Copywriting là cốt lõi của hầu hết mọi hoạt động kinh doanh. Nếu không có copywriter, doanh nghiệp sẽ không thể chia sẻ thông điệp của mình với khách hàng tiềm năng để mở rộng thị trường hoặc với khách hàng hiện tại để thu hút họ.
Copywriting là nghệ thuật tạo ra nội dung hấp dẫn được thiết kế một cách chiến lược nhằm thúc đẩy chuyển đổi và tăng doanh số bán hàng. Đây là quá trình viết nội dung có mục đích quảng cáo hoặc Marketing, sử dụng những từ ngữ sáng tạo, hiệu quả để tạo ra những đoạn văn gây ấn tượng, kích thích sự quan tâm của người đọc và thuyết phục họ thực hiện hành động mong muốn, như mua hàng, đăng ký dịch vụ, tương tác với thương hiệu.
Nguồn gốc của copywriting có thể được bắt nguồn từ những năm 1470, khi kỹ thuật in ấn được phát minh. Trước đó, việc truyền bá thông tin chủ yếu dựa vào việc viết tay và khắc chữ lên các vật liệu như giấy, gỗ, đá,... Ấn phẩm copywriting đầu tiên được biết đến là một cuốn sách nhỏ về kinh thánh được xuất bản vào năm 1477. Cuốn sách này được viết bởi một người thợ in tên là Johann Gutenberg.
Copywriter là người chuyên viết nội dung cho các mục đích Marketing hay quảng cáo, nhằm thu hút sự chú ý và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ của một doanh nghiệp. Công việc của copywriter là sử dụng ngôn ngữ sáng tạo và hiệu quả để tạo ra nội dung gây ấn tượng, gợi cảm xúc và thuyết phục khách hàng tiềm năng thực hiện hành động.
Copywriter có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng và nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Vai trò cụ thể của họ phải kể đến như:
Xây dựng thương hiệu: Copywriter là người trực tiếp tạo ra những thông điệp, câu slogan, tagline,... giúp truyền tải thông điệp của thương hiệu đến khách hàng. Họ cũng là người chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh và cá tính thương hiệu thông qua các nội dung sáng tạo của mình.
Thúc đẩy doanh số bán hàng: Là những người trực tiếp tạo ra các nội dung quảng cáo, Marketing nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Nâng cao nhận thức của khách hàng: Trực tiếp tạo ra các nội dung truyền thông nhằm cung cấp thông tin, kiến thức về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng.
Đôi khi, tất cả những gì một thông điệp cần truyền tải chỉ là một sự thay đổi nhỏ về góc độ. Chúng ta đã quá quen với việc chặn các thông điệp tiếp thị, thậm chí chúng ta không còn nhìn thấy chúng nữa. Một trong những điều mạnh mẽ nhất mà người viết quảng cáo có thể làm là phá vỡ sự cảnh giác của người đọc bằng một cách tiếp cận bất ngờ. Mỗi câu chuyện đều có vô số góc nhìn, công việc copywriter với tư cách là người viết quảng cáo là tìm ra góc nhìn gây được tiếng vang.
Giả sử cần viết một bài quảng cáo cho đôi giày thể thao mới, Copywriter sẽ viết về độ đàn hồi của đế giày, thiết kế nhẹ, hay viết về mối liên hệ giữa sản phẩm và trải nghiệm mà nó gợi lên?
Hai điều này có thể xảy ra trong một copywriting. Copywriter cần thừa nhận rằng, đối với nhiều người, chạy bộ hoàn toàn không phải là chạy, mà là sự tận hưởng, bình yên và khôi phục lại năng lượng cho một cuộc sống vốn dĩ rất bận rộn. Kết nối copywriting với trải nghiệm chạy bộ và âm thanh mà đôi giày đó có thể tạo ra khi chạm vào mặt đường.
Khi có sự kết nối tốt, bài viết copywriting có thể truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và hiệu quả hơn đến độc giả. Sự kết nối giữa các ý tưởng và câu chuyện trong bài viết giúp đọc giả đi từ một khái niệm sang một khái niệm khác một cách mượt mà, không gây lạc hướng, giữ được sự quan tâm của họ.
Biệt ngữ là các từ ngữ hoặc cụm từ được sử dụng để quảng cáo hoặc làm nổi bật một sản phẩm/ dịch vụ. Tuy nhiên, trong copywriting chất lượng, việc sử dụng biệt ngữ có thể tạo ra cảm giác thiên vị hoặc quá cố gắng bán hàng, khiến người đọc cảm thấy mất lòng tin và khó tin tưởng vào thông điệp đó. Thay vào đó, một bài viết copywriting xuất sắc tập trung vào việc tạo ra một thông điệp chân thành, truyền đạt giá trị thực và kết nối với người đọc một cách tự nhiên.
Cường điệu là việc sử dụng ngôn từ hoặc lời nói vượt quá mức thông thường để làm nổi bật một sản phẩm/ dịch vụ. Mặc dù cường điệu có thể tạo ra sự chú ý ban đầu, nhưng nó cũng có thể làm mất đi sự tín nhiệm và gây ra sự mệt mỏi cho người đọc. Copywriting tốt nên nói chuyện với người đọc bằng ngôn ngữ con người.
Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng của copywriter, giúp họ hiểu được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Khi lắng nghe, copywriter có thể nắm bắt được những gì khách hàng đang nghĩ và cảm nhận, từ đó tạo ra những nội dung phù hợp và hiệu quả.
Trong một bài blog, Robert Bruce của Copyblogger đã trình bày điều này một cách rất hay. Ông nói: “Hãy hạ mình xuống và thực sự phục vụ khán giả của mình, lắng nghe nhu cầu và mong muốn của họ, lắng nghe ngôn ngữ họ sử dụng”. "Nếu bạn lắng nghe cẩn thận, khán giả cuối cùng có thể cung cấp cho bạn mọi thứ bạn cần, bao gồm phần lớn nội dung của bạn. Hãy tránh đường cho họ."
Copywriter và content writer là hai thuật ngữ chồng chéo lên nhau và vai trò thường bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, mục tiêu cốt lõi của chúng là khác nhau.
Trong copywriting, mục tiêu thường là bán hàng. Bài viết thường ở dạng trung bình hoặc ngắn, và có thông điệp rõ ràng, đơn giản nhằm thúc đẩy hành động. Thông thường, copywriting trực tiếp giải quyết vấn đề của khách hàng, hứa hẹn sự giải trí hoặc gợi lên cảm xúc.
Mặt khác, mục đích của việc viết nội dung là giáo dục, giúp đỡ hoặc giải trí cho khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Content writer này thường ở dạng dài hơn, chẳng hạn như bài đăng trên blog, bài viết và văn bản cho video hướng dẫn. Mục tiêu chính của tiếp thị nội dung là làm sâu sắc thêm mối quan hệ thương hiệu, thiết lập kiến thức chuyên môn về lĩnh vực chủ đề và xác nhận rằng sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu là sự lựa chọn tốt nhất của khách hàng.
Creative/Advertising Copywriter là một nhánh chuyên biệt của Copywriting, tập trung vào lĩnh vực quảng cáo và sáng tạo nội dung Marketing. Họ có vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông điệp, xây dựng thương hiệu và tạo ra những chiến dịch quảng cáo hiệu quả.
Sale Letter Copywriter là hình thức sáng tạo nội dung truyền thống. Người làm công việc này phải có khả năng viết sáng tạo, tinh chỉnh từ ngữ để tạo ra những bài viết thuyết phục khách hàng. Điều này đòi hỏi nhà tuyển dụng đặt một yêu cầu cao về kỹ năng viết và sử dụng từ ngữ của Sale Letter Copywriter. Ngoài việc viết Sale Letter, Copywriter còn có thể đảm nhận việc viết nội dung cho trang web, blog, thông cáo báo chí,...
Digital Copywriter là một chuyên gia viết nội dung chuyên nghiệp tập trung vào việc tạo ra nội dung quảng cáo và Marketing Online. Nhiệm vụ chính của Digital Copywriter là sáng tạo và viết nội dung thu hút, hấp dẫn, kích thích sự quan tâm và hành động của người dùng trên các kênh digital. Nội dung của Digital Copywriter có thể là bài viết, tin tức, blog, case study, landing page, email marketing, quảng cáo trực tuyến,...
Technical Copywriter là những người viết nội dung chuyên về lĩnh vực công nghệ. Họ có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực như kỹ thuật ô tô, máy tính, phần mềm,... và sử dụng kiến thức đó để viết các nội dung hấp dẫn, dễ hiểu và mang tính thuyết phục cao.
Nhiệm vụ của Technical Copywriter có thể bao gồm viết các bài blog, bài viết trên trang web, bài hướng dẫn sử dụng, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, bài viết bán hàng, giải thích thuật ngữ, bài viết quảng cáo,... Họ cần hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ được quảng cáo để có thể truyền đạt thông tin một cách chính xác và thu hút khách hàng tiềm năng.
SEO Copywriter là người viết nội dung cho website với mục tiêu giúp website xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Họ kết hợp kỹ năng viết văn bản sáng tạo với kiến thức về SEO để tạo ra nội dung hấp dẫn, hữu ích và có liên quan đến nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
SEO Copywriter cần hiểu rõ cách thức hoạt động của các công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google. Họ cần biết cách sử dụng các từ khóa và các yếu tố SEO khác để giúp nội dung của họ được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Brand Copywriter, hay còn được gọi là Inhouse Copywriter, là người viết nội dung nhằm quảng bá thương hiệu. Họ là những người hiểu rõ nhất về thương hiệu và đối tượng mục tiêu, từ đó giúp lên những chiến lược nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu.
Nhiệm vụ chính của Brand Copywriter là viết các bài quảng cáo, slogan, thông điệp Marketing, nội dung trang web, bài viết trên mạng xã hội,... Họ phải có khả năng nắm bắt bản chất của thương hiệu, hiểu rõ khách hàng mục tiêu và tạo ra những bài viết tương thích với phong cách và giá trị của thương hiệu.
Publisher có nhiệm vụ phân phối nội dung trên mạng xã hội và các trang tin tức, với mục tiêu thu hút một lượng độc giả trung thành và xây dựng sự hiện diện trực tuyến. Công việc của Publisher không chỉ đơn thuần viết bài, mà còn bao gồm xây dựng kế hoạch và đánh giá các chiến dịch.
Agency Copywriter là những người làm việc trong lĩnh vực quảng cáo và truyền thông, chuyên viết nội dung cho các chiến dịch quảng cáo của các công ty, tổ chức hoặc thương hiệu. Công việc của một Agency Copywriter bao gồm viết các bài quảng cáo, các bài viết trên mạng xã hội, truyền thông, SEO,... Agency Copywriter là một nghề đòi hỏi sự sáng tạo, kỹ năng viết và khả năng giao tiếp tốt.
Corporate Copywriter là một thuật ngữ dùng để chỉ những người viết nội dung cho các doanh nghiệp, tổ chức. Họ là những người chịu trách nhiệm tạo ra các nội dung truyền thông, quảng cáo, tiếp thị nhằm mục đích xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm/dịch vụ và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Corporate Copywriter khác với Agency Copywriter ở chỗ, họ chỉ làm việc cho một công ty duy nhất, các nội dung họ tạo ra chỉ phục vụ cho công ty đó. Do đó, họ có hiểu biết sâu sắc về sản phẩm/dịch vụ, thị trường và khách hàng mục tiêu của công ty.
Intern Copywriter là vị trí thực tập trong lĩnh vực viết bài quảng cáo và Marketing. Người đảm nhận vai trò này thường là sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong ngành viết bài quảng cáo. Công việc của một Intern Copywriter là sáng tạo nội dung quảng cáo và tiếp thị để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của một công ty.
Junior Copywriter là vị trí công việc trong lĩnh vực viết quảng cáo và sáng tạo nội dung. Người làm việc ở vị trí này thường là những người mới vào ngành và đang học hỏi và phát triển kỹ năng của mình trong lĩnh vực viết copywriting.
Công việc của một Junior Copywriter thường bao gồm:
Senior Copywriter là một vị trí có kinh nghiệm dày dạn trong ngành Marketing, chịu trách nhiệm về việc sáng tạo, phát triển nội dung quảng cáo và Marketing. Họ có nhiều năm kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao, có thể tự mình đảm nhận các dự án lớn và phức tạp.
Senior Copywriter không chỉ sáng tạo nội dung mà còn phải có khả năng nắm bắt thông điệp từ khách hàng và hiểu rõ về thị trường mục tiêu. Họ phải có khả năng nghiên cứu, phân tích và đưa ra các ý tưởng sáng tạo để tạo ra những nội dung có hiệu quả và gây ấn tượng mạnh mẽ nhất.
Freelance Copywriter là người viết bài quảng cáo, nội dung Marketing và các tài liệu khác theo yêu cầu của khách hàng, nhưng làm việc dưới hình thức tự do, không thuộc bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào.
Công việc của một Freelance Copywriter bao gồm viết các bài viết quảng cáo, mô tả sản phẩm, bài viết trên blog, bài viết trên mạng xã hội, email marketing, SEO,... Họ cần có khả năng sáng tạo trong việc tạo ra các ý tưởng tiếp thị thu hút, khả năng viết văn phong hấp dẫn và khả năng nắm bắt nhanh các thông điệp tiếp thị của khách hàng.
Kỹ năng sáng tạo là một yếu tố quan trọng trong việc trở thành một copywriter thành công. Sáng tạo giúp tạo ra những ý tưởng mới và độc đáo, làm nổi bật các thông điệp quảng cáo và tạo nội dung hấp dẫn. Kỹ năng sáng tạo cũng giúp copywriter tìm ra các cách tiếp cận khác biệt để gửi thông điệp và thu hút sự chú ý của khách hàng.
Một copywriter sáng tạo có khả năng đưa ra các câu chuyện hấp dẫn, sử dụng ngôn từ và hình ảnh gợi cảm xúc, tạo ra các khẩu hiệu và slogan ghi dấu ấn sâu sắc trong tâm trí khách hàng. Họ có khả năng nắm bắt tinh thần của mục tiêu thương hiệu và khách hàng mục tiêu, từ đó tạo ra nội dung có sức lan tỏa và thúc đẩy khách hàng hành động.
Công việc của một copywriter dường như gắn liền với việc viết lách và sáng tạo. Do đó, nếu không có kỹ năng viết lách tốt, copywriter sẽ khó có thể tạo ra những nội dung hấp dẫn, thu hút được sự chú ý của người xem. Sở hữu kỹ năng viết lách tốt giúp họ sắp xếp ý tưởng một cách logic, diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng, sử dụng ngôn từ và cấu trúc câu phù hợp để tạo ra trải nghiệm tích cực.
Văn hóa thị trường bao gồm các giá trị, quan niệm, thói quen, lối sống và tầm nhìn của đối tượng khách hàng mục tiêu. Hiểu rõ văn hóa thị trường giúp copywriter tạo ra nội dung hấp dẫn, thích hợp và gần gũi với khách hàng.
Song đó, nắm bắt văn hóa thị trường cũng giúp copywriter phân tích và đánh giá các chiến lược Marketing hiện tại, những xu hướng và sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng. Đây là cơ sở để họ điều chỉnh nội dung một cách linh hoạt, nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Để truyền đạt thông điệp một cách chính xác và hiệu quả, copywriter cần phải nắm vững ngôn ngữ và ngữ pháp. Điều này bao gồm việc biết cách sử dụng từ ngữ phù hợp, điều chỉnh phong cách viết dựa trên mục đích và đối tượng đọc. Một bài copywriting mắc các lỗi ngữ pháp, chính tả hay cú pháp sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến uy tín, sự chuyên nghiệp của cả một tổ chức, doanh nghiệp.
Khi làm copywriting, việc nghiên cứu là cần thiết để hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu đang viết. Chỉ khi hiểu thì mới viết sao cho phù hợp, cho hay và cho “chạm” được đến khách hàng mục tiêu. Nghiên cứu cũng cung cấp cơ sở để người viết tìm ra các điểm mạnh và đặc điểm nổi bật của sản phẩm/ dịch vụ, từ đó tạo ra những ý tưởng sáng tạo và ấn tượng nhất. Hơn nữa, qua quá trình nghiên cứu, copywriter có thể tìm hiểu về các phong cách viết, kỹ thuật copywriting hiệu quả và phù hợp nhất.
Kỹ năng Marketing là vô cùng quan trọng đối với người làm copywriting. Copywriting là một hình thức của Marketing, là quá trình sử dụng ngôn từ để truyền tải thông điệp thương hiệu đến khách hàng, nhằm mục đích thúc đẩy hành vi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
Kỹ năng Marketing giúp copywriter nhắm đúng thị trường, đối tượng mục tiêu, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Cho phép họ tạo ra các thông điệp hấp dẫn, phù hợp và gây ấn tượng mạnh mẽ.
Ngoài ra, kỹ năng Marketing cũng giúp người làm copywriting hiểu về các yếu tố như tâm lý khách hàng, các nguyên tắc tạo sự hấp dẫn và gây ảnh hưởng thông qua từ ngữ và cấu trúc câu. Theo đó, các copywriter cần biết cách sử dụng các phương pháp Marketing như phân tích SWOT, 4P, 7P Marketing,... để phát triển các chiến dịch copywriting hiệu quả.
Kỹ năng tương tác giúp copywriter hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ. Thông qua việc tương tác với khách hàng hoặc nhóm mục tiêu, họ có thể thu thập thông tin quan trọng để tạo ra nội dung phù hợp và thu hút. Làm việc nhóm cũng mang lại lợi ích lớn trong việc phân tích và nghiên cứu về thị trường. Các thành viên trong nhóm có thể chia sẻ thông tin, ý kiến và quan điểm khác nhau, giúp tạo ra những bài viết copywriting mang tính sáng tạo và độc đáo.
Đặc biệt là các Agency copywriter. Trong môi trường Marketing luôn thay đổi và phát triển nhanh chóng, các Agency copywriter cần có khả năng thích ứng với những thay đổi về xu hướng, công nghệ, hành vi của khách hàng,... để có thể tạo ra những nội dung quảng cáo phù hợp và hiệu quả.
Copywriter đồng thời cũng cần làm việc chặt chẽ với các nhóm chiến lược và Marketing để hiểu rõ mục tiêu và chiến lược của dự án. Họ phải thích ứng và đảm bảo nội dung được tạo ra phù hợp với mục tiêu Marketing cũng như thông điệp của thương hiệu.
Copywriting là cốt lõi của hầu hết mọi hoạt động kinh doanh. Nếu không có người viết quảng cáo, doanh nghiệp sẽ không thể chia sẻ thông điệp của mình với khách hàng tiềm năng để mở rộng thị trường hoặc với khách hàng hiện tại để thu hút họ.
Điều này bao gồm các trang web, tổ chức phi lợi nhuận, nhà cung cấp dịch vụ cũng như các nhà bán lẻ truyền thống. Tất cả họ đều cần và sử dụng copywriter.
Tại Việt Nam, chưa có ngành học hoặc trường nào chuyên đào tạo Copywriter chính quy. Tuy nhiên, những ngành học có liên quan đến truyền thông, Marketing, báo chí, PR,... sẽ là nền tảng vững chắc để mỗi người theo đuổi nghề Copywriter.
Cụ thể, các ngành học phù hợp với nghề Copywriter bao gồm:
Ngành báo chí: Cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một Copywriter, bao gồm kỹ năng viết, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng phân tích,... Ngoài ra, ngành báo chí cũng cung cấp những hiểu biết về xã hội, văn hóa và tâm lý con người, từ đó giúp người học sáng tạo ra những nội dung quảng cáo hấp dẫn và hiệu quả.
Ngành truyền thông: Cung cấp kiến thức tổng quan về truyền thông, bao gồm truyền thông đại chúng, truyền thông marketing, truyền thông xã hội,...
Ngành Marketing: Cung cấp kiến thức về thị trường, sản phẩm, dịch vụ,... Những kiến thức này sẽ giúp người học hiểu rõ về đối tượng khách hàng nhắm đến, từ đó sáng tạo ra những nội dung quảng cáo phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ.
Ngành PR: Kiến thức về xây dựng thương hiệu, quản lý khủng hoảng truyền thông,...
Ngành kinh tế: Kinh doanh, tài chính, quản trị,... Những kiến thức này sẽ giúp người học hiểu rõ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó sáng tạo ra những nội dung quảng cáo phù hợp với chiến lược kinh doanh của tổ chức đó.
Ngoài ra, người học cũng có thể tự học để trở thành một Copywriter. Tuy nhiên, để trở thành một Copywriter giỏi, mỗi cá nhân cần có nền tảng kiến thức vững chắc về truyền thông, Marketing và kỹ năng viết tốt.
Cách tốt nhất để học copywriting là viết. Hãy bắt đầu viết các nội dung liên quan đến copywriting. Đừng quá tham lam bắt đầu với những dự án lớn, phức tạp. Bắt đầu từ những thứ đơn giản, như viết bài blog, bài quảng cáo sản phẩm hoặc nội dung truyền thông xã hội.
Tham gia cộng đồng copywriting là cũng là một cách hữu ích để học hỏi từ những người có kinh nghiệm, kết nối với những người có cùng đam mê và tìm kiếm cơ hội việc làm. Khi đã có nền tảng kiến thức và kỹ năng cơ bản, tiến hành tìm kiếm cơ hội thực tập hoặc làm việc tại các công ty, agency,... Đây là cách tốt nhất để mỗi người tích lũy kinh nghiệm thực tế, nâng cao kỹ năng và xây dựng portfolio.
Theo các trang tuyển dụng, mức lương trung bình của copywriter rơi vào khoảng từ 8 - 20 triệu. Mức lương này đang được tính chung ở Việt Nam, nhưng có sự phân hóa khác nhau trên các trang tuyển dụng. Bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực, kinh nghiệm, quy mô doanh nghiệp, địa điểm,...
Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay, vai trò của copywriter ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Copywriter giờ đây không chỉ là người viết nội dung sáng tạo mà còn là “thế lực” thúc đẩy hành động của khách hàng. Có thể nói, copywriting là một khía cạnh quan trọng trong nỗ lực tiếp thị của một doanh nghiệp.
Tham khảo thêm:
Top 10 Khóa học quảng cáo Facebook hiệu quả nhất 2024
Top 9 Khóa học Content Marketing online tốt nhất 2024
Top 12 Khóa học SEO đào tạo bởi chuyên gia hàng đầu
Top 9 Khóa học Digital Marketing đào tạo bởi chuyên gia
Digital Marketing học trường nào? 12 Trường đào tạo tốt nhất
Link nội dung: https://uws.edu.vn/copywriter-la-lam-gi-a42330.html