Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Rối loạn cương dương là nỗi ám ảnh thầm kín của nhiều nam giới. Bệnh tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại lấy mất đi sự tự tin và bản lĩnh của đàn ông với người bạn đời. Chủ động điều trị sớm khi nhận thấy dấu hiệu bệnh sẽ giúp nam giới nhanh chóng phục hồi được chức năng sinh lý này.

rối loạn cương dương

Theo một thống kê tại Mỹ, có tới 20 triệu nam giới đã gặp tình trạng rối loạn cương. Tỷ lệ rối loạn cương dương hoàn toàn hoặc một phần là hơn 50% ở nam giới từ 40-70 tuổi. Khoảng 100 triệu đàn ông châu Á bị rối loạn cương theo nhiều mức độ khác nhau và đây là bệnh Nam khoa thường gặp nhất ở nam giới.

Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương là trạng thái dương vật cương không đủ cứng hoặc không đủ khả năng duy trì sự cương cứng để tiến hành thỏa mãn hoạt động tình dục trọn vẹn. Tình trạng này là một trong các biểu hiện của bệnh yếu sinh lý ở nam giới. (1)

Hiện tượng cương là một quá trình sinh lý vô cùng phức tạp, có sự tham gia của các hệ thống thần kinh, tâm thần, nội tiết, mạch máu, cấu trúc của dương vật… nhằm đưa máu đến thể hang nhiều để cho dương vật căng cứng. Do đó, bất cứ một trở ngại nào trong quá trình này dù nhỏ nhất, ở mức độ phân tử cũng có thể gây ra rối loạn cương.

Vì vậy, rối loạn cương có thể do một hay phối hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Năm nguyên nhân chính gây rối loạn cương thường gặp là: nội tiết tố, thần kinh, tâm thần, hệ thống mạch máu dương vật và các nguyên nhân bất thường về hình thể cấu trúc dương vật. Ngoài ra, chấn thương vùng chậu, bộ phận sinh dục và dùng thuốc cũng là các nguyên nhân thường gặp.

Có 2 loại rối loạn cương dương:

Rối loạn cương dương biểu hiện thế nào?

Người bị rối loạn cương dương sẽ có những dấu hiệu như: (2)

duong vat khong cuong cung

Nguyên nhân rối loạn cương dương

Hầu hết các rối loạn cương dương đều liên quan đến rối loạn mạch máu, thần kinh, tâm lý và hoóc môn. Sử dụng thuốc cũng là một nguyên nhân. Rối loạn cương dương nguyên phát tỉ lệ thấp, có nguyên nhân do sự bất thường hoặc bẩm sinh của cơ thể.

Yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng gây ra rối loạn cương dương, nên thường được xem xét trong trong mọi trường hợp của rối loạn cương dương. Người bệnh có thể bị trầm cảm hoặc âu lo, căng thẳng trong đời sống cá nhân, cảm giác tội lỗi hoặc sợ hãi không muốn quan hệ tình dục… Những yếu tố tâm lý này hoàn toàn có thể được giải quyết bởi bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý, giải tỏa tinh thần cho người bệnh.

thuoc la gay roi loan cuong duong

70% trường hợp rối loạn cương dương đến từ những nguyên nhân tổn thương thực thể sau: (3)

Bài viết liên quan: Rối loạn cương dương tạm thời là gì? Có tự khỏi không?

Phương pháp chẩn đoán rối loạn cương dương

1. Khám khai thác bệnh sử

Khám khai thác bệnh sử sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ bản chất, trình tự thời gian và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn cương dương. Qua đó, bác sĩ có thể xác định những yếu tố tâm lý tình dục, nguyên nhân thực thể và giúp xác định sự mong đợi từ người bệnh.

2. Kiểm tra chức năng cương dương

Bác sĩ kiểm tra bệnh nhân có còn khả năng cương dương vật vào ban đêm hoặc buổi sáng hay không. Điều này rất quan trọng vì được xem như là khả năng đạt được cương dương vật trong các hoàn cảnh khác nhau.

3. Bộ câu hỏi đánh giá

Bệnh nhân sẽ trả lời 15 câu hỏi trong bảng câu hỏi Chỉ số quốc tế chức năng cương dương vật (the International Index of Erectile Function - IIEF) gồm:

4. Đánh giá mức độ rối loạn cương dương

5. Thăm khám thực thể

5.1. Khám lâm sàng

Bộ phận sinh dục:

Những đặc điểm giới tính phụ:

Kiểm tra hệ thống mạch: Xem xét và đánh giá huyết áp.

5.2. Cận lâm sàng

Các yếu tố nguy cơ tác động đến tình trạng rối loạn cương

Khi càng lớn tuổi, sự cương cứng của dương vật kém hơn.

Một số yếu tố rủi ro có thể gây ra rối loạn cương dương bao gồm:

Bài viết liên quan: Rối loạn cương dương nên ăn gì, kiêng gì? 10 loại thực phẩm tốt nhất

Rối loạn cương dương và bệnh tiểu đường

Với bệnh nhân bị tiểu đường, rối loạn cương dương sẽ xuất hiện sớm do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường càng lâu, tỷ lệ rối loạn cương dương càng tăng. Những yếu tố khác như tuổi tác, uống rượu, kiểm soát đường huyết kém, biến chứng mạch máu… đều có khả năng làm gia tăng nguy cơ.

Tỷ lệ rối loạn cương cứng ở người bệnh tiểu đường cao hơn nhiều so với nhóm không bị đái tháo đường cùng lứa tuổi từ 15 -18 lần. dẫn chứng từ nguồn nào

Phát hiện sớm tình trạng rối loạn cương dương sẽ giúp bệnh nhân đái tháo đường rút ngắn thời gian phục hồi chức năng sinh lý này. Phần lớn người bệnh tiểu đường bị rối loạn cương dương là vì đa yếu tố phối hợp như nội tiết, thần kinh, mạch máu, tâm thần. Do đó, phương pháp điều trị rối loạn cương dương trên bệnh nhân đái tháo đường cần tác động lên đa yếu tố nguy cơ, kiểm soát toàn diện biến chứng, phối hợp đa chuyên khoa gồm:

Điều trị rối loạn cương dương

dieu tri roi loan cuong

1. Điều trị bằng thuốc uống như thế nào?

Gần đây, một số loại thuốc giúp điều trị rối loạn cương trở nên đơn giản, không xâm hại, hiệu quả cao (75 - 80%) và ít tác dụng phụ là nhóm thuốc ức chế men phosphodiesterases 5 (PDE-5). Hiện nay, có ba nhóm thuốc ức chế PDE-5 thường sử dụng: sildenafil, vardenafil và tadalafil.

1.1 Tác dụng và hiệu quả của thuốc

Các loại thuốc này làm tăng lượng máu vào dương vật, giúp bệnh nhân có thể cương cứng. Thuốc bắt đầu có tác dụng và tạo độ cương cần thiết sau khi uống chỉ từ 10 - 30 phút

1.2 Tác dụng phụ

2. Phẫu thuật điều trị rối loạn cương?

Nếu thuốc và thiết bị chân không thất bại có thể xem xét chỉ định phẫu thuật cấy ghép một bộ phận dương vật giả - Thể hang nhân tạo

Bộ phận cấy ghép giả bao gồm các thanh silicone bán cứng và các thiết bị gồm nhiều thành phần có thể bơm phồng bằng nước muối. Cả hai mẫu này đều có nguy cơ chung của gây tê, nhiễm trùng và đào thải vật ghép.

Phòng ngừa rối loạn cương

Nam giới, nhất là đàn ông lớn tuổi, cần xây dựng lối sống lành mạnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ rối loạn cương dương như:

Link nội dung: https://uws.edu.vn/roi-loan-cuong-duong-la-gi-hai-phong-a36347.html