Bệnh stress nặng: Nhận biết và điều trị như thế nào?

Áp lực từ công việc, cuộc sống khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái stress
Áp lực từ công việc, cuộc sống khiến chúng ta dễ rơi vào trạng thái stress - Ảnh: Digitale.

Trong nhịp sống quá nhanh của xã hội hiện đại, stress đối với mỗi người đã trở thành điều bình thường. Stress ở mức độ hợp lý đôi khi còn là động lực để kích thích phát triển, tuy nhiên khi đã trở thành stress nặng thì lại vô cùng nguy hiểm.

Để bạn đọc có thêm thông tin và cách phòng tránh, điều trị stress, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu đã cung cấp thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

THÔNG TIN TIẾN SĨ, BÁC SĨ TRẦN THỊ HỒNG THU

Các dấu hiệu của stress nặng

Khi cảm thấy bị đe dọa về một vấn đề nào đó, một phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể cho phép chủ thể hành động để ngăn ngừa những tổn thương. Phản ứng này được gọi là "chống trả hay bỏ chạy" (Fight-or-Flight) hoặc stress.

Stress là phản ứng của cơ thể đối với các tình huống có hại - trong cả thực tế lẫn nhận thức. Cơ thể có thể xử lý những stress ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, cơ thể lại không thể xử lý tốt những tình trạng stress nặng, kéo dài và chính vì thế, stress nặng sẽ tổn hại rất nhiều đến cả tinh thần và thể chất.

Mỗi người sẽ có cách xử lý stress khác nhau, nên những biểu hiện của stress cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện của stress cần chú ý:

Ảnh hưởng của stress nặng với cơ thể

Stress nặng sẽ khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi cao độ. Khi không có thời gian để thư giãn, để thiết lập lại trạng thái cân bằng, cơ thể sẽ phải làm việc quá sức và hệ thống miễn dịch sẽ dần suy yếu.

Theo đó, nhiều quá trình trao đổi trong cơ thể bị gián đoạn khiến nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tăng lên.

Stress cản trở hoạt động của hệ thống miễn dịch, làm rối loạn hệ thống tiêu hóa và sinh sản, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, đồng thời đẩy nhanh quá trình lão hóa. Stress thậm chí tác động mạnh đến não bộ, khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái lo lắng, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Một số vấn đề thể chất, tâm lý do stress nặng gây ra bao gồm:

Một số cách giúp giảm stress

Căng thẳng đã trở thành một phần của cuộc sống, đôi khi còn thúc đẩy con người phát triển. Căng thẳng nặng do mắc bệnh trọng, mất việc làm, trải qua một biến cố đau buồn, chẳng hạn người thân qua đời … là một phần tự nhiên của cuộc sống.

Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm stress, trước khi stress trở nên quá nặng:

Một số cách giảm căng thẳng, stress - Ảnh: olympiabenefits

Tư vấn và điều trị stress ở đâu tốt Hà Nội?

Nếu cảm thấy căng thẳng, chán nản trong hơn vài tuần hoặc nếu sự căng thẳng bắt đầu cản trở cuộc sống gia đình hoặc công việc, thì bạn cần đi thăm khám ngay.

Cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề liên quan đến stress là nên gặp các Chuyên gia Tâm lý để được tư vấn và điều trị kịp thời, trước khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Bookingcare xin giới thiệu một số Chuyên gia Tâm lý uy tín với nhiều năm kinh nghiệm. Mong bạn sẽ lựa chọn được Chuyên gia phù hợp để tư vấn.

1. Thạc sĩ, Chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Thu Hiền

Chuyên gia có thế mạnh về tư vấn, trị liệu tâm lý và tham vấn cho người lớn và trẻ em có các rối loạn tâm thần hướng nội và hướng ngoại như: Trầm cảm, lo âu, sang chấn và rối loạn sau sang chấn, các chứng ám sợ, rối loạn hành vi, tham vấn cho các vấn đề về hôn nhân, gia đình, công việc...

Địa chỉ: Trung tâm Tư vấn - Trị liệu tâm lý SHARE - Số 31, ngõ 84 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội. (Hoặc đặt lịch khám tại đây)

2. Thạc sĩ, Chuyên gia Tâm lý Thân Thị Mận

Chuyên gia có kinh nghiệm làm việc với trẻ em và vị thành niên với các vấn đề như: lo âu, căng thẳng, khủng hoảng vị thành niên và các rối nhiễu khác…

Địa chỉ: Trung tâm Tư vấn - Trị liệu tâm lý SHARE (Số 31, ngõ 84 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội). (hoặc đặt lịch khám tại đây)

3. Thạc sĩ, Chuyên gia Tâm lý Đoàn Thị Hương

Chuyên gia có thế mạnh về tham vấn - trị liệu tâm lý cho thanh thiếu niên và người lớn về: Các vấn đề sức khỏe tâm thần như (Sang chấn tâm lý, khủng hoảng tâm lý, stress, lo âu, trầm cảm..), Các vấn đề trong các mối quan hệ (Tình yêu, hôn nhân, áp lực công việc, cuộc sống..),..

Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương.

Link nội dung: https://uws.edu.vn/cach-chua-benh-stress-a36322.html