Nên cúng cơm bao nhiêu ngày cho vong linh?

Những luật tục nào mà bạn cần chú ý sau khi có một người trong nhà đã mất. Cách bạn để tang và thực hiện các nghi lễ có thực sự đúng thuần phong mỹ tục. Đặc biệt là nghi thức cúng cơm cho người đã khuất.

Điều đặc biệt cơ bản đó là nên cúng cơm bao nhiêu ngày là đúng. Cúng cơm chính là cách bạn tỏ lòng thương nhớ với vong hồn đã khuất. Cúng cơm nói cách khác là "bữa cơm gia đình" dành cho vong linh.

Nên cúng cơm bao nhiêu ngày cho vong linh?

Cúng cơm là gì? Nên cúng cơm bao nhiêu ngày cho vong linh?

Tập tục cúng cơm phát triển và ra đời từ rất lâu rồi. Theo châm ngôn nhà Phật thì cúng cơm như một nghi lễ "báo hiếu". Hay nói cách khác đó là "đạo nghĩa" ứng xử của con cháu đối với người đã khuất. Cách bạn bài trí và sắp xếp những công việc trong khoảng thời gian cúng cơm là cực kỳ quan trọng.

thiết kế cáo phó

Cúng cơm là gì?

Theo tập tục của Việt Nam. Cứ tính từ ngày người đã mất cho tới 100 ngày sau đó thì ngày nào gia chủ cũng cần cúng cơm cho người quá cố. Chu trình bữa cơm cúng là khoảng 2 bữa/ngày. Hiểu đơn giản là khi cúng thì cúng những gì? Đó là bạn chỉ cần cúng đúng như bữa ăn bình thường mà gia đình hay ăn.

Cúng cơm là một nghi lễ khởi nguồn từ phương Đông. Đây là nghi thức cúng tế bài vị vong linh vào những bữa ăn gia đình trong vòng 100 ngày đầu. Nghi thức diễn ra trong quy mô gia đình là chính. Mỗi bữa ăn chính của gia chủ có người đã khuất đều phải làm một phần lễ (cơm) dâng cúng lên bài vị người đã mất.

Tham khảo ngay: Bộ bát đũa cúng cơm trên ban thờ

Nên cúng cơm bao nhiêu ngày cho vong linh?

Như đã nói qua ở trên thì cúng cơm diễn ra khoảng 100 ngày từ ngày để tang người đã khuất. Hiện nay thì tùy vào quan niệm và cách đánh giá của từng gia đình. Nhưng tựu chung lại thì 100 ngày là con số phổ biến để tiến hành nghi thức cúng cơm.

Ở những địa phương khác nhau, các dân tộc khác nhau có ngày cúng cơm khác nhau. Có những nơi có những người chỉ cúng đúng 49 ngày là đủ (dựa theo lễ Chung Thất). Theo thuyết của Phật gia thì 49 ngày là đủ để vong hồn siêu thoát khỏi trần tục. Vì thế ở những địa phương như ở miền Bắc. Mọi người thường có những ngày "49 ngày" cho người đã khuất.

Có những nơi người dân sẽ cúng hết 100 ngày, hay còn gọi là lễ thốt khóc (thôi khóc). 100 ngày còn là con số theo ý niệm là đủ để cho vong hồn có thể nhập tràng (tức siêu thoát hoàn toàn).

Xem chi tiết: Cúng cơm hàng ngày cho người mới mất

Những lưu ý khi cúng cơm cho người đã khuất

Phật từng dạy chúng ta đó là "Vạn hạnh Bồ tát hiếu nghĩa vi tiên". Câu này có ý nghĩa là "trong các hạnh của Bồ tát thì hiếu nghĩa là hạnh đạo quan trọng nhất". Vì vậy có thể nói, ngay cả những nghi thức cúng tế như "cúng cơm" cũng là một nghi thức đạo lễ quan trọng bậc nhất.

Những lưu ý khi cúng cơm cho người đã khuất

Những lưu ý khi cúng cơm cho người đã khuất

Ngày nay do điều kiện kinh tế phát triển nên nhìn chung các hủ tục lễ nghĩa rườm rà đã được cắt bỏ đi khá nhiều. Mọi người thường tập trung vào những yếu tố cốt lõi trong nghi thức hơn là sự bày biện. Dưới đây là những nghi thức cần chú ý trong cúng cơm cho người đã khuất:

Cúng mở cửa mộ

Nghi thức mở cửa mộ hay còn gọi là khai mộ. Nghi thức này được hiểu đó là khi đã chôn cất đến ngày thứ 3. Mọi người trong gia đình người đã khuất mang theo vật lễ cúng ra trước cửa mộ để cúng tế.

Nghi thức cúng trước cửa mộ vong linh

Các vật dụng đặc biệt cần có khi tiến hành nghi lễ mở cửa mộ đó là: cây thang 9 bậc và cây thang 5 bậc, 3 ống trúc đựng gạo trắng, cây mía lau. Ngoài ra còn có các vật dụng khác như tam sên, chè xôi, trái cây, rượu trắng, hoa quả, ...

Đồng thời với việc cúng mở cửa mộ đó là ở nhà bạn nên chuẩn bị 4 mâm cơm cúng lần lượt đó là: ông bà, đất đai, cô hồn, vong linh. 4 mâm cơm đại diện cho việc bạn đang đáp đền và chứng giám về nghi thức cúng cơm với những người tối quan trọng trong ngũ thường.

Nghi lễ cúng Thất nhập tràng cho linh hồn

Thời gian tiến hành lễ Cúng Thất đó là khoảng từ ngày người quá cố mất cho tới đủ 7 ngày. Nghi lễ này được diễn ra từ buổi chiều ngày hôm trước (trước hôm sống). Bạn cần chuẩn bị một số thứ quan trọng như: thầy cúng Sinh là không thể thiếu, hoa quả đèn nhang, chè xôi, hoặc các loại hoa cúng.

Cúng 21 ngày, 49 ngày và 100 ngày

Cúng 21 ngày được gọi với cái tên là Tuần Tam Thất. Cúng 49 ngày để giúp vong hồn người đã khuất được siêu thoát, nghi thức cúng 49 ngày còn được gọi là Tuần Chung Thất. Cúng 100 ngày hay còn gọi là Tuần Thốt Khóc, nghi lễ này được xem là cuối cùng trong nghi thức cúng cơm cổ truyền cho người đã mất.

Tham khảo thêm: Thắp hương bị tắt là điềm gì?

Nghi lễ cúng 21, 49 và 100 ngày cho vong hồn người khuất

Nghi lễ cúng 100 ngày là nghi lễ giúp phôi phai đi sự buồn đau của gia chủ đối với người đã khuất. Nghi thức cúng cơm cũng toàn vẹn ý nghĩa khi kết thúc lễ 100 ngày cho vong hồn. Vong hồn lúc này sẽ được nhập tràng và không còn buồn lau lưu luyến với trần tục nữa.

Tổng kết

Nghi thức cúng cơm là một phần không thể thiếu đối với bất cứ đám tang lễ nào. Nó là hiện thân cho sự tôn trọng và đạo nghĩa của gia chủ đối với vong linh người đã khuất. Cúng cơm bao nhiêu ngày thì bấy nhiêu ngày hướng sự quan tâm về bài vị và người quá cố.

Nghi thức lễ nghĩa phương Đông luôn luôn đề cao tính thảo hiền và hiếu nghĩa, tức đạo làm người, công ơn báo hiếu dưỡng dục. Chính vì thế mà sự khởi sắc trong nghi lễ cúng cơm cũng ngày một văn minh hơn, khoa học hơn.

Tham khảo thêm: Những lễ cúng trong đám tang

Link nội dung: https://uws.edu.vn/sau-100-ngay-co-cung-com-khong-a35227.html