Học CNTT ra làm gì? Cơ hội nghề nghiệp như thế nào? Lương bao nhiêu?

Công nghệ thông tin (CNTT) là một ngành hot nhưng không phải ai cũng có thể theo đuổi nó. Đây thực sự là một ngành “thách thức” đối với tư duy con người. Nhưng nếu bạn có thể theo nghề, cơ hội việc làm và thu nhập của nó sẽ cực kỳ hấp dẫn. Cùng JobsGO giải đáp vấn đề “Học CNTT ra làm gì?” trong bài viết dưới đây nhé!

1. Ngành CNTT là gì?

Ngành công nghệ thông tin là một lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng máy tính và các công nghệ liên quan để thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin. CNTT bao gồm một loạt các hoạt động: phát triển phần mềm, quản lý hệ thống, thiết kế mạng, quản lý dự án công nghệ thông tin, an ninh thông tin,…

học CNTT ra làm gì
Ngành CNTT là gì?

Ngành này đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các ngành kinh doanh và tổ chức, từ các công ty công nghệ hàng đầu đến các tổ chức chính phủ và tư nhân. CNTT đóng góp vào việc cải thiện hiệu suất, tăng cường khả năng cạnh tranh, quản lý thông tin và tạo ra các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề kinh doanh, xã hội.

Xem thêm: Học công nghệ thông tin có khó không?

2. Ngành CNTT học những gì?

Ngành CNTT đào tạo sinh viên rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng nhằm phục vụ cho công việc sau này. Điển hình như:

Trong ngành CNTT, các bạn cũng có thể học về quản lý dự án CNTT, thiết kế giao diện người dùng, công nghệ web, truyền thông đa phương tiện và các công nghệ mới như Internet of Things (IoT), Blockchain.

Học công nghệ thông tin ra làm gì
Ngành CNTT học những gì?

Ngoài ra, một số trường đại học còn đặc biệt chú trọng vào việc phát triển các kỹ năng mềm như tư duy logic, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, quản lý thời gian và tự học. Những kỹ năng này rất quan trọng để sinh viên có thể phát huy tối đa khả năng và tiềm năng của mình trong vai trò kỹ sư CNTT.

Xem thêm: Ngành Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?

3. Học CNTT ra làm gì?

Học CNTT, các bạn sẽ có rất nhiều cơ hội được đảm nhận công việc tại nhiều vị trí khác nhau như:

3.1 Lập trình viên

Lập trình viên là người viết mã và phát triển phần mềm, ứng dụng hoặc website. Họ sử dụng ngôn ngữ lập trình và công cụ phát triển để tạo ra các sản phẩm CNTT. Công việc của lập trình viên bao gồm phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống, viết mã, kiểm thử và bảo trì phần mềm.

Mức lương: 12 - 30 triệu đồng/tháng.

3.2 Kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm tham gia vào việc phát triển phần mềm từ giai đoạn lên ý tưởng đến triển khai. Công việc của kỹ sư phần mềm bao gồm thu thập yêu cầu khách hàng, phân tích yêu cầu, thiết kế hệ thống, lập trình, kiểm thử và triển khai phần mềm.

Mức lương: 15 - 35 triệu đồng/tháng.

3.3 Quản trị hệ thống

Công việc của quản trị hệ thống bao gồm cài đặt, cấu hình, giám sát và bảo trì hệ thống. Họ phải xử lý sự cố, tối ưu hóa hiệu suất hệ thống, triển khai bảo mật, sao lưu dữ liệu. Quản trị hệ thống cần hiểu về mạng máy tính, hệ điều hành, ứng dụng và các công nghệ liên quan.

Mức lương: 15 - 35 triệu đồng/tháng.

3.4 Chuyên gia bảo mật

Chuyên gia bảo mật đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và hệ thống mạng. Công việc của chuyên gia bảo mật bao gồm đánh giá, phân tích lỗ hổng bảo mật, triển khai các biện pháp bảo mật, giám sát mạng - hệ thống, phân tích các mối đe dọa và ứng phó với các vụ vi phạm bảo mật.

Mức lương: 20 - 40 triệu đồng/tháng.

3.5 Chuyên gia AI

Chuyên gia trí tuệ nhân tạo tạo ra và triển khai các hệ thống trí tuệ nhân tạo, máy học, khai phá dữ liệu. Công việc của chuyên gia AI bao gồm thu thập, tiền xử lý dữ liệu, xây dựng mô hình dự đoán, phân loại, tối ưu hóa thuật toán và áp dụng các kỹ thuật AI để giải quyết các vấn đề thực tế.

Mức lương: 20 - 45 triệu đồng/tháng.

3.6 Chuyên gia phân tích dữ liệu

Công việc của chuyên gia phân tích dữ liệu bao gồm thu thập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, áp dụng các phương pháp phân tích và hình dung dữ liệu, tạo ra báo cáo,…

Mức lương: 18 - 35 triệu đồng/tháng.

3.7 Quản lý dự án CNTT

Quản lý dự án CNTT đảm nhận vai trò lập kế hoạch, điều phối và quản lý các dự án CNTT. Công việc của quản lý dự án bao gồm xác định yêu cầu dự án, phân tích rủi ro, lập lịch trình, phân công công việc, theo dõi tiến độ và quản lý tài nguyên.

Mức lương: 20 - 45 triệu đồng/tháng.

3.8 Chuyên gia phát triển ứng dụng di động

Công nghệ thông tin là làm những việc gì
Học CNTT ra làm gì?

Chuyên gia phát triển ứng dụng di động tạo ra và triển khai ứng dụng trên các nền tảng di động như iOS, Android. Công việc của chuyên gia phát triển ứng dụng di động bao gồm phân tích yêu cầu, thiết kế giao diện, lập trình ứng dụng và kiểm thử.

Mức lương: 18 - 40 triệu đồng/tháng.

3.9 Chuyên gia về mạng và hệ thống

Chuyên gia mạng và hệ thống có nhiệm vụ xây dựng, cấu hình, duy trì mạng máy tính, hệ thống thông tin. Công việc của chuyên gia mạng và hệ thống bao gồm cài đặt, cấu hình hệ thống mạng, giám sát, bảo trì hiệu suất mạng, xử lý sự cố mạng, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và triển khai các biện pháp bảo mật mạng.

Mức lương: 15 - 35 triệu đồng/tháng.

3.10 Kiểm thử phần mềm

Công việc của kiểm thử viên bao gồm xác định kịch bản kiểm thử, thiết kế các ca kiểm thử, thực hiện kiểm thử, ghi nhận và báo cáo lỗi. Họ cần có kiến thức về kỹ thuật kiểm thử phần mềm, quy trình kiểm thử và công cụ kiểm thử.

Mức lương: 15 - 30 triệu đồng/tháng.

4. Học ngành CNTT ra làm việc ở đâu?

Kỹ sư CNTT không chỉ có nhiều sự lựa chọn với vị trí làm việc mà môi trường công tác cũng vô cùng đa dạng. Các bạn có thể nắm bắt những cơ hội làm việc tại:

5. Cơ hội việc làm ngành CNTT như thế nào?

Ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì
Cơ hội việc làm ngành CNTT như thế nào?

Ngành CNTT đang phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của xã hội, kinh tế. Cơ hội việc làm trong ngành này cũng vô cùng lớn bởi:

Xem thêm: Top 10 trường công nghệ thông tin HCM tốt nhất

6. Trường đào tạo ngành CNTT tốt nhất

Hiện nay có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và cả các trung tâm đào tạo về CNTT. Cụ thể như sau:

6.1 Học CNTT hệ đại học

Hiện nay tại Việt Nam, ngành CNTT được đào tạo hệ đại học với thời gian từ 4 - 5 năm học. Dưới đây là một số trường đại học đào tạo uy tín ngành CNTT:

6.2 Học CNTT hệ cao đẳng

Ngoài các trường đại học, ngành CNTT cũng được đào tạo bởi các trường cao đẳng như:

6.3 Một số trung tâm đào tạo CNTT uy tín

IT ra làm gì
Trường đào tạo ngành CNTT tốt nhất

Bạn muốn có thời gian học ngắn bởi bạn là “dân rẽ ngang” sang lĩnh vực này. Vậy có thể chọn học tại một số trung tâm uy tín sau:

Xem thêm: Top các trường đào tạo công nghệ thông tin ở Hà Nội tốt nhất

Bài viết trên đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi “Học CNTT ra làm gì?”. Không những vậy, JobsGO còn cung cấp đến bạn rất nhiều kiến thức bổ ích liên quan. Chọn theo học CNTT là quyết định sáng suốt và thông minh để có những vị trí công việc hấp dẫn với thu nhập “khủng” cho bản thân.

Xem thêm: Tổng hợp mẫu CV xin việc online chuẩn 2023 cho mọi ngành nghề

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

Link nội dung: https://uws.edu.vn/co-hoi-viec-lam-nganh-cong-nghe-thong-tin-a42104.html