoặc không nên đi làm thêm nhưng nhìn chung đại đa số vẫn hướng về quan điểm "Sinh viên nên đi làm thêm". Tuy nhiên cần phải hết sức lưu ý những vấn đề sau:

1.2.1. Cách tìm việc làm thêm cho sinh viên

Vì quỹ thời gian sinh viên làm thêm phụ thuộc vào lịch học ở trường và thời gian dành cho việc học nên để tìm được một công việc làm thêm cho bản thân thật không dễ dàng. Vì vậy, nếu bạn đang là sinh viên và muốn tìm công việc làm thêm sẽ cần nỗ lực học hỏi kiến thức, trang bị kỹ năng làm việc, tìm hiểu về yêu cầu của công việc mà mình muốn xin cũng như không ngừng cố gắng khi đi làm để hoàn thành tốt công việc.

Việc có được một công việc làm thêm cho sinh viên hiện nay không khó. Các bạn chỉ cần tạo CV dành cho sinh viên làm thêm, sau đó ứng tuyển các vị trí công ty cần tuyển dụng. Tuy nhiên, chính vì việc đang còn là sinh viên, nên nhiều nhà tuyển dụng sẽ đánh giá nhiều đến trình độ của bạn ghi trong CV xin việc hơn là kinh nghiệm. Vậy nên, ứng viên cần khéo léo trình bày trình độ học vấn trong CV xin việc của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tốt nhất

1.2.2. Chọn việc làm thêm gắn với ngành học

Nếu có thể khi mong muốn đi làm thêm hãy lựa chọn công việc gần với ngành học của mình hoặc nghề nghiệp tương lai mà bạn định hướng theo đuổi. Việc này sẽ giúp cho bạn bổ sung kiến thức cho ngành nghề mình lựa chọn, giúp bạn hiểu hơn về nghề nghiệp tương lai của bản thân.

Một công việc làm thêm gần với ngành nghề sẽ là một điểm cộng trong bảng lịch sử kinh nghiệm làm việc của bạn. Sẽ là một điều tuyệt vời khi bạn vừa ra trường thì sơ yếu lý lịch đã có ngay một dòng thể hiện kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển.

Không dễ nhưng cũng không quá khó khăn để bạn tìm một việc làm thêm như vậy, chỉ cần bạn nhiệt tình và kiên nhẫn. Ví dụ như sinh viên ngành Ngữ văn - Báo chí thì có thể cộng tác với các tòa soạn báo; sinh viên trường Marketing, Kinh tế có thể trải nghiệm ở các vị trí PG, bán hàng thời vụ, cộng tác viên cho các sự kiện truyền thông; sinh viên ngành Xây dựng có thể thực tập không lương tại các công trường…

1.2.3. Làm thêm để tích lũy kinh nghiệm chứ không phải để mưu sinh

Có rất nhiều bạn vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn nên rất cần đi làm thêm để kiếm thêm tiền trả học phí, nhà thuê, ăn uống,... và đủ thứ "tiền tiền và tiền" khác. Nhưng tất cả những điều đó cuối cùng cũng là để việc học của bạn được đảm bảo và hoàn thành một cách trọn vẹn, tốt đẹp hơn. Nên chẳng có lý gì bạn lại bỏ lỡ mất việc học chỉ vì quá tham vài triệu đồng một tháng, hay lỡ thích công việc làm thêm này quá rồi. Hãy luôn nhớ rằng bạn đi làm vì muốn học hỏi thêm kiến thức và tiếp thu kinh nghiệm chứ không phải mưu sinh.

Xác định được mục tiêu đúng, bạn sẽ có được sự tập trung và lĩnh hội hoàn toàn khác. Bạn sẽ chủ động tìm kiếm các giá trị tốt cho bản thân, những giá trị lớn hơn giá trị của tiền. Ví dụ như các mối quan hệ, khả năng giao tiếp, hay cả niềm vui nữa…

1.2.4. Cần phải biết cân đối được thời gian và sức khỏe

Đây là điều vô cùng quan trọng đối với những ai đang có ý định đi làm thêm. Là sinh viên các bạn cần phải biết sắp xếp thời khóa biểu giữa việc học và đi làm sao cho thật hợp lý. Không bao giờ được quên nhiệm vụ chính của bản thân là việc học, không nên vì quá đam mê công việc mà thiếu tập trung học tập dẫn đến kết quả sa sút, phải thi lại và tệ hơn thậm chí là nghỉ học.

Thời gian cho việc học, thời gian cho công việc có thể khiến bạn không có chút khoảng trống nào để đi chơi gặp gỡ bạn bè nhưng hãy dành thời gian quý giá cho việc nghỉ ngơi, đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân mình. Có như vậy mới có thể hoàn thành tốt mọi việc.

2. Các tỉnh thành sôi động cho sinh viên làm thêm

2.1. Việc làm part time cho sinh viên TPHCM

Được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông, thành phố Hồ Chí Minh (hay Sài Gòn, tên gọi cũ) là đô thị loại đặc biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của nước ta. Đây là thành phố lớn nhất Việt Nam với diện tích 2.095 km2, lớn gấp 30 lần so với Sài Gòn trước 1975, dân số gần 8,5 triệu người (2017), có số dân đông nhất. Thành phố Hồ Chí Minh gồm 19 quận: Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, quận Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức và 5 huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đi đầu về kinh tế của cả nước.

Việc làm part time cho sinh viên TPHCM

Vì vậy, thị trường lao động tại đây luôn sôi động, trong đó, việc làm thêm, sinh viên làm thêm cũng nhiều nhất. Việc làm parttime cho sinh viên tphcm có lượt tìm kiếm nhiều nhất trên internet và thực tế nhu cầu làm thêm của các bạn sinh viên cũng như các doanh nghiệp muốn tuyển sinh viên làm parttime thường xuyên. Bạn có thể bắt đầu công việc làm thêm của mình tại thành phố bằng công việc phục vụ, chạy xe ôm công nghệ cao hay bán hàng online, bán bảo hiểm, CTV kinh doanh, nhân viên văn phòng, tư vấn… hay các công việc có thể sử dụng kiến thức chuyên ngành đang học như kế toán, viết bài, marketing… để trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân sau này tốt nghiệp dễ dàng kiếm một công việc tốt nhanh hơn.

Việc làm thêm cho sinh viên Quận 7

Quận 7 là quận nội thành gồm 10 phường, (phường Tân Phú là trung tâm) nằm ở phía nam thành phố. Ở đây có khu chế xuất Tân Thuận, Công viên giải trí Wonderland, Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng và nhiều khu đô thị khác. Đây là cửa ngõ phía nam của thành phố. Ở đây có hàng trăm công ty và nhiều khu đô thị với số dân hơn 310 nghìn người.

Do đó, cơ hội việc làm với nhiều vị trí công việc khác nhau mà bạn có thể tìm thấy. Việc làm thêm cho sinh viên quận 7 cũng diễn ra rất sôi động, là cơ hội cho các bạn trẻ có được việc làm thêm phù hợp cho mình, kiếm thêm thu nhập.

Việc làm thêm cho sinh viên ở quận Tân Bình

Quận Tân Bình nằm ở Tây bắc thành phố Hồ Chí Minh. Đây là quận có nền kinh tế mạnh, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của thành phố. Trên địa bàn quận, có hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động cùng các trung tâm thương mại, khu vui chơi như Parkson Plaza, TTTM Văn hóa Lạc Hồng, chợ Tân Bình... Quận Tân Bình có diện tích 22, 38km, dân số gần 500 nghìn người và gồm 15 phường/xã.

Theo đó, ở đây có nhiều công việc làm thêm cho sinh viên ở quận Tân Bình từ bán hàng, tư vấn, gia sư, giao hàng, CTV Kinh doanh, văn phòng, giúp việc theo giờ.. Bạn chỉ cần kiên trì và cố gắng là có thể tìm được công việc làm thêm phù hợp kiếm chút tiền trang trải cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm làm việc.

2.2. Việc làm part time cho sinh viên tại Hà Nội

Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục của cả nước có diện tích hơn 3.358,9km2, dân số hơn 7,6 triệu người (số liệu 2016). Hà Nội gồm 29 quận huyện, trong đó gồm 10 quận và 19 huyện.

Hà Nội hội tụ rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, các trường đại học cao đẳng, khu đô thị phát triển, khu dân cư. Vì vậy, các sinh viên học tập tại thủ đô có thể tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp giữa rất nhiều công việc khác nhau từ lao động không cần kinh nghiệm, trình độ cho tới các công việc làm bán thời gian có thể sử dụng kiến thức chuyên môn.

Việc làm part time cho sinh viên tại Hà Nội

Thủ đô có nhiều công việc làm thêm khác nhau đa dạng cho sinh viên mà các bạn trẻ có thể lựa chọn phù hợp với bản thân, phù hợp với lịch học để có thể vừa làm vừa học tốt.

Dù vậy, mỗi công việc parttime lại đòi hỏi những yêu cầu riêng đối với ứng viên để có thể hoàn thành tốt công việc. Vì vậy, bạn nên xác định được công việc mà mình muốn xin và chuẩn bị những kỹ năng cơ bản cần thiết cho công việc. Bạn cũng nên hiểu mình có thể làm được những công việc gì, tránh chọn những việc vượt quá khả năng sẽ khó được nhận vào làm. Sau đó, bạn kiên trì tìm kiếm việc qua các kênh từ internet, báo giấy, các mối quan hệ.., chuẩn bị đi phỏng vấn tốt và luôn cố gắng làm việc hết mình khi được nhận vào làm. Bạn xin viec lam them cho sinh vien tai ha dong hay ở quận nào ở Hà Nội chỉ cần cố gắng, bạn sẽ tìm được công việc cho mình.

2.3. Việc làm thêm cho sinh viên tại Vinh

Việc làm thêm cho sinh viên tại Vinh.

Thành phố Vinh là 1 trong 3 đô thị cùng thành phố Thanh Hóa, thành phố Huế, lớn nhất Bắc Trung Bộ. Thành phố có diện tích 105km2, dân số gần 550 nghìn người. Thành phố Vinh gồm thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Thành phố gồm 7 KCN và CCN. Lĩnh vực dịch vụ tại Vinh gồm nhiều công ty doanh nghiệp như ngân hàng, các chợ đầu mối, siêu thị, khách sạn, công ty lữ hành du lịch đang kinh doanh tại thành phố như chợ Vinh, chợ Ga Vinh, chợ Quán Lau, khu văn phòng trên 20 tầng, TTTM cao hơn 30 tầng...

Do đó, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều công việc làm thêm cho sinh viên tại Vinh như bán hàng, việc làm theo giờ, xe ôm, gia sư...

2.4. Tìm việc làm thêm ở Huế cho sinh viên

Thành phố Huế là đô thị lớn, từng là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị, du lịch.. của miền Trung. Kinh tế ở Huế phát triển chủ yếu về du lịch. Có nhiều trung tâm thương mại, siêu thị như chợ Đông Ba, Tây Lộc, An Cựu, siêu thị Coopmart, Big C, Vincom... Các khu đô thị cao cấp như khu đô thị An Đông Villas, An Cựu Villas, Phú Mỹ Hưng..

Các ngành công nghiệp, sản xuất công nghiệp cũng được tìm thấy ở thành phố với các mặt hàng dệt may, da giày.. Ở Huế có nhiều trường đại học cao đẳng. Sinh viên ở đây cũng như các sinh viên ở thành phố khác cũng có nhu cầu tìm việc làm thêm cho mình. Đó có thể là công việc phục vụ quán, bán hàng, bảo vệ, xe ôm.. với mức lương khoảng 1-3tr/tháng.

2.5. Việc làm thêm cho sinh viên tại Biên Hòa

Thành phố Biên Hòa là đô thị công nghiệp, thuộc tỉnh Đồng Nai, vùng Đông Nam Bộ. Biên Hòa có dân số đông nhất nước ngang với dân số Đà Nẵng và Cần Thơ cộng lại. Dân số sinh sống ở Biên Hòa là hơn 1,2 triệu người gồm người Kinh và người Hoa sinh sống trên diện tích 264,08km2.

Kinh tế đô thị Biên Hòa phát triển mạnh về công nghiệp, với tài nguyên về vật liệu xây dựng, sản xuất điện cao. Ở đây, công nghiệp chiếm 64,08%, dịch vụ chiếm 35,84% (năm 2017), GDP/đầu người cao gấp 2 lần bình quân cả nước. Biên Hòa có KCN Biên Hòa I (năm 1967) và 6 KCN khác. Cùng với đó là các cụm công nghiệp truyền thống, thủ công mỹ nghệ. Theo đó, ngành tài chính thương mại ở Biên Hòa rất phát triển với 39 hệ thống ngân hàng trong và ngoài nước, hệ thống trung tâm thương mại như Big C, Coop Mart, Lotte, Vincom Plaza, các chợ như Biên Hòa, Tân Hiệp...

Như vậy, nguồn cung việc làm ở thành phố Biên Hòa lớn là cơ hội cho người lao động ở đây. Sinh viên các trường trên địa bàn thành phố cũng có thể tìm thấy những công việc làm thêm cho mình như nhân viên bán hàng, kinh doanh, chăm sóc khách hàng, giao hàng với thu nhập 2 - 5tr/tháng

2.6. Việc làm thêm cho sinh viên Đà Nẵng

Việc làm thêm cho sinh viên Đà Nẵng

Đà Nẵng được đánh giá là thành phố biển trẻ, năng động đáng sống nhất hiện nay. Thành phố sôi động này gồm 6 quận và 2 huyện là quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang, đảo Hoàng Sa. Diện tích thành phố là hơn 1,2 triệu km2, dân số hơn 1 triệu người. Kinh tế của Đà Nẵng phát triển đa dạng gồm công nông nghiệp, dịch vụ, du lịch thương mại. Đặc biệt ngành du lịch, thương mại đang được lãnh đạo thành phố chú trọng phát triển mạnh trong vài năm gần đây.

Các sinh viên đang học tập tại Đà Nẵng có thể tìm kiếm cho mình công việc làm thêm phù hợp với mức lương khoảng 3-5tr/tháng như nhân viên bán hàng, phục vụ, phụ bếp, trông quán nét, giặt là, gia sư...

2.7. Sinh viên làm thêm ở những tỉnh thành khác

Ngoài những tỉnh thành này, một số khu vực cũng có việc làm parttime cho sinh viên phù hợp như ở Nha Trang, Việt Trì, An Giang.

2.7.1. Việc làm thêm cho sinh viên tại Nha Trang

Nha Trang, thành phố biển xinh đẹp phát triển mạnh về du lịch, khai thác chế biến thủy hải sản chiếm ưu thế trong phát triển kinh tế ở đây. Vì vậy, các bạn sinh viên có thể tìm công việc làm thêm bán hàng, dịch vụ như phục vụ, giao hàng…

2.7.2. Tìm việc làm thêm cho sinh viên tại Việt Trì

Sinh viên học ở Việt Trì có thể đi làm việc làm theo giờ, giúp việc hay bán hàng, gia sư tại đây.

Thành phố Việt Trì là địa chỉ của 3 trường đại học, nhiều trường cao đẳng, trung cấp. Nơi đây có KCN Thụy Vân và nhiều cụm công nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, giấy, may mặc..

2.7.3. Việc làm thêm cho sinh viên tại An Giang

An Giang nằm ở vùng tứ giác Long Xuyên, có dân số đông nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu bạn đang học tập tại An Giang có thể tìm việc làm thêm bán hàng, kinh doanh cho các công ty, tư vấn tài chính..

3. Không thiếu cơ hội việc làm cho sinh viên làm thêm

Trong thời đại công nghệ 4.0 này, sinh viên nên làm thêm gì phù hợp, dễ tìm việc nhất? Có nhiều việc làm thêm cho sinh viên rất đa dạng mà các bạn sinh viên có thể làm được. Tuy nhiên cơ hội nhiều là thế nhưng các bạn cần cố gắng, trang bị các kiến thức, kỹ năng cho công việc mà mình cần xin để có thể hoàn thành tốt, gắn bó với công việc, tạo được thu nhập cho bản thân hay chí ít có thời gian trải nghiệm công việc thực tế.

sinh viên làm thêm

3.1. Việc làm thêm online cho sinh viên

Hiện nay, sử dụng mạng internet rất phổ biến trong xã hội đặc biệt trong giới trẻ, sinh viên. Các bạn dễ dàng sử dụng mạng hàng tháng với chi phí thấp. Có lẽ vì vậy, nhu cầu tìm việc làm thêm online cho sinh viên có lượng tìm kiếm cao. Có nhiều công việc làm thêm trực tuyển mà bạn có thể lựa chọn.

3.1.1. Cộng tác viên viết bài, dịch thuật

Nếu bạn có khả năng viết lách, khả năng ngoại ngữ Anh, Trung, Nhật, Hàn và tư duy sáng tạo linh hoạt hãy tìm kiếm công việc viết bài, dịch thuật cho các website, trang báo online. Đây là công việc được nhiều người lựa chọn không chỉ có sinh viên mà cả giới công sở tìm việc làm thêm.

3.1.2. CTV quản trị Fanpage, website

Các công ty tuyển dụng vị trí này giúp họ quản lý, duy trì Fanpage, website của mình. Tùy vào website hay fanpage mà có yêu cầu về quản trị khác nhau. Nhiều nơi đòi hỏi người quản trị phải viết content, viết bài, chỉnh sửa ảnh.. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc chọn nơi phù hợp. Mức lương dao động từ 1 - 2 triệu/tháng.

3.1.3. CTV bán hàng online

Nếu bạn yêu thích công việc bán hàng, kinh doanh qua mạng thì đây là công việc khá thuận lợi, dễ tìm. Thời gian rảnh rỗi, bạn có thể sử dụng kênh mạng xã hội để bán hàng online không mất nhiều chi phí, không tốn tiền thuê mặt bằng và chỉ cần chăm sóc trang bán hàng của mình tốt, quảng cáo hỗ trợ nếu cần. Bạn nên chọn mặt hàng có nhu cầu nhiều người quan tâm để bán hàng nhé. Khi đã tạo được thương hiệu trên mạng xã hội, bạn có thể phát triển bán hàng offline, mở cửa hàng để kinh doanh độc lập.

3.1.4. Kinh doanh đồ ăn vặt online

Nếu bạn khéo tay hay làm, có sở thích tự làm đồ ăn vặt như nấu ăn giỏi, biết làm bánh, các món ăn vặt hấp dẫn thì đây cũng là cơ hội để bạn kiếm tiền qua mạng đấy. Đây cũng là xu hướng hot trong vài năm trở lại đây, thu hút nhiều người dùng quan tâm.

Khi kinh doanh hình thức này, bạn nên chú ý để giá thành, đối tượng thường là giới trẻ. Để câu khách, bạn nên trang trí món ăn, chụp ảnh hấp dẫn để đăng lên mạng xã hội nhé.

Ngoài ra, nếu bạn thích chụp ảnh, làm video cũng có thể kiếm tiền online hay nhập dữ liệu... Đây là những công việc khá thoải mái về thời gian mà bạn có thể làm ngay tại nhà, không cần phải đi lại, thu xếp thời gian, lịch học tốt hơn.

3.2. Việc làm thêm tại nhà cho sinh viên

Những công việc làm online ở trên cũng có thể giúp bạn làm tại nhà. Ngoài ra, có một số công việc làm thêm có thời gian linh động mà bạn có thể xem xét như:

3.2.1. CTV thu thập số liệu nghiên cứu thị trường

Công việc này, bạn có thể làm vào buổi tối, đi điều tra thị trường theo yêu cầu, tiêu chí của công ty bạn làm. Ví dụ công ty muốn nghiên cứu thị trường về bánh bông lan theo danh sách công hỏi được đưa ra. Bạn sẽ đi thị trường hỏi để lấy thông tin ở những địa chỉ theo yêu cầu.

3.2.2. CTV mở thẻ ngân hàng

Với công việc này, bạn sẽ chủ động tìm kiếm khách hàng sử dụng và hướng dẫn cách làm thẻ ngân hàng cho họ theo thủ tục của ngân hàng như điền thông tin cá nhân vào mẫu đăng ký, photo CMND. Sau đó hẹn khách hàng ngày lấy thẻ.

Bạn sẽ được hưởng hoa hồng cho mỗi thẻ ngân hàng cho khách hàng làm được.

Việc làm thêm tại nhà cho sinh viên

3.2.3. CTV Telesale, chăm sóc khách hàng qua điện thoại

Việc làm Telesale bán thời gian xem ra rất hợp với sinh viên đấy. Bạn có thể ở nhà thực hiện:

+ Gọi điện chăm sóc khách hàng qua điện thoại.

+ Tư vấn giới thiệu sản phẩm dịch vụ của công ty tới khách hàng.

+ Giải đáp thắc mắc, hỗ trợ họ về dịch vụ, sản phẩm.

3.2.4. Làm Shipper

Đây là công việc linh động, thoải mái chỉ cần bạn có xe máy và lái xe tốt, thông thạo đường trong thành phố mình sống. Giao hàng là công việc phổ biến hiến nay, có nhu cầu cao trong đô thị. Bạn làm cộng tác viên, làm theo ca cho các hãng như Viettel, giao hàng nào đó… hay chạy Goviet.

Ngoài ra, nếu bạn khéo tay có thể tự làm đồ handmade, thêu tranh chữ thập thuê. Các công việc này đòi hỏi sự chăm chỉ, chịu khó, khéo tay. Bạn có thể làm móc khóa, đan áo len, mũ len, xâu hạt vòng hay thêu tranh chữ thập khoảng 50.000đ/ngày.

3.3. Việc làm thêm cho sinh viên IT

Không như các ngành nghề khác, sinh viên IT có thể kiếm được công việc đúng chuyên ngành đang học nếu có nền tảng tốt, am hiểu về máy tính. Bởi hiện nay, các doanh nghiệp hầu hết đều cần đến công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của mình. Họ cũng thường nghĩ đến sinh viên IT cho vị trí parttime tại công ty để tiết kiệm chi phí. Điều này, giúp các bạn sinh viên vừa học vừa thực hành công việc thực tế tốt. Mức lương parttime cho sinh viên IT cũng khá tốt từ 3-5 triệu/tháng.

Bạn có thể chọn làm lập trình viên, quản trị mạng, thiết kế hệ thống hay đơn giản chỉ là thiết kế website phù hợp với chuyên ngành đang học. Nếu bạn chuyên về phần cứng mạng máy tính có thể tham gia nhóm hỗ trợ kỹ thuật hay nhận sửa chữa, lắp ráp máy tính…

3.4. Tìm việc làm thêm cho sinh viên theo ca

Đối với sinh viên, có lẽ tim viec lam them cho sinh vien theo ca là lựa chọn phổ biến hay có thời gian linh hoạt vì phù hợp với lịch học ở trường. Công việc làm bán thời gian theo ca giúp các bạn có thu nhập ổn định hơn so với các công việc làm tại nhà khác. Bạn sẽ phải tới nơi làm việc đúng giờ giấc quy định và thường có mức lương cố định hàng tháng. Những công việc phổ biến như bán hàng theo ca, giúp việc theo giờ, nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng…

Nhiều bạn trẻ chọn việc làm thêm buổi tối cho sinh viên để ứng tuyển vì không trùng với lịch học sáng chiều thay đổi trong thời gian học. Buổi tối giúp bạn dễ sắp xếp thời gian để đi làm hơn dù hơi đi về muộn một chút.

sinh viên làm thêm

3.5. Việc làm Tết cho sinh viên

Việc làm Tết là công việc thời vụ thường diễn ra trong khoảng 7 - 15 ngày. Thời điểm Tết có nhiều nơi muốn tuyển dụng người làm vì khối lượng công việc nhiều. Mức thù lao mà bạn nhận được khi làm vào dịp Tết, đặc biệt những ngày gần sát Tết khá cao so với bình thường từ 100k - 500k/ngày. Công việc không đòi hỏi nhiều chuyên môn, chủ yếu là trong lĩnh vực bán hàng, chăm sóc khách hàng, hay trực, tư vấn tại văn phòng vào những ngày Tết.

Vì thời gian ngắn vài ngày nên bạn cần tìm việc làm Tết cho sinh viên từ sớm để có cơ hội xin được công việc tốt, thu nhập hấp dẫn cho mình.

3.6. Tìm việc làm thêm hè cho sinh viên

Sinh viên sau mỗi năm học sẽ được nghỉ 2 tháng hè. Nhiều bạn trẻ chọn ở lại thành phố để xin công việc làm thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống, thay vì về nhà với bố mẹ. Đặc biệt là những sinh viên năm 2 trở đi. Với 2 tháng hè, nếu bạn chăm chỉ có thể kiếm được việc làm kiếm thêm 3 - 5 triệu để chi tiêu cho bản thân, lo cho việc học.

Bạn có thể xin việc làm bán hàng, văn phòng ngắn hạn hay làm xe ôm, giao hàng cho các bạn nam sinh viên, thậm chí nhiều bạn còn tìm việc làm xây dựng để làm thêm. Có nhiều công việc để bạn làm trong thời gian nghỉ hè của mình.

3.7. Tìm việc làm gia sư cho sinh viên

Tim viec lam gia su cho sinh vien

Tìm việc làm gia sư cho sinh viên là nhu cầu phổ biến của sinh viên vì có thời gian ít, mức thù lao khá cao lại phù hợp với kiến thức, khả năng của các bạn sinh viên. Chỉ cần có khả năng truyền đạt tốt, yêu trẻ và có kiến thức nền tảng tốt, bạn sẽ kiếm được công việc gia sư dạy khoảng 2 - 3 tiếng với thu nhập khoảng 70 - 200k/buổi.

Tuy nhiên khi xin việc gia sư, bạn nên chú ý tìm trung tâm gia sư uy tín. Bởi thông thường, bạn sẽ mất một khoản phí khoảng 40 - 50% mức lương tháng đầu, tương đương với 500-1triệu tiền phí giới thiệu.

3.8. Việc làm thêm theo giờ cho sinh viên

Việc làm thêm theo giờ cho sinh viên cho phép bạn có mức thu nhập cố định hàng tháng tùy vào thời gian làm việc của bạn. Bạn có thể giúp việc theo giờ, làm giao hàng, chạy xe ôm cho các hãng hiện nay hoặc làm công việc văn phòng cho sinh viên làm thêm như nhân viên nhập liệu, nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng, trực điện thoại.. Bạn có thể tìm công việc phù hợp với bản thân để trang trải cuộc sống 4 năm sinh viên của mình. Hay việc làm phát tờ rơi cho sinh viên chỉ khoảng vài giờ, bạn có thể làm theo thời vụ với mức thù lao khá khoảng 100k - 300k.

3.9. Việc làm thêm cho nam sinh viên

Cũng như các bạn nữ sinh, việc làm thêm cho nam sinh viên cũng rất đa dạng để bạn lựa chọn phù hợp với mình như chạy Grab, Go viet, làm shipper giao nhận hàng hóa hay làm gia sư, bán hàng, phục vụ với đủ các loại hình thời gian theo ca. Nhưng công việc này cũng cho bạn một mức lương cố định hàng tháng để chi tiêu.

Việc làm thêm cho nam sinh viên

3.10. Tìm việc làm thêm buổi sáng cho sinh viên

Nếu bạn có lịch học buổi chiều có thể chọn tìm việc làm thêm buổi sáng cho sinh viên. Có nhiều loại công việc khác nhau khá linh hoạt về thời gian cho bạn như phục vụ quán ăn, giao nhận hàng.. sẽ có mức lương cố định hàng tháng cho bạn. Những công việc này đòi hỏi bạn phải dậy sớm đều đặn đi làm hàng ngày, chịu khó, chăm chỉ, không ngại khó ngại khổ dậy sớm đi làm kể cả trời mưa gió.

Tóm lại, sinh viên làm thêm luôn là điều mà ai là sinh viên cũng từng một lần nghĩ tới. Timviec365.vn hy vọng với những thông tin ở trên sẽ giúp cho bạn tìm được công việc bán thời gian tốt cho bản thân trong thời gian học ở giảng đường.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/tuyen-sinh-vien-lam-them-theo-gio-a42650.html