Hiện nay, cây chè đang trở thành một giống cây trồng mũi nhọn mang đến nhiều gia trị kinh tế cao ở nhiều địa phương khác nhau. Tùy vào điều kiện tự nhiên, địa hình và sinh thái tự nhiên mà cây chè có những đặc trưng khác nhau. Cùng Yêu trà Việt tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết về đặc điểm thực vật của cây chè.
Thân cây chè
Nhận biết qua đặc điểm sinh trưởng và ngoại hình của cây, người ta chia ra 3 dạng, đó là thân gỗ, dạng thân nửa gỗ và thân bụi.
- Dạng thân gỗ: Cao, to, đường kính to, thân chính cao rõ rệt, vị trí phân cành cao. Để tự nhiên thì cây có thể cao tới 20m. Đại diện cho dạng thân chè này có chè Shan, chè Assamica.
- Dạng thân nữa gỗ: Cây có thể cao từ 6 - 10 m nếu để mọc tự nhiên, thân trung gian. Dạng cây này có vị trí phân cành tương đối cao và thường cách 20 - 30 cm so với cổ rễ.
- Dạng thân bụi: Thường có tán cây rộng, thấp, nhiều cành và không có thân chính rõ rệt. Vị trí phân cành thấp và các cấp gần nhau bằng nhau.
Đặc điểm cây chè xét về cành
Cành cây chè được phân nhành liên tục, không rõ rệt về cấp cành chè và được hình thành từ mầm dinh dưỡng. Nhiều lóng có độ dài từ 1-10 cm, thường có một mầm nách và một lá. Khi cành càng cao lớn thì sinh trưởng sẽ kém đi, cho kích thước nhỏ và màu nhạt hơn trước.
Mầm sinh thực và mầm dinh dưỡng là 2 loại mầm chính của cây chè tạo ra búp, lá, cành, hoa và quả. Cụ thể:
Mỗi đốt của cành chè thường có một lá và dài khoảng 3 - 15 cm. Dựa điều kiện tự nhiên lá có độ đậm, nhạt màu sắc và kích thước khác nhau, thường lá có màu nhạt dần khi lên cao. Lá chè có gân chính rõ từ cuốn lá ra, nhưng đến rìa lá thì không còn. Đặc điểm khác biệt dễ nhìn thấy của lá chè là hình răng cưa trên lá ở phía rìa.
Trên cành chè thường xuất hiện các kiểu lá sau: lá vẩy ốc - màu nâu, cứng và nhỏ; lá mẹ - nuôi dưỡng chồi non; lá cá - không phát triển hoàn toàn và là lá thật đầu tiên; lá thật - phát triển hoàn toàn, bình thường; tôm chè - bao bọc nhiều lá non và ở trên cùng cành.
Búp chè là bộ phận trên cùng của cành chè, có màu xanh nhạt và còn non. Từ các mầm dinh dưỡng búp có thể hình thành và phát triển tốt hơn dưới tác động của nhiều yếu tố. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của búp có thể là: kỹ thuật chăm sóc, bón phân, kỹ thuật canh tác đốn, hái, yếu tố ngoại cảnh. Búp chè biết đến với hai loại: búp mù xòe chỉ có lá non không có tôm chè; búp bình thường có đầy đủ lá non và tôm chè.
Rễ cây chè gồm: rễ hấp thu, rễ trụ, rễ bên. Rễ cây chè mang nhiều đặc điểm tương ứng như:
Hoa được hình thành từng chùm ở nách lá, từ những mầm sinh thực. Thông thường, vào tháng 6 sẽ xuất hiện nụ hoa và đến tháng 11 - 12 sẽ nở rộ. Hoa trà thường có màu trắng, là loại hoa lưỡng tính có khoảng 200 - 400 nhị đực.
Quả cây chè có 3 ngăn, có 2 - 3 - 4 hạt. Quả chè thuộc loại quả nang và có màu xanh khi sống chuyển sang nâu khi chín. Khi chín thì các hạt cũng dễ bị bắn ra ngoài theo vết nứt của quả.
Khi tách vỏ quả chè ra, bạn có thể thấy hạt chè có vỏ cứng và dày. Hạt chè thường chiếm khoảng ¾ khối lượng tử diệp, có >30% hàm lượng dầu và chất béo. Bạn nên thu hoạch sớm vì hạt chè thường chính hình thái sau chín sinh lý.
Cây chè có những đặc điểm đặc trưng khá thú vị, càng tìm ta càng hiểu hơn những giá trị mà cây chè mang lại. Yêu trà Việt hy vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho bạn.
Yêu Trà Việt là một diễn đàn chia sẻ các kiến thức văn hóa trà Việt, các địa danh trà quán góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp nhất tới cộng đồng yêu trà Việt.
Hãy kết nối với chúng tôi qua:
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/yeutraviet
Fanpage: https://www.facebook.com/YeutraViet
Youtube: https://www.youtube.com/c/yeutravietOfficial
Tiktok: https://www.tiktok.com/@yeutraviet
Tham khảo bài viết: https://yeutraviet.vn/tra-dac-co-phai-sat-thu-hai-gan/
Link nội dung: https://uws.edu.vn/qua-che-a39932.html